1. Dòng sự kiện:
  2. phim "Đào, phở và piano" gây sốt, cháy vé
  3. Xét tặng danh hiệu NSƯT, NSND lần thứ 10

Triển lãm “Từ dinh Norodom đến dinh Độc Lập”

(Dân trí) - "Chúng tôi muốn mang đến sự diễn giải lịch sử cho người xem chứ không phải chỉ đơn thuần là tái hiện sự kiện. Bởi bạn phải hiểu lịch sử trong một bối cảnh cụ thể, không phải là những khoảng thời gian đơn lẻ", giáo sư Edward Miller, tác giả cuốn sách "Liên minh sai lầm, Mỹ, Ngô Đình Diệm và số phận Nam Việt Nam" nói.

GS Sử học Eaward Miller nói về những điểm nhấn trong những phần thông tin mà ông đã hỗ trợ cho cuộc triển lãm

“Với cách thể hiện hoàn toàn mới khi khách tham quan được tương tác rất nhiều với những câu chuyện lịch sử, theo tôi biết ở thành phố chưa có bảo tàng thể hiện trưng bày theo cách này. Cuộc đời của người đặt tên cho dinh Độc Lập chỉ là một phần trong cuộc triển lãm, nội dung chính của cuộc triển lãm là quá trình từ dinh Norodom đến dinh Độc Lập”, bà Trần Thị Ngọc Diệp - Giám đốc Hội trường Thống Nhất (TP HCM) cho biết.

Ông Edward đang trải nghiệm trên màn hình cảm ứng về những thông tin lịch sử, một cách làm mới của hội trường Thống Nhất. “Triển lãm này rất ấn tượng, rất hay, rất hiện đại, sinh động, nó làm cho tôi không phải lướt qua lịch sử một cách hời hợt!”, một khách tham quan đến với không gian cuộc triển lãm cũng chia sẻ về cách thể hiện mới này.
Ông Edward đang trải nghiệm trên màn hình cảm ứng về những thông tin lịch sử, một cách làm mới của hội trường Thống Nhất. “Triển lãm này rất ấn tượng, rất hay, rất hiện đại, sinh động, nó làm cho tôi không phải lướt qua lịch sử một cách hời hợt!”, một khách tham quan đến với không gian cuộc triển lãm cũng chia sẻ về cách thể hiện mới này.

Điểm khác biệt của cuộc triển lãm này chính là áp dụng công nghệ trình chiếu và nghệ thuật thiết kế hình ảnh sinh động, có tính tương tác cao với khách tham quan.

Đây là kết quả ba năm nghiên cứu, thực hiện của Hội trường Thống Nhất với sự cố vấn từ các chuyên gia sử học, bảo tàng như: TS. Nguyễn Văn Huy, TS. Lê Thị Minh Lý (Hội đồng Di sản quốc gia), GS sử học người Mỹ Edward Miller.


Không gian trưng bày nằm trọn trong căn biệt thự cổ thuộc khuôn viên dinh Độc Lập ở mặt đường Nguyễn Du (quận 1)

Không gian trưng bày nằm trọn trong căn biệt thự cổ thuộc khuôn viên dinh Độc Lập ở mặt đường Nguyễn Du (quận 1)

Ở tầng trệt, nhiều hình ảnh quý về dinh Norodom - nơi ở và làm việc của Thống đốc Nam Kỳ được chính quyền Pháp xây dựng từ năm 1868 được công bố.
Ở tầng trệt, nhiều hình ảnh quý về dinh Norodom - nơi ở và làm việc của Thống đốc Nam Kỳ được chính quyền Pháp xây dựng từ năm 1868 được công bố.
Một bức ảnh lớn về căn phòng trong dinh Thống đốc được phóng lớn trên tường, tạo cảm giác cho người xem như được đứng trong không gian hơn một thế kỷ trước. GS Adward đang chỉ chiếc đèn thật bên ngoài được lãnh đạo Hội trường Thống Nhất đặt làm giống với chiếc trong tấm ảnh.
Một bức ảnh lớn về căn phòng trong dinh Thống đốc được phóng lớn trên tường, tạo cảm giác cho người xem như được đứng trong không gian hơn một thế kỷ trước. GS Adward đang chỉ chiếc đèn thật bên ngoài được lãnh đạo Hội trường Thống Nhất đặt làm giống với chiếc trong tấm ảnh.
Bên trong, bốn màn hình lớn chiếu các bộ phim được lắp ghép từ những hình ảnh, tư liệu, giúp người xem hình dung quá trình từ khi đặt viên đá đầu tiên xây dựng dinh Norodom, đến ngày bị ném bom làm sập toàn bộ phần chính cánh trái.
Bên trong, bốn màn hình lớn chiếu các bộ phim được lắp ghép từ những hình ảnh, tư liệu, giúp người xem hình dung quá trình từ khi đặt viên đá đầu tiên xây dựng dinh Norodom, đến ngày bị ném bom làm sập toàn bộ phần chính cánh trái.

Không gian, cuộc sống của người Sài Gòn một thời cũng được tái hiện sinh động. Du khách có thể vừa xem hình ảnh, vừa nghe thuyết minh, vừa cảm nhận những âm thanh náo động của đường sá, phố phường của Sài Gòn xưa.

Khách tham quan ngồi lại, đeo tai nghe và xem những hình ảnh lần đầu được công bố
Khách tham quan ngồi lại, đeo tai nghe và xem những hình ảnh lần đầu được công bố
Cẩn thận chụp lại những thông tin quý giá của lịch sử
Cẩn thận chụp lại những thông tin quý giá của lịch sử
Sau khi đã xem và nghe, vị khách này còn cẩn thận ghi chép lại
Sau khi đã xem và nghe, vị khách này còn cẩn thận ghi chép lại

Năm 1868, chính quyền Pháp cho thiết kế và xây dựng tại trung tâm Sài Gòn một dinh thự làm nơi ở cho Thống đốc Nam kỳ, khi xây xong có tên gọi là Dinh Norodom.

Năm 1868, chính quyền Pháp cho thiết kế và xây dựng tại trung tâm Sài Gòn một dinh thự làm nơi ở cho Thống đốc Nam kỳ, khi xây xong có tên gọi là Dinh Norodom.

Từ 1887 đến 1945, nhiều đời toàn quyền Pháp đã sử dụng dinh thự này làm nơi ở và làm việc.

Du khách chơi ghép hình. Những hình ảnh trong trò chơi gắn liền với chủ đề của triển lãm
Du khách chơi ghép hình. Những hình ảnh trong trò chơi gắn liền với chủ đề của triển lãm
Sau khi thư giãn bằng trò chơi ghép hình, khách tham quan quay lại với những thông tin của sự kiện
Sau khi thư giãn bằng trò chơi ghép hình, khách tham quan quay lại với những thông tin của sự kiện
Một trong những bức ảnh hiếm vì có mặt gần như đầy đủ các thành viên chính phủ trong gia đình Tổng thống Ngô Đình Diệm
Một trong những bức ảnh hiếm vì có mặt gần như đầy đủ các thành viên chính phủ trong gia đình Tổng thống Ngô Đình Diệm
Ngày 27/2/1962, phe đảo chính đã cử hai viên phi công quân đội Sài Gòn là Nguyễn Văn Cử và Phạm Phú Quốc lái hai máy bay AD6 ném bom làm sập toàn bộ phần chính cánh trái của dinh.
Ngày 27/2/1962, phe đảo chính đã cử hai viên phi công quân đội Sài Gòn là Nguyễn Văn Cử và Phạm Phú Quốc lái hai máy bay AD6 ném bom làm sập toàn bộ phần chính cánh trái của dinh.
Do không thể khôi phục, Ngô Ðình Diệm đã cho san bằng và xây một dinh thự mới ngay trên nền đất cũ theo đồ án thiết kế của Kiến trúc sư Ngô Viết Thụ.
Do không thể khôi phục, Ngô Ðình Diệm đã cho san bằng và xây một dinh thự mới ngay trên nền đất cũ theo đồ án thiết kế của Kiến trúc sư Ngô Viết Thụ.
Công trình đang xây dựng thì Ngô Ðình Diệm bị phe đảo chính ám sát ngày 2/11/1963.
Công trình đang xây dựng thì Ngô Ðình Diệm bị phe đảo chính ám sát ngày 2/11/1963.
GS Adward Miller chỉ tay về vị trí nơi ông Ngô Đình Diệm bị ám sát. Đây là tấm bản đồ ông dày công nghiên cứu cũng như tổng hợp tư liệu từ nhiều nguồn
GS Adward Miller chỉ tay về vị trí nơi ông Ngô Đình Diệm bị ám sát. Đây là tấm bản đồ ông dày công nghiên cứu cũng như tổng hợp tư liệu từ nhiều nguồn
Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu là chủ tọa lễ khánh thành vì ông Diệm đã bị ám sát trong thời điểm dinh đang xây dựng lại. Ông Thiệu sống ở nơi này từ tháng 10/1967 đến tháng 4/1975.
Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu là chủ tọa lễ khánh thành vì ông Diệm đã bị ám sát trong thời điểm dinh đang xây dựng lại. Ông Thiệu sống ở nơi này từ tháng 10/1967 đến tháng 4/1975.

Phạm Nguyễn