1. Dòng sự kiện:
  2. phim "Đào, phở và piano" gây sốt, cháy vé
  3. Xét tặng danh hiệu NSƯT, NSND lần thứ 10

Trăm năm vẻ đẹp thời trang váy cưới

(Dân trí) - Phụ nữ ở mỗi thời kỳ khác nhau lại có những cách ăn vận khác nhau trong ngày trọng đại của cuộc đời mình.

Thời trang váy cưới cũng giống như bất cứ dòng thời trang nào khác, đã chứng kiến những chuyển biến không ngừng theo năm tháng. Video 3 phút dưới đây sẽ cho thấy lại vẻ đẹp thời trang váy cưới suốt 100 năm qua.

Trăm năm vẻ đẹp thời trang váy cưới nhìn lại trong 3 phút

 

Bắt đầu từ thập niên 1910, váy cưới đã đặc trưng với ren, đăng ten và tóc bới cao. Một thập kỷ sau, độ dài của váy được rút ngắn lại, trước đây, vòng eo nằm khá cao thì giờ được hạ xuống thấp để nằm đúng thắt lưng.
Bắt đầu từ thập niên 1910, váy cưới đã đặc trưng với ren, đăng ten và tóc bới cao. Một thập kỷ sau, độ dài của váy được rút ngắn lại, trước đây, vòng eo nằm khá cao thì giờ được hạ xuống thấp để nằm đúng thắt lưng.

thập niên 1910, phụ nữ chuộng váy cưới dài. Tóc cô dâu được búi cao thể hiện sự kín đáo, giản dị và nghiêm trang trong lễ cưới. Thời này, họ cũng trang điểm rất nhẹ. Dù những món đồ trang điểm đã bắt đầu xuất hiện phổ biến hơn, đã có những thanh mascara đầu tiên bán trên thị trường, tuy vậy, quan niệm xã hội vẫn đề cao vẻ đẹp tự nhiên.

Sang thập niên 1920, là thời kỳ ưa chuộng những thân hình mảnh dẻ. Thời này, phụ nữ bắt đầu được thể hiện sự tự do, cá tính, năng động, vì vậy, váy cưới ngắn hơn và vòng eo được hạ xuống thấp hơn, giúp cô dâu dễ dàng di chuyển, khiêu vũ trong lễ cưới của mình. Thời này, trang điểm không còn xa lạ, lấy cảm hứng từ các ngôi sao điện ảnh, thời bấy giờ, phụ nữ tô son đậm để tạo nên đôi môi đầy đặn, gợi cảm.

Đến thập niên 1930, váy cưới lại rủ dài xuống. Thiết kế vẫn còn khá đơn giản, lấy chất liệu ren và đăng ten làm chủ đạo. Ở thời này, mọi thứ đều hướng đến một sự đơn giản đến… tối giản, ngay cả hoa cưới người ta cũng chỉ dùng những bó nhỏ xinh.
Đến thập niên 1930, váy cưới lại rủ dài xuống. Thiết kế vẫn còn khá đơn giản, lấy chất liệu ren và đăng ten làm chủ đạo. Ở thời này, mọi thứ đều hướng đến một sự đơn giản đến… tối giản, ngay cả hoa cưới người ta cũng chỉ dùng những bó nhỏ xinh.

thập niên 1930, khi nền kinh tế ở nhiều nước trên thế giới lâm vào cảnh khó khăn, điều này tác động ngay tới các hôn lễ. Từ váy cưới cho đến hoa cưới đều được thực hiện theo hướng đơn giản, trang nhã. Tuy vậy, để vẻ đẹp chiếc váy cưới trở nên đẳng cấp hơn, người ta thường may tay áo chạy dài bằng ren, đôi khi là cả một chiếc áo khoác ngoài mỏng nhẹ bằng ren.

Quanh năm 1945 là giai đoạn của những hôn lễ thời chiến. Các cô dâu thường gắn hạt trai lên mái tóc uốn xoăn cầu kỳ để tạo vẻ đẹp quyến rũ.
Quanh năm 1945 là giai đoạn của những hôn lễ thời chiến. Các cô dâu thường gắn hạt trai lên mái tóc uốn xoăn cầu kỳ để tạo vẻ đẹp quyến rũ.
Năm 1955, những bộ sưu tập váy cưới đầu tiên bắt đầu xuất hiện và gây ảnh hưởng mạnh mẽ đối với phụ nữ. Những chiếc váy cưới bồng bềnh hơn, nhấn mạnh vào phần eo khiến các cô dâu trở nên thời trang hơn.
Năm 1955, những bộ sưu tập váy cưới đầu tiên bắt đầu xuất hiện và gây ảnh hưởng mạnh mẽ đối với phụ nữ. Những chiếc váy cưới bồng bềnh hơn, nhấn mạnh vào phần eo khiến các cô dâu trở nên thời trang hơn.

Thập niên 1940 với những khó khăn kinh tế rõ rệt khiến các cô gái vẫn phải trung thành với những kiểu váy giản dị, trang nhã và kín đáo của thập niên 1930, với tay áo và chân váy chạy dài, những bó hoa nhỏ nhắn. Để lễ cưới có màu sắc tươi vui, sang trọng hơn, các cô dâu ưa chuộng màu son đỏ đậm và những mái tóc được uốn xoăn cầu kỳ gắn hạt trai.

Sang thập niên 1950, chiếc váy cưới trở nên thời trang hơn khi đã có những nhà thiết kế lần đầu tiên cho ra mắt công chúng những bộ sưu tập váy cưới. Điều này đã ngay lập tức tạo nên diện mạo mới cho các cô dâu. Các thiết kế giờ đây đều nhấn mạnh vào vòng eo, tạo nên sự gợi cảm cho nhân vật chính.

Váy cũng không còn dài “lượt thượt” nữa mà ngắn hơn, tạo nên vẻ trẻ trung. Phong cách này ngay lập tức được ưa chuộng. Thời kỳ này, các cô dâu thường mặc váy lót bên trong và váy ren bên ngoài. Ở vòng 1, người ta thấy phần viền cổ áo có nhiều tầng lớp gợi cảm với phần áo lót bên trong tạo thành hình tim đẹp mắt.

Năm 1965, mái tóc bới phồng và những chiếc nơ khổ lớn là nét nổi bật của váy cưới thời kỳ này.
Năm 1965, mái tóc bới phồng và những chiếc nơ khổ lớn là nét nổi bật của váy cưới thời kỳ này.
Đến thập niên 1970, phong cách híp-pi gây ảnh hưởng tới các thiết kế váy cưới, lúc này xuất hiện những chiếc váy theo phong cách “Bô-hê-miêng”. Cô dâu sẵn sàng nhảy múa, khiêu vũ với đôi chân trần và một vòng hoa trên đầu thay cho voan cưới.
Đến thập niên 1970, phong cách híp-pi gây ảnh hưởng tới các thiết kế váy cưới, lúc này xuất hiện những chiếc váy theo phong cách “Bô-hê-miêng”. Cô dâu sẵn sàng nhảy múa, khiêu vũ với đôi chân trần và một vòng hoa trên đầu thay cho voan cưới.

Thập niên 1960, khi những ngôi sao điện ảnh như Elizabeth Taylor và Marilyn Monroe thống trị màn bạc, phong cách trang điểm đậm rất phổ biến, trong lễ cưới, các cô dâu thường được tô son đậm và gắn lông mi giả dày. Tóc bới phồng và nơ lớn gắn trên voan. Chất liệu may váy đa dạng hơn, không còn chỉ có vải ren và đăng ten nữa. Cách cắt may tuy vậy vẫn rất đơn giản.

Thập niên 1970, những đôi môi đỏ mọng không còn là mốt, thay vào đó là một màu son nhạt, tóc hơi gợn sóng, tất cả đều nhẹ nhàng, thanh thoát phản ánh những biến chuyển trong đời sống văn hóa - xã hội khi trào lưu nghe nhạc rock, đi xe phân khối lớn, ăn vận híp-pi bỗng lên ngôi.

Điều này đã tác động tới các cô dâu khi thời trang váy cưới “Bô-hê-miêng” ra đời với viền cổ hình vuông. Vẻ đẹp thời kỳ này thể hiện sự tự do, phóng khoáng, phụ nữ không quá chú trọng tới việc trang điểm, làm tóc mà trở về với vẻ đẹp tự nhiên. Trước đây, nếu hoa cưới cô dâu thường màu trắng thì với vẻ ngoài giản dị này, bó hoa cô dâu lại thường có màu sắc sặc sỡ để làm điểm nhấn.

Đến thập niên 1980, các cô dâu được trang điểm đậm với mái tóc bới phồng “mạnh tay”.
Đến thập niên 1980, các cô dâu được trang điểm đậm với mái tóc bới phồng “mạnh tay”.
Phong cách ấn tượng của thập niên 1980 đối sánh với phong cách đơn giản, trang nhã của thập niên 1990.
Phong cách ấn tượng của thập niên 1980 đối sánh với phong cách đơn giản, trang nhã của thập niên 1990.

Sang thập niên 1980, chưa bao giờ các cô dâu lại có diện mạo ấn tượng mạnh mẽ đến thế, như thể để bù lại sự đơn giản của thập niên 1970. Thời kỳ này, mọi thứ đều được thực hiện “mạnh tay”, mái tóc phồng to, trang điểm đậm, tay áo phồng lớn. Thời này, cổ áo thường được đẩy lên cao, nhưng để chiếc váy bớt “ngồn ngộn”, người ta sử dụng chất liệu ren một cách nhấn nhá ở vùng cổ.

Sau những “ngồn ngộn” của thập niên 1980, sang thập niên 1990, phong cách đơn giản, trang nhã trở lại. Thời này, vẻ gợi cảm của những chiếc váy bắt đầu được chú trọng hơn với những bờ vai để lộ nhưng không quá đà. Voan chùm đầu cũng đơn giản, mỏng nhẹ, phong cách trang điểm lúc này tinh tế, đẳng cấp hơn.

Thập niên 2000, voan cưới trở nên bớt thịnh hành hơn, nhưng đến thập niên 2010, voan cưới được yêu thích trở lại.
Thập niên 2000, voan cưới trở nên bớt thịnh hành hơn, nhưng đến thập niên 2010, voan cưới được yêu thích trở lại.

Sự đơn giản vẫn tiếp tục đồng hành cùng thập niên 2000 và thậm chí voan cưới cũng bị loại bỏ để thay thế bằng vương miện hoặc thậm chí là một mái tóc để trần. Lúc này, vẻ gợi cảm của cô dâu càng được nhấn mạnh, để nhân vật chính thực sự là trung tâm buổi lễ.

Những chiếc váy hở vai táo bạo không hiếm gặp. Bản thân chiếc váy cũng không có nhiều chi tiết trang trí, cô dâu trang điểm đẹp tươi tắn, nhẹ nhàng, tạo sự tự nhiên. Đây cũng chính là quan niệm hiện đại về lễ cưới và cách phục sức của cô dâu.

Phong cách thời trang váy cưới đương đại của thập niên 2010 là sự pha trộn giữa hiện đại và cổ điển, với chất liệu ren làm điểm nhấn, họa tiết trang trí tiết chế, cách trang điểm, làm tóc nhẹ nhàng, cùng sự trở lại của voan cưới truyền thống.

Bích Ngọc
Theo Daily Mail

Trăm năm vẻ đẹp thời trang váy cưới - 10