Khung giải pháp bảo mật DNS hiệu quả thúc đẩy sự phát triển doanh nghiệp

Để thiết lập kết nối với những người dùng và thiết bị khác, gần như mọi hoạt động giao tiếp trên mạng Internet đều phụ thuộc vào độ chính xác, tính toàn vẹn và sự sẵn sàng của Hệ thống Tên miền (Domain Name System - DNS). Hầu hết các giao dịch trực tuyến và sự di chuyển của dữ liệu đều phụ thuộc vào dịch vụ DNS.

Tại sao DNS có vai trò quan trọng

Do đó, DNS là một đầu mối quan trọng trong tăng cường an ninh bảo mật cũng như trong Các mối đe dọa an ninh mạng (Cyber Kill Chain) với nhiều tội phạm mạng. Các tổ chức đang bắt đầu nhận thức được điều này và sử dụng các cơ chế an ninh bảo mật DNS như một phòng tuyến phòng thủ đầu tiên để ngăn chặn hoặc giảm thiểu các nguy cơ an ninh mạng.

Các dịch vụ DNS rất cần thiết cho sự hoạt động của mạng Internet. Nếu các dịch vụ DNS của một tổ chức bị gián đoạn thì việc tiếp cận tổ chức này sẽ không còn hiệu quả nữa. Điều đó có nghĩa là, dữ liệu có thể không được nhập vào – hay xóa bỏ khỏi hệ thống mạng. Khả năng thực hiện giao dịch của khách hàng cũng có thể bị gián đoạn, các tương tác giữa máy móc với máy móc có thể bị ngừng trệ, hoạt động đồng bộ hóa hệ thống có thể bị trục trặc và các giao diện lập trình ứng dụng (API) có thể bị ảnh hưởng và hoạt động sử dụng email hay các công cụ cộng tác trực tuyến của nhân viên có thể bị gián đoạn.

Khung giải pháp bảo mật DNS hiệu quả thúc đẩy sự phát triển doanh nghiệp - 1

Tội phạm mạng biết rõ giá trị của tính sẵn sàng DNS và luôn tìm cách rút ngắn thời gian hoạt động liên tục của DNS cũng như của những máy chủ DNS hỗ trợ dịch vụ DNS. Theo một báo cáo năm 2016, DNS là một trong những dịch vụ bị tấn công nhiều nhất bởi các vụ tấn công Từ chối Dịch vụ Phân tán (DDoS), với hơn 75% số người được khảo sát từng gặp phải những vụ tấn công như vậy. Bất kỳ sự gián đoạn hoạt động nào của dịch vụ DNS do tấn công vào cơ sở hạ tầng DNS hoặc sử dụng nó để phát động các vụ tấn công khác đều có thể gây ra tổn thất cực lớn. Không chỉ có thể tổn thất về chi phí mà các thiệt hại về uy tín, danh tiếng, mất khách hàng, giảm năng suất làm việc và công sức bỏ ra để khắc phục còn không thể đo đếm được. Cả nguồn doanh thu cũng có thể bị ảnh hưởng.

Chiến lược bảo mật DNS là cần thiết

DNS, nếu không được bảo mật, có thể dễ bị tin tặc lạm dụng. Đồng thời, những tác động tiềm ẩn từ tấn công DNS cũng gia tăng khi các tổ chức ngày càng bị lệ thuộc nhiều hơn vào hoạt động truyền thông với đối tác, nhân viên làm việc ở xa, các dịch vụ dựa trên nền tảng điện toán đám mây, mạng cung cấp nội dung (CDNs), vv.... Sự phổ biến của các thiết bị di động và việc ứng dụng mô hình BYOD (bring your own device) đã cho phép hàng nghìn thiết bị khác nhau được kết nối vào mạng. Nếu không được quản lý phù hợp, những thiết bị này có thể được sử dụng để làm lây nhiễm mã độc và phát tán các vụ tấn công APT (advanced persistent threats). Với các công cụ lập kế hoạch phù hợp, DNS có thể trở thành một phần hiệu quả của hệ thống phòng thủ nhằm chặn đứng các vụ tấn công ngày càng tinh vi này.

Một xu thế mới nổi khác là Internet Vạn vật (IoT). Gartner dự báo rằng, tới năm 2020 sẽ có hơn 20 tỷ “sự vật" được kết nối Internet trong đó 7,2 tỷ được sử dụng trong các doanh nghiệp. Do đó, điều quan trọng là các tổ chức phải tính được cả những hoạt động triển khai IoT hiện tại và tương lai trong chiến lược bảo mật DNS chung của họ.

Khi các vụ tấn công DNS gia tăng cả về tần suất và ảnh hưởng, thì các tổ chức không thể bỏ qua hay không coi an ninh bảo mật DNS như là một phần trong chiến lược phòng thủ theo chiều sâu nói chung nữa. Cũng như với bảo mật CNTT nói chung, không có một chiến thuật đơn lẻ nào có thể giải quyết được toàn bộ bối cảnh các nguy cơ an ninh mạng từ DNS hay bảo vệ được toàn bộ hệ sinh thái DNS. Yếu tố mấu chốt là cần đánh giá rủi ro, xác định các khiếm khuyết về an ninh bảo mật và phát triển một kế hoạch để củng cố an ninh bảo mật ở cả DNS hướng vào và hướng ra của bạn.

Những xem xét để xây dựng một khung giải pháp bảo mật DNS mạnh mẽ

Để tìm hiểu thêm thông tin về tầm quan trọng của DNS trong hệ sinh thái an ninh bảo mật, cũng như những cân nhắc về bảo mật DNS trong tổ chức của bạn, vui lòng xem bài viết: “Khung giải pháp bảo mật DNS mạnh mẽ.”

Bộ phận Dịch vụ Bảo mật Verisign cung cấp các giải pháp DNS và phòng vệ DDoS dựa trên nền tảng điện toán đám mây để bảo vệ các dịch vụ trực tuyến trước các mối nguy cơ an ninh bảo mật hiện nay. Để tìm hiểu thêm thông tin về Bộ phận Dịch vụ Bảo mật của Verisign, vui lòng xem tại https://www.verisign.com/en_US/security-services/index.xhtml

Khung giải pháp bảo mật DNS hiệu quả thúc đẩy sự phát triển doanh nghiệp - 2