1. Dòng sự kiện:
  2. Xét tặng danh hiệu NSƯT, NSND lần thứ 10

Vở hầu đồng “Tứ phủ” lần đầu ra mắt khán giả Sài Gòn

(Dân trí) - Sau hơn nửa năm, từ ngày vở diễn đầu tiên ra mắt công chúng tại Hà Nội, “Tứ phủ” cuối cùng cũng được công diễn tại TPHCM, thu hút nhiều khán giả nhờ yếu tố âm thanh, ánh sáng và nội dung mang tính tâm linh độc nhất từ trước đến nay.

Vở diễn "Tứ phủ" lần đầu được công diễn vào tháng 2 năm nay tại Hà Nội, lấy cảm hứng từ nghi lễ "Hầu đồng" trong tín ngưỡng thờ Mẫu của Việt Nam.

Thay vì chỉ xuất hiện trong các liên hoan mang tính thời điểm, nghi lễ chầu văn được dựng thành chương trình tổ chức định kỳ phục vụ khán giả hàng tuần tại Hà Nội, và ngày 10/9 vừa qua là lần đầu tiên “Tứ phủ” ra mắt khán giả Sài Gòn.

Không gian ma mị, đậm chất tâm linh của buổi hầu đồng.
Không gian ma mị, đậm chất tâm linh của buổi hầu đồng.

Nghi lễ Chầu văn được coi là tín ngưỡng độc đáo và đẹp đẽ của người Việt Nam. Tuy vậy, vì một số lý do trục lợi cá nhân, không ít người đã bóp méo nghi lễ này thành các hoạt động "buôn thần, bán thánh".

Sau khi đội khăn lụa đỏ để thánh thần mượn thân xác giao lưu với người trần, các Thanh Đồng nhảy múa, biểu cảm khuôn mặt để thể hiện thần thái của người mình đang hóa thân.
Sau khi đội khăn lụa đỏ để thánh thần mượn thân xác giao lưu với người trần, các Thanh Đồng nhảy múa, biểu cảm khuôn mặt để thể hiện thần thái của người mình đang hóa thân.
Những vị thánh này đều là các nhân vật từng có công giúp dân bảo vệ đất nước, mở mang bờ cõi.
Những vị thánh này đều là các nhân vật từng có công giúp dân bảo vệ đất nước, mở mang bờ cõi.
Đạo diễn Việt Tú - người đã có công đưa nghi thức tín ngưỡng hết sức độc đáo này lên sân khấu.
Đạo diễn Việt Tú - người đã có công đưa nghi thức tín ngưỡng hết sức độc đáo này lên sân khấu.

Sinh ra trong gia đình có truyền thống làm nghệ thuật dân tộc, mẹ là nghệ nhân múa rối nước có tuổi nghề 35 năm trước khi về hưu, từ bé, Việt Tú đã được tiếp xúc với nhiều loại hình nghệ thuật khác nhau. Anh cho biết bản thân đã dành ba năm để tìm hiểu và thêm một năm lên ý tưởng dàn dựng. Những gì anh muốn là tái hiện nghi lễ "Hầu đồng" gốc của người Việt để giới thiệu cùng bạn bè quốc tế.

Vở diễn gói gọn trong 45 phút, gồm ba chương: Chầu Đệ Nhị, Ông Hoàng Mười và Cô Bé Thượng Ngàn.
Vở diễn gói gọn trong 45 phút, gồm ba chương: "Chầu Đệ Nhị", "Ông Hoàng Mười" và "Cô Bé Thượng Ngàn".

Các Thanh Đồng trong buổi lễ thay trang phục nhiều lần với sự trợ giúp của cộng sự để hóa thành thánh thần. Đi kèm phần biểu diễn là các giai điệu chầu văn. Loại hình lễ nhạc này sử dụng nhạc cụ truyền thống như đàn nguyệt, sáo, phách, đàn bầu... Các làn điệu chính bao gồm: Bỉ, Miễu, Thổng, Phú Bình, Phú Chênh, Phú Nói, Đưa Thơ, Vãn, Dọc...

Nhang đèn, bánh kẹo (hay còn gọi là “lộc” để cuối buổi phát cho người xem) được chuẩn bị đầy đủ không khác gì một nghi thức lên đồng ngoài thực tế.
Nhang đèn, bánh kẹo (hay còn gọi là “lộc” để cuối buổi phát cho người xem) được chuẩn bị đầy đủ không khác gì một nghi thức lên đồng ngoài thực tế.

Đầu 2015, Việt Nam đã gửi hồ sơ "Tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt" tới tổ chức UNESCO để đưa vào danh sách "Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại". Cuối năm nay, tại kỳ họp thứ 11 của Uỷ ban liên chính phủ Công ước Bảo vệ Di sản văn hóa phi vật thể tại Ethiopia, hồ sơ sẽ được xem xét.

Vở hầu đồng “Tứ phủ” lần đầu ra mắt khán giả Sài Gòn - 7
Vở hầu đồng “Tứ phủ” lần đầu ra mắt khán giả Sài Gòn - 8
Vở hầu đồng “Tứ phủ” lần đầu ra mắt khán giả Sài Gòn - 9
Sảnh chính là không gian trưng bày với các giá hầu gồm ngựa, voi giấy... được thực hiện bởi những nghệ nhân ba đời làm vàng mã. Tất cả tạo nên sự dẫn dắt tâm linh cho khán giả trước khi đến với phần diễn chính trên sân khấu.
Sảnh chính là không gian trưng bày với các "giá hầu" gồm ngựa, voi giấy... được thực hiện bởi những nghệ nhân ba đời làm vàng mã. Tất cả tạo nên sự dẫn dắt tâm linh cho khán giả trước khi đến với phần diễn chính trên sân khấu.

B.C

Ảnh: Minh Thái

Vở hầu đồng “Tứ phủ” lần đầu ra mắt khán giả Sài Gòn - 11