Vẻ đẹp hoang dã của thiên nhiên

(Dân trí) - Dưới đây là những bức ảnh đẹp của cuộc thi ảnh “Wildlife Photographer of the Year” (Nhiếp ảnh gia chụp ảnh thiên nhiên hoang dã của năm). Để ghi lại được những khoảnh khắc ngắn ngủi ấn tượng này, các tay máy đã phải “rình chờ” tới vài ngày.

Để ghi lại được một khoảnh khắc ấn tượng về cuộc sống thiên nhiên hoang dã, thường các nhiếp ảnh gia phải “phục kích”, chờ đợi cả vài ngày mới thu được vào ống kính những góc hình như ý.

Các loài động vật hoang dã đôi khi rất nguy hiểm và tốc độ chuyển động cũng rất nhanh, nếu không kịp thời ghi lại được hình ảnh mong muốn, chỉ còn cách tiếp tục chờ đợi bởi chúng sẽ không “diễn lại” cho các nhiếp ảnh gia bấm máy.

Chụp ảnh động vật đòi hỏi phải phản ứng nhanh, kiên nhẫn chờ đợi và có máu mạo hiểm là vì vậy. Những bức ảnh khi in ra có thể chỉ đơn thuần ghi lại một cánh chim, một chú cá… nhưng để ghi lại được hình ảnh đó một cách rõ nét và sinh động cần cả một quá trình không đơn giản.

Vẻ đẹp hoang dã của thiên nhiên

Loài vượn Verreaux's sifakas chỉ sinh sống ở miền nam Cộng hòa Madagascar. Khi nhiếp ảnh gia người Nam Phi Heinrich van den Berg được tận mắt ngắm những con vượn sifakas ở khu bảo tồn Nahampoana, anh vô cùng ấn tượng với cách chúng chuyền cành, thoăn thoắt điệu nghệ và tuyệt đối chính xác.

Vẻ đẹp hoang dã của thiên nhiên

Nhiếp ảnh gia người Mỹ Anna Henly đang ngồi trên thuyền du ngoạn quần đảo Svalbard ở Bắc Cực thì nhìn thấy chú gấu trắng khoảng 4 tuổi đang mò mẫm trên những tảng băng trôi một mình vào lúc sáng sớm. Chú gấu dò dẫm bước đi trên tảng băng nổi một cách ngập ngừng vì không biết nên đặt chân vào chỗ nào cho băng khỏi bị sụt.

Vẻ đẹp hoang dã của thiên nhiên

Những chú hổ con Bengal 14 tháng tuổi đang ngâm mình trong vũng nước nhỏ ở công viên quốc gia Bandhavgarh ở Madhya Pradesh, Ấn Độ. Những chú hổ này sẽ bắt đầu sống dậy bản năng hoang dã và có thể tấn công con người kể từ khi chúng được 2 tuổi. Những chú hổ trong vườn quốc gia này đã từng giết chết 3 người. Để bảo vệ an toàn cho người dân, đồng thời bảo vệ sự đa dạng sinh thái, Chính phủ đã cho quây rào để lũ hổ sống trong vùng kiểm soát.

Vẻ đẹp hoang dã của thiên nhiên

Khi làm một bộ phim về những con rái cá khổng lồ ở công viên quốc gia Manu, Peru, nhiếp ảnh gia người Anh Charlie Hamilton James đã làm thân được với chú rái cá con tinh nghịch này. Theo lời nhận xét của Charlie, loài rái cá rất thông minh, thú vị và có thái độ, tính cách rõ ràng.

Vẻ đẹp hoang dã của thiên nhiên

Một con chim đen “béo ị” nổi bật trên nền tuyết trắng xóa trong công viên quốc gia Jasper, Alberta, Canada. Đối với con người, những khi tóc xù lên “như tổ quạ” trông thật xấu nhưng đối với những con chim đực, khi lông xù lên lại là một cách ra tín hiệu thu hút, mời chào con mái. Ngoài ra, việc xù lông lên cũng giúp con chim giữ ấm thân nhiệt trong quá trình tìm kiếm bạn tình giữa trời tuyết rơi dày đặc.

Những loài chim săn mồi ăn thịt sống thường tìm đến các nông trại để săn gà, vịt con.

Những loài chim săn mồi ăn thịt sống thường tìm đến các nông trại để săn gà, vịt con.

Những loài chim săn mồi ăn thịt sống thường tìm đến các nông trại để săn gà, vịt con.

Một con cá đực đang ngậm trứng trong miệng chờ cho tới khi con của nó nở ra. Con cá đang mở miệng để thông hơi, làm mát cho những quả trứng.

Những loài chim săn mồi ăn thịt sống thường tìm đến các nông trại để săn gà, vịt con.

Một góc chợ cá Dong Gaing ở Cao Hùng, Đài Loan. Mỗi ngày nơi đây xử lý hàng ngàn vây cá mập đông lạnh để phục vụ cho thị trường trong nước và thế giới bởi nhu cầu đối với món súp vây cá mập chưa bao giờ suy giảm.

Những loài chim săn mồi ăn thịt sống thường tìm đến các nông trại để săn gà, vịt con.

Loài dơi quạ là loài dơi lớn nhất ở Úc và là một trong những loài dơi quý hiếm nhất hiện nay. Nó có thói quen khá đặc biệt là vào lúc mặt trời lặn sẽ bay là là mặt nước để tắm táp và uống nước.

Những loài chim săn mồi ăn thịt sống thường tìm đến các nông trại để săn gà, vịt con.

Vịnh Arme Ime là một vịnh nhỏ ở bờ biển phía nam đảo Tenerife, Tây Ban Nha. Nơi này nổi tiếng có loài rùa biển xanh. Loài rùa này lặn rất giỏi và thường lặn xuống đáy đại dương để ăn cỏ biển, tảo biển.

 
Pi Uy
Theo Herald Sun