Xúc động tưởng niệm 3 năm ngày mất cố GS-TS Trần Văn Khê

(Dân trí) - Đông đảo các học trò, bạn hữu lúc sinh thời của cố GS-TS Trần Văn Khê đã không ngại đường sá xa xôi, tề tựu đông đủ về quê Vĩnh Kim - Tiền Giang để dự lễ giỗ 3 năm ngày mất của GS-TS Trần Văn Khê.

Sáng ngày 24/6, tại xã Vĩnh Kim, tỉnh Tiền Giang, nhân kỷ niệm 3 năm ngày mất của cố GS-TS Trần Văn Khê, câu lạc bộ Nghiên cứu và Vinh danh Văn Hóa Nam Bộ đã tổ chức cho các môn sinh, quý thân hữu và những người yêu kính giáo sư Khê cùng về Vĩnh Kim - nơi ông được sinh ra để dự lễ giỗ theo lời mời của gia đình.

Có mặt tại quê nhà cố GS-TS Trần Văn Khê đều là những người rất yêu quý và thân thiết với cố giáo sư lúc sinh thời, như NSND Kim Cương, tiến sĩ sử học Nguyễn Nhã, Nhà giáo ưu tú Phạm Thúy Hoan, nhà thiết kế áo dài Sĩ Hoàng, nghệ sĩ Xuân Lan, nghệ sĩ Viễn Sơn… gần 100 người cùng đồng hành.

Xúc động tưởng niệm 3 năm ngày mất cố GS-TS Trần Văn Khê

Xúc động tưởng niệm 3 năm ngày mất cố GS-TS Trần Văn Khê - 1
Bàn thờ di ảnh của GS-TS Trần Văn Khê tại tư gia dòng họ ngoại của giáo sư Khê
Bàn thờ di ảnh của GS-TS Trần Văn Khê tại tư gia dòng họ ngoại của giáo sư Khê
Nhà giáo ưu tú Phạm Thúy Hoan tưởng niệm trước bàn thờ của giáo sư Khê
Nhà giáo ưu tú Phạm Thúy Hoan tưởng niệm trước bàn thờ của giáo sư Khê
Đã 3 năm kể từ ngày giáo sư Khê ra đi nhưng tình cảm của những người còn sống dành cho ông vẫn đầy ắp như lúc sinh thời.
Đã 3 năm kể từ ngày giáo sư Khê ra đi nhưng tình cảm của những người còn sống dành cho ông vẫn đầy ắp như lúc sinh thời.
Tiến sĩ sử học Nguyễn Nhã chưa bao giờ vắng mặt trong các chương trình liên quan đến giáo sư Khê dù ông ngày một tuổi cao, sức yếu.
Tiến sĩ sử học Nguyễn Nhã chưa bao giờ vắng mặt trong các chương trình liên quan đến giáo sư Khê dù ông ngày một tuổi cao, sức yếu.

Nhà thiết kế Sỹ Hoàng cũng có mặt tại lễ kỷ niệm 3 năm ngày mất của giáo sư Khê. Anh cho biết 3 năm nay, mỗi khi đến ngày giỗ của giáo sư Khê anh đều xuống quê nhà tham dự. Bởi anh có nhiều kỷ niệm gắn bó với giáo sư khi còn sinh thời cũng như có nhân duyên được may áo dài cho bác trong những dịp đặc biệt. Với giá trị văn hóa dân tộc mà anh đang theo đuổi có rất nhiều điều anh học được từ chính cố giáo sư.


Chia sẻ về tâm trạng khi có mặt tại lễ giỗ lần 3 của giáo sư, nhà thiết kế Sỹ Hoàng cho biết: “Tôi thấy như giáo sư vẫn đang hiện diện, giáo sư không đi xa bởi những giá trị giáo sư để lại thì mọi người vẫn tiếp tục sống và làm theo điều giáo sư đã từng mong muốn, cho nên hôm nay không phải là cảmxúc buồn mà là sự nối tiếp, sự chia sẻ. Ngay cả khi nhìn lên di ảnh tôi thấy gương mặt giáo sư rất vui. Tôi tin ở cõi nào đó giáo sư cũng sẽ rất vui vì khi bác còn sống hay đi xa giáo sư vẫn bên cạnh mọi người và mọi người vẫn luôn nhớ đến giáo sư”.

Chia sẻ về tâm trạng khi có mặt tại lễ giỗ lần 3 của giáo sư, nhà thiết kế Sỹ Hoàng cho biết: “Tôi thấy như giáo sư vẫn đang hiện diện, giáo sư không đi xa bởi những giá trị giáo sư để lại thì mọi người vẫn tiếp tục sống và làm theo điều giáo sư đã từng mong muốn, cho nên hôm nay không phải là cảmxúc buồn mà là sự nối tiếp, sự chia sẻ. Ngay cả khi nhìn lên di ảnh tôi thấy gương mặt giáo sư rất vui. Tôi tin ở cõi nào đó giáo sư cũng sẽ rất vui vì khi bác còn sống hay đi xa giáo sư vẫn bên cạnh mọi người và mọi người vẫn luôn nhớ đến giáo sư”.

Chị Na - người đã bên cạnh giáo sư Khê trong suốt những năm cuối đời đã không thể nén xúc động mà bật khóc nức nở khi đứng trước bàn thờ của giáo sư.
Chị Na - người đã bên cạnh giáo sư Khê trong suốt những năm cuối đời đã không thể nén xúc động mà bật khóc nức nở khi đứng trước bàn thờ của giáo sư.

Trong buổi tưởng niệm 3 năm ngày mất của GS-TS Trần Văn Khê diễn ra trong không khí gần gũi và thân tình. Rất nhiều câu chuyện hay, ý nghĩa của giáo sư Khê lúc sinh thời được chính những người đã gắn bó với ông chia sẻ mang đến rất nhiều cảm xúc trong chương trình.


NSND Kim Cương chia sẻ: “Chúng ta ngồi đây đều có tình cảm với thầy Khê, riêng tôi đối với anh Hai cũng như tình thân trong gia đình. Anh Hai chưa dạy tôi ngày nào trên lớp nhưng là người thầy quan trọng nhất bởi anh Khê là người dẫn đường cho tôi trong nghề nghiệp. Tôi nhớ mãi câu nói của anh Khê, hãy giữ một tâm hồn Việt Nam trong tâm hồn của người nghệ sĩ, mỗi nền văn hóa phải có một quê hương.”

NSND Kim Cương chia sẻ: “Chúng ta ngồi đây đều có tình cảm với thầy Khê, riêng tôi đối với anh Hai cũng như tình thân trong gia đình. Anh Hai chưa dạy tôi ngày nào trên lớp nhưng là người thầy quan trọng nhất bởi anh Khê là người dẫn đường cho tôi trong nghề nghiệp. Tôi nhớ mãi câu nói của anh Khê, hãy giữ một tâm hồn Việt Nam trong tâm hồn của người nghệ sĩ, mỗi nền văn hóa phải có một quê hương.”

Nhà sử học Nguyễn Nhã đã bật khóc khi chia sẻ những kỷ niệm đẹp về giáo sư Khê - người thầy luôn tận tụy nghiên cứu và tôn vinh văn hóa âm nhạc dân tộc Việt Nam ra tầm thế giới.
Nhà sử học Nguyễn Nhã đã bật khóc khi chia sẻ những kỷ niệm đẹp về giáo sư Khê - người thầy luôn tận tụy nghiên cứu và tôn vinh văn hóa âm nhạc dân tộc Việt Nam ra tầm thế giới.
Ngày hôm nay tôi cảm thấy xúc động vì còn rất nhiều người nhớ đến thầy và cố gắng đi theo con đường của thầy. Mọi người vẫn luôn nhớ về thầy không chỉ là ngày giỗ, tất cả các học trò làm những việc hôm nay cũng là đang tiếp bước con đường của thầy, nghệ sĩ ưu tú Hải Phượng chia sẻ.
"Ngày hôm nay tôi cảm thấy xúc động vì còn rất nhiều người nhớ đến thầy và cố gắng đi theo con đường của thầy. Mọi người vẫn luôn nhớ về thầy không chỉ là ngày giỗ, tất cả các học trò làm những việc hôm nay cũng là đang tiếp bước con đường của thầy", nghệ sĩ ưu tú Hải Phượng chia sẻ.

Trong lễ giỗ lần 3 này còn có các tiết mục văn nghệ đặc sắc đã diễn ra đầy ý nghĩa qua các sáng tác của diễn giả văn hóa Hồ Nhựt Quang - một môn sinh tiếp nối lửa truyền văn hóa nghệ thuật của cố giáo sư, cũng là chủ nhiệm CLB Nghiên cứu và Vinh danh Văn Hóa Nam Bộ do GS.Khê sáng lập.

“Lần giỗ thầy năm nay đúng vào dịp kỷ niệm trăm năm sân khấu cải lương nên CLB chúng tôi mong muốn chia sẻ nhiều hơn các vấn đề phong tục tập quán và tinh thần trung-hiếu-tiết-nghĩa trong văn hóa dân tộc qua các tác phẩm sân khấu truyền thống giống như thuở sinh tiền mà cố GS-TS Trần Văn Khê đã cố công tôn vinh sáng tỏ.”- diễn giả Hồ Nhựt Quang bày tỏ.
“Lần giỗ thầy năm nay đúng vào dịp kỷ niệm trăm năm sân khấu cải lương nên CLB chúng tôi mong muốn chia sẻ nhiều hơn các vấn đề phong tục tập quán và tinh thần trung-hiếu-tiết-nghĩa trong văn hóa dân tộc qua các tác phẩm sân khấu truyền thống giống như thuở sinh tiền mà cố GS-TS Trần Văn Khê đã cố công tôn vinh sáng tỏ.”- diễn giả Hồ Nhựt Quang bày tỏ.

Nghệ sĩ Xuân Lan - cô đào hát nổi tiếng của đoàn Thanh Minh - Thanh Nga đã gửi đến khán giả bài vọng cổ Câu hò dành tặng thầy Khê.

Nghệ sĩ Xuân Lan - cô đào hát nổi tiếng của đoàn Thanh Minh - Thanh Nga đã gửi đến khán giả bài vọng cổ "Câu hò dành tặng thầy Khê".

Nghệ sĩ Hải Phượng và dàn đờn ca đã hòa tấu một giai điệu âm nhạc dân tộc vô cùng đặc sắc
Nghệ sĩ Hải Phượng và dàn đờn ca đã hòa tấu một giai điệu âm nhạc dân tộc vô cùng đặc sắc
Nghệ sỹ Tú Quyên và Lý Trung Tín biểu diễn Hào khí Thủ Khoa Huân
Nghệ sỹ Tú Quyên và Lý Trung Tín biểu diễn "Hào khí Thủ Khoa Huân"
Tạ ân thầy- Nhựt Quang và Long Hồ biểu diễn
Tạ ân thầy- Nhựt Quang và Long Hồ biểu diễn
Tri ân Đức tả quân Lê Văn Duyệt- Lý Trung Tín vai đức Tả quân Lê Văn Duyệt cùng đồng diễn với nghệ sĩ Minh Hòa, bé Tấn Phúc, nghệ sĩ Mỹ Tiên, Quốc Nhựt, Kim Anh và Nhựt Quang.
Tri ân Đức tả quân Lê Văn Duyệt- Lý Trung Tín vai đức Tả quân Lê Văn Duyệt cùng đồng diễn với nghệ sĩ Minh Hòa, bé Tấn Phúc, nghệ sĩ Mỹ Tiên, Quốc Nhựt, Kim Anh và Nhựt Quang.

Lồng ghép vào các tiết mục văn nghệ là phần thuyết trình văn hóa như ý nghĩa con gà cúng mùng 3 Tết, tục dựng mâm cúng chiến sĩ trận vong hay ý nghĩa trái mít, lễ Đại Bội đình làng… có liên quan ngày tả quân Lê Văn Duyệt đã được diễn giả Hồ Nhựt Quang gửi đến khán giả.

Xúc động tưởng niệm 3 năm ngày mất cố GS-TS Trần Văn Khê - 17
Lễ tưởng niệm 3 năm ngày mất cố GS-TS Trần Văn Khê là một ngày vô cùng ý nghĩa khi các học trò, những thế hệ các nghệ sĩ trẻ yêu thích thể loại âm nhạc dân tộc đã có dịp quây quần bên nhau để hát lên những khúc ca ý nghĩa gửi đến vong linh giáo sư Khê - người đã dùng cả đời mình để đưa nền âm nhạc dân tộc Việt Nam vươn ra thế giới bằng những giá trị văn hóa to lớn và nhiều ý nghĩa.
Lễ tưởng niệm 3 năm ngày mất cố GS-TS Trần Văn Khê là một ngày vô cùng ý nghĩa khi các học trò, những thế hệ các nghệ sĩ trẻ yêu thích thể loại âm nhạc dân tộc đã có dịp quây quần bên nhau để hát lên những khúc ca ý nghĩa gửi đến vong linh giáo sư Khê - người đã dùng cả đời mình để đưa nền âm nhạc dân tộc Việt Nam vươn ra thế giới bằng những giá trị văn hóa to lớn và nhiều ý nghĩa.

Bài & ảnh: Băng Châu