Thế giới và những lễ hội kỳ quặc "có một không hai"

(Dân trí) - Lễ hội là nơi để người dân tận hưởng những giá trị văn hoá, nghệ thuật, vui chơi và giải trí nhưng cũng có những lễ hội rùng rợn, gây ra đau đớn tột cùng, thậm chí nguy hại tới tính mạng.

Lễ hội ném cà chua ở Tây Ban Nha

Thế giới và những lễ hội kỳ quái có một không hai



Vào ngày thứ Tư cuối cùng của tháng Tám, tại thị trấn Bunol của thành phố Valencia của Tây Ban Nha, 9.000 người dân địa phương cùng 20.000 - 40.000 khách du lịch trong nước và nước ngoài sẽ đổ ra đường, ném cà chua vào nhau để tôn vinh Đức Mẹ Maria và thánh Louis Bertrand. Truyền thống này đã có từ thập niên 1940. Tại lễ hội, phụ nữ phải mặc quần áo trắng còn đàn ông phải cởi trần. Bất cứ người đàn ông nào mặc áo tới tham dự sẽ bị đám đông xô vào xé áo.

Lễ hội pho-mát lăn ở Anh

Thế giới và những lễ hội kỳ quái có một không hai



Lễ hội pho-mát lăn được tổ chức vào tháng Năm ở đồi Cooper, Gloucestershire. Tại đây, một người sẽ đứng ra đẩy một tảng pho-mát lăn xuống sườn đồi dốc đứng, sau đó hàng trăm người khác sẽ cùng lăn theo để xem ai bắt được bánh pho-mát đó. Lễ hội này được tổ chức đều đặn mỗi năm và thường dẫn đến những trấn thương nặng nhẹ khác nhau cho người tham gia, vì vậy, trẻ em không được phép dự phần mà thay vào đó sẽ có một cuộc thi chạy từ chân đồi lên tới đỉnh đồi tổ chức cho các em. Phụ nữ và nam giới sẽ tham gia vào hai lượt “pho-mát lăn” riêng.

Lễ hội đốt lửa mừng thánh John của Tây Ban Nha

Thế giới và những lễ hội kỳ quái có một không hai



Lễ hội này thường được tổ chức tại Tây Ban Nha từ ngày 19-24/6 hàng năm. Tại đây, người dân địa phương sẽ lấy đồ đạc cũ ra và châm lửa đốt để tạo thành những đống lửa lớn. Người dân khi tham gia lễ hội này sẽ vừa thưởng thức sô-cô-la nóng vừa ngắm lửa cháy. Sau này, lễ hội có thêm một số hoạt động nữa như thi nhau nhảy qua hoặc chạy xuyên qua đám lửa, trình diễn pháo hoa và tìm ra 172 vị nữ hoàng sắc đẹp gồm 86 phụ nữ và 86 thiếu nữ.

Lễ hội ném dê ở Tây Ban Nha

Thế giới và những lễ hội kỳ quái có một không hai



Người Tây Ban Nha dường như rất thích những lễ hội kỳ quái. Mỗi năm, vào ngày Chủ Nhật thứ tư trong tháng Một, người dân địa phương của thị trấn nhỏ Manganeses de le Polvorosa sẽ cùng tập hợp lại để tham gia lễ hội ném cừu vinh danh thánh Vincent de Paul, vị thánh bảo hộ của thị trấn. Lễ hội đã có từ rất lâu đời trong đó một thanh niên trẻ tuổi sẽ đi tìm một chú dê trong làng, buộc túm bốn chân dê lại, mang lên tháp chuông của của nhà thờ địa phương rồi ném chú dê xuống từ độ cao gần 20m. Những người dân làng sẽ đứng ở dưới căng một tấm vải bạt để hứng lấy chú dê. Cũng có khi họ không hứng kịp và đương nhiên chú dê bị chết. Lễ hội này đã bị cấm vì hiệp hội bảo vệ động vật lên án dữ dội nhưng “phép vua thua lệ làng”, lễ hội này vẫn diễn ra đều đặn mỗi năm.

Lễ hội Hadaka Matsuri của Nhật

Thế giới và những lễ hội kỳ quái có một không hai



Hadaka Matsuri là một lễ hội truyền thống của Nhật trong đó những người tham gia gần như khoả thân. Lễ hội này diễn ra ở rất nhiều nơi tại Nhật trong đó nam giới thường mặc một loại khố vải truyền thống nhưng nếu bạn muốn nude hoàn toàn thì càng tốt và bạn sẽ được coi là anh hùng của buổi lễ. Những người tham gia thường lấy bùn để chát vào người nhau. Lễ hội của nam và nữ sẽ được tách riêng. Ở một số địa phương, lễ hội này còn được tổ chức cho thiếu niên như một nghi thức trưởng thành. Đây là một trong những lễ hội tôn giáo lâu đời của Nhật.

Lễ hội nhảy qua em bé của Tây Ban Nha

Thế giới và những lễ hội kỳ quái có một không hai



Được cho là xuất hiện từ năm 1620, lễ hội El Colacho sẽ có màn đặt các em bé được sinh ra trong 12 tháng lên một tấm đệm. Những người đàn ông trưởng thành của làng Castrillo de Murcia sẽ ăn mặc như quỷ Sa-tăng rồi lần lượt nhảy qua các em bé đang nằm trên đệm. Lễ hội này thường dẫn tới thương tích, nhưng là ở phía người lớn. Nghi thức được tin là sẽ xua đi những linh hồn quỷ dữ đe doạ các em bé. Tuy chưa từng có điều không may xảy ra với các em nhưng Giáo hoàng Benedict XVI đã yêu cầu các thầy tu tại địa phương không tham gia vào lễ hội bởi nó là một nghi thức nguy hiểm và đi ngược lại với tôn giáo Thiên Chúa.

Lễ hội chết thử của Tây Ban Nha

Thế giới và những lễ hội kỳ quái có một không hai



Mỗi năm tại thị trấn Las Nieves những người “chết hụt” trong năm trước sẽ cùng nhau tham gia lễ hội Mass vinh danh thánh Marta de Ribarteme, vị thánh của sự hồi sinh. Điều kỳ quái nhất là những nhân vật chính - những người “chết hụt” kia - sẽ phải đến tham dự lễ hội trong một cỗ quan tài. Quan tài của họ sẽ được rước từ nhà lên đỉnh của một ngọn đồi gần đó, nơi có bức tượng của thánh Marta de Ribarteme. Lễ hội diễn ra ảm đạm như một đám tang thực sự cho tới khi màn pháo hoa bắt đầu và những người bán đồ lưu niệm tôn giáo bắt đầu đổ ra đường phố chào mời khách mua.

Lễ hội vặt cổ ngỗng ở Đức

Thế giới và những lễ hội kỳ quái có một không hai



Lễ hội được tổ chức thường niên này thật ghê rợn. Một chú ngỗng bị buộc túm chân lại rồi treo lên và sau đó sẽ bị những người đàn ông địa phương kéo giật cho tới khi… đầu nó đứt lìa khỏi cổ. Sau này, hiệp hội bảo vệ động vật đã lên án lễ hội và người ta phải chuyển từ dùng ngỗng sống sang ngỗng… làm sẵn. Lễ hội này còn lan sang cả Tây Ban Nha (xứ sở của những lễ hội lạ kỳ). Tại Tây Ban Nha người ta gọi lễ hội này là Antzar Eguna và đã có lịch sử gần 350 năm.

Lễ hội Thaipusam của Ấn Độ
 

Thế giới và những lễ hội kỳ quái có một không hai



Thaipusam là một lễ hội của những người theo đạo Hindu thường được tổ chức vào tháng 1 hoặc tháng 2 hàng năm để chào đón ngày sinh của vị thần Murugan – con trai của hai vị thần Shiva và Parvati. Những người tham gia lễ hội sẽ cạo trọc đầu và thực hiện một thứ nghi lễ rất đau đớn: Vào cuối buổi lễ họ sẽ xuyên một cái xiên sắc qua lưỡi và hai bên má. Một số tín đồ nam còn gắn những chiếc móc câu vào lưng rồi kéo những vật nặng. Mục đích của lễ hội này là gây ra càng nhiều đau đớn càng tốt. Càng đau, bạn càng nhận được nhiều phúc lộc từ các vị thần. Lễ hội này khá phổ biến tại Ấn Độ, Singapore và Malaysia.

 
Hồ Bích Ngọc
Theo OSM