1. Dòng sự kiện:
  2. Định hướng cải cách tiền lương

Bạn có là một nhân viên “tốt”?

(Dân trí) - Để trả lời được câu hỏi “Bạn có là một nhân viên tốt?” hãy kiểm tra xem bạn có vi phạm một trong 14 điều “cấm kỵ” dưới đây hay không?

Bạn có là một nhân viên “tốt”?
Ảnh minh họa

 

Chuyên gia nghề nghiệp Susan nói: “ Những hành vi vi phạm đạo đức nơi công sở dù lớn hay nhỏ đều ảnh hưởng đến sự phát triển của công ty. Mỗi thất bại trong việc thực hành đạo đức đều khiến hình ảnh của cá nhân và tập thể xấu đi rất nhiều. Không một chủ doanh nghiệp nào mong muốn trong ngôi nhà của mình có những nhân viên “coi trời bằng vung” và sống theo kiểu “cha chung không ai khóc”. Đó thực sự là điều tối kỵ vô cùng. Tuy nhiên, thực hành đạo đức nơi làm việc như thế nào thì được coi là nhân viên đạo đức? Qua nghiên cứu và khảo sát, chúng tôi đã tập hợp được 14 điều dưới đây. Hãy thử kiểm tra xem bạn có đã và đang là người vi phạm đạo đức nơi công sở hay không?”.

 

1: Bạn thường xuyên làm việc theo cảm hứng. Điều này nghĩa là khi thích thì bạn làm còn không bạn sẵn sàng giải lao bằng những cuộc shopping trong vài giờ hoặc đi xa để thưởng thích chút mặn mà của biển.

 

2: Bạn có quan hệ trên mức tình bạn với một đồng nghiệp đã kết hôn và cho rằng chẳng ai để ý cũng như sẽ chẳng ai biết quan hệ bí mật đó của bạn. Sai lầm. Nếu bạn nghĩ và làm như vậy, bạn sẽ vi phạm hai đạo đức. Một là cố ý phá hoại hạnh phúc của người khác. Hai là ảnh hưởng đến thái độ làm việc của các nhân viên khác.

 

3: Bạn quen sống bừa bộn vì vậy bạn đã mang nó đến công ty. Nhìn góc làm việc của bạn, không ai nghĩa bạn là một nhân viên văn phòng. Và phong cách này theo bạn đến những bữa ăn trưa. Bạn để chén đĩa bừa bãi trên bàn và bỏ đi thật nhanh vì xung quanh không ai nhìn thấy hành động “đẹp” đó của bạn.

 

4: Công ty của bạn tài trợ cho các sự kiện, hoạt động. Bạn đăng ký tham dự nhưng lại không tới. Ngược lại, những lần không đăng ký bạn lại xuất hiện một cách “bất thình lình”.

 

5: Bạn nói với khách hàng tiềm năng rằng bạn là giữ một vị trí quan trọng nào đó trong công ty. Và rồi thật trớ trêu khi khách hàng đó gặp lại bạn trước mặt sếp. Bạn đã nhanh chóng nói rằng: “oh, xin lỗi! anh/ chị đã nhầm tôi với ai đó”.

 

6: Bạn sử dụng cuộn giấy vệ sinh cuối cùng, chiếc khăn giấy cuối cùng hoặc ly cà phê cuối cùng và không nghĩ tới những nhân viên tiếp theo. Bạn quay trở lại làm việc thay vì giải quyết vấn đề đó.

 

7: Bạn thường xuyên có thái độ trêu ghẹo “quá đà” đối với các nhân viên khác. Lời nói đối với bạn tưởng chừng như chưa đủ, bạn bắt đầu có những hành động khiến người khác “ái ngại” về độ táo bạo của bạn. Thật không quá khi gọi bạn là “tên sàm sỡ”.

 

8: Bạn thường xuyên mang việc về nhà làm thay vì làm ở công ty cùng lời biện minh rằng bạn thấy thoải mái khi làm ở nhà hơn. Và dĩ nhiên, 8 tiếng ở công ty bạn đã dành cho những việc “không tên” khác.

 

9: Bạn thường dành vài giờ mỗi ngày để sử dụng máy tính “chùa” vào việc mua sắm, kiểm tra tỷ số thể thao, thanh toán hóa đơn, làm ngân hàng trực tuyến, lướt web, cập nhật tin tức và chatting…

 

10: Bạn sử dụng tờ giấy cuối cùng trong máy in và không quan tâm đến việc có cần thay tập giấy mới vào máy in cho các nhân viên tiếp theo hay không.

 

11: Bạn tích trữ rất nhiều dụng cụ văn phòng phẩm trong ngăn kéo và không có ý kiến gì khi đồng nghiệp lên tiếng hỏi mượn.

 

12: Bạn nghe được tin đồn “nóng hổi” về một nhân viên nào đó. Nhanh như chớp, bạn đã đi truyền tin cho các đồng nghiệp khác như thể đó là một thành tích cần phải thông báo.

 

13: Bạn giới thiệu rất nhiệt tình về các chức năng cũng như tác dụng “thần kỳ” về sản phẩm mới cho khác hàng. Dẫu cho chính bạn cũng không biết rõ về các chức năng đó.

 

14: Bạn làm qua loa phần công việc của mình hoặc qua loa một khâu nào đó trong dây chuyền sản xuất và lờ đi với hy vọng người giám sát cũng như ban quản lý không phát hiện ra.

 

Thảo My

Theo Humanresources