Bài học lãnh đạo từ YouTube

Nhiều chính trị gia ngày nay đã bám lấy video trực tuyến như một công cụ kết nối với các cử tri lẫn những người ủng hộ. Đây có phải con đường mà các CEO nên lựa chọn?

Vào một buổi sáng thứ hai, có hai mục tin tức trên BBC khiến Gill Corkindale - một chuyên giao đào tạo kinh doanh dày dặn kinh nghiệm đã từng làm việc cho nhiều hãng lớn tại châu Âu, châu Á nhằm xây dựng và phát triển các chiến lược cho hiệu quả kinh doanh và thay đổi cá nhân - phải suy nghĩ rất nhiều.

 

Tin tức thứ nhất đó là Thủ tướng Anh Gordon Brown, đã khai trương một website mà công chúng có thể đặt câu hỏi tới ông qua YouTube. Cũng như hai thượng nghị sĩ Mỹ, Hillary Clinton và Barack Obama trong cuộc đua vào chiếc ghế ứng cử viên tổng thống Mỹ mới đây, Thủ tướng Brown nhận ra rằng đã đến lúc cần tương tác trực tiếp với mọi người.

 

"Tôi ở đây để trả lời tất cả câu hỏi của các bạn", Brown nói trong một video clip của ông. Bên cạnh đó, phát thanh viên của BBC còn bổ sung thêm nhiều bình luận về việc này, thúc giục mọi người đặt ra các câu hỏi, chẳng hạn như "Công chúng đã có một cơ hội lớn. Đừng chần chờ nữa, chúng ta phải đưa câu hỏi lên ngay và ông ấy sẽ trả lời đầy đủ". Chỉ vài giờ sau đó, trang web đã thu hút được hàng nghìn người đăng ký.

 

Đối với một nhà chính trị hạng nặng như Brown, đây là một bước đi lớn và được thúc giục bởi David Cameron, một nhà lãnh đạo khác trong Đảng bảo thủ tại Anh vốn từ trước đến nay luôn cho rằng Brown "như một nhà lãnh đạo analogue trong kỷ nguyên digital".

 

Cameron, 41 tuổi, đã xây dựng một trang web cho riêng mình từ cách đây hơn 2 năm, đưa ra những đánh giá và nhìn nhận về cuộc sống gia đình của ông bao gồm cả các đoạn video clip quay cảnh ăn sáng của gia đình.

 

Trang web đã trở thành một công cụ quảng bá hình ảnh hết sức mạnh mẽ cho Cameron và đảng của ông. Kết quả là tính đại chúng của Cameron và Đảng bảo thủ tăng đáng kể.

 

Tin thứ hai gây chú ý cho Gill Corkindale đó là một cuộc phỏng vấn với Jean-Pierre Garnier, CEO sắp ra đi của hãng GlaxoSmithKline.

 

Garnier, 60 tuổi, là một nhân vật gây nhiều tranh cãi trong suốt 8 năm lãnh đạo hãng sản xuất dược phẩm hàng đầu thế giới này. Khoảng 5 năm trước, các cổ đông đã bỏ phiếu chống lại khoản tiền trọn gói cho phép Garnier ra đi với 36 triệu USD trong túi nếu ông mất công việc này.

 

Ông cũng châm bùng ngọn lửa tranh cãi về việc từ chối hay không từ chối thu phí giá thấp cho các loại thuộc chưa HIV tại châu Phi cũng như vấn đề các nhà hành động vì quyền của động vật. Quả vậy, trong một vài năm cuối cùng, Garnier nỗ lực hết sức để bảo vệ danh tiếng và trở thành một trong những doanh nhân đáng tôn trọng nhất ở Anh.

 

Mặc dù vậy, vào lúc này, ông đang ở trên chiếc ghế nóng truyền hình một lần nữa. Đồng ý với việc thảo luận về văcxin phòng chống cúm gia cầm GSK cho người, Garnier thấy mình như bị phục kích bởi một loạt các câu hỏi về Seroxat, một loại thuốc chống giảm đau của GlaxoSmithKline có thể gây ra nhiều tác dụng phụ tai hại cho người dùng.

 

Khi được hỏi liệu GSK có được chuẩn bị để công khai ra công chúng tất cả các thông tin về những mối nguy hiểm tiềm tàng của thuốc, Garnier trở nên vô cùng cáu giận. Câu hỏi tiếp theo, liệu ông có rời một công ty mà luôn "chân thực" về độ an toàn của các loại dược phẩm, Garnier đã kết thúc cuộc phỏng vấn và bước ra khỏi trường quay. Ông nói: "Tôi không quan tâm tới câu hỏi này… Chúc các bạn những điều tốt đẹp nhất. Tạm biệt". 

 

Tất cả chúng ta đều thấy rằng thủ tướng Brown đã làm chủ rất tốt YouTube và thu hút được thêm nhiều người ủng hộ ông. Trong khi đó, đối với Garnier, bằng chứng đã rõ ràng: ông chìm sâu trong vũng bùn lầy analog.

 

Khi không thể gắn kết với người phỏng vấn cũng như linh hoạt với phong cách của mình, Garnier cho thấy ông như một nhà lãnh đạo xa cách, cố hữu và độc đoán. Sẽ rất khó để hình dung Garnier có thể gắn bó tại mục Q&A theo phong cách YouTube với các nhân viên hay cổ đông của ông.

 

Chắc chắn rằng người dân Anh đang thật vui mừng khi các nhà chính trị của họ sử dụng các kênh truyền thông mới để giao tiếp với cử tri. Đó chính là những gì mà mọi người mong đợi. Trong khi đó, dường như rõ ràng các cổ đông và nhân viên của GlaxoSmithKline cảm thấy không bằng lòng với phong cách của Garnier.

 

Không biết các CEO và những nhà lãnh đạo kinh doanh khác có bắt kịp xu hướng này? Một điều chắc chắn rằng, ngày nay các CEO cần quan tâm tới phương thức giao tiếp với mọi người thông qua kênh internet, và YouTube là một trong số đó.

 

Hành động này sẽ cho thấy một sự cởi mở với các câu hỏi trực tiếp từ nhân viên hay các cổ đông. Chắc chắn các nhân viên và cổ đông sẽ rất vui vẻ khi biết rằng các CEO và nhà lãnh đạo của họ đang tự tạo dựng một cánh cổng giao tiếp mở bằng việc đưa bản thân họ online.  

 

Theo Nguyễn Tuyết Mai

Bwportal/Business Week