Sử gia thế giới đăng tải tư liệu lịch sử quý của Việt Nam

(Dân trí) - Một sử gia người Na Uy trong nhiều năm ròng đã nghiên cứu về lịch sử Việt Nam với nhiều tình cảm đặc biệt. Mới đây, ông đã cho đăng tải bộ sưu tập gồm 122 số báo Việt Nam Độc Lập do Mặt trận Việt Minh xuất bản từ năm 1941-1945.

Chân dung sử gia người Na Uy Stein Tonnesson

Chân dung sử gia người Na Uy Stein Tonnesson

Mới đây trên trang web chính thức của một sử gia nổi tiếng người Na Uy, ông Stein Tonnesson đã cho đăng tải bộ sưu tập gồm 122 số báo của tờ Việt Nam Độc Lập, xuất bản bởi Mặt trận Việt Minh 1941-1945.
 
Tiến sỹ Stein Tonnesson (2/12/1953) là nhà sử học và là nhà nghiên cứu ḥòa bình người Na Uy. Năm 1991, ông đã làm luận văn tiến sỹ về lịch sử quốc tế của cuộc cách mạng Việt Nam 1945 và được bảo vệ tại trường Đại học Oslo.

Kể từ năm 2001 ông là Giám đốc Viện nghiên cứu hòa bình quốc tế tại Oslo (International Peace Research Institute, Oslo) và vẫn tiếp tục thực hiện những nghiên cứu về Việt Nam với một tình yêu đặc biệt. Mới đây trên trang web chính thức của mình, ông đã cho đăng tải 122 số báo của tờ Việt Nam Độc Lập, tờ báo do chính Bác Hồ sáng lập để giới thiệu tới bạn bè quốc tế, những người quan tâm đến lịch sử đấu tranh của dân tộc Việt Nam.

Báo Việt Nam Độc Lập xuất bản từ năm 1941-1945.

Báo Việt Nam Độc Lập xuất bản từ năm 1941-1945.

Ngày 1/8/1941, tờ báo Việt Nam Độc Lập với danh nghĩa ban đầu thuộc tổ chức Việt Minh tỉnh Cao Bằng đã được đánh số xuất bản 101 ra mắt bạn đọc. Sau đó tờ báo đã trở thành cơ quan tuyên truyền, cổ động, đấu tranh của liên minh 4 tỉnh miền Bắc nước ta gồm Cao Bằng, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Lạng Sơn. Là người trực tiếp chỉ đạo, để ra được báo Việt Nam Độc Lập năm 1941, ở Pắc Bó, Bác Hồ lại tự mình viết tin, bài, tổ chức trình bày, tạo công cụ in ấn rồi phát hành, cổ động quần chúng đọc báo cũng như vận động bạn đọc quyên góp tài chính ủng hộ báo.
 
Dù trong hoàn cảnh khó khăn thiếu thốn, với phương pháp in bằng đá công phu và vất vả Bác cùng các đồng chí cách mạng khác vẫn cố gắng đảm bảo mỗi tháng ra ba kì, mỗi kì hai trang báo. Sau ngày Bác Hồ rời Cao Bằng đi Trung Quốc, Báo Việt Nam Độc Lập được giao cho đồng chí Phạm Văn Đồng phụ trách, tiếp tục xuất bản cho tới ngày Cách mạng tháng Tám thành công với 141 kỳ.

Báo Việt Nam Độc Lập xuất bản từ năm 1941-1945.


Báo Việt Nam Độc Lập xuất bản từ năm 1941-1945.

Bản chụp số báo đầu tiên của tờ Việt Nam độc lập đăng tải trên trang web của tiến sỹ Stein Tonnesson.

Báo Việt Nam Độc Lập xuất bản từ năm 1941-1945.


Báo Việt Nam Độc Lập xuất bản từ năm 1941-1945.

Bản chụp số báo cuối cùng sau ngày cách mạng tháng 8 thành công của tờ Việt Nam độc lập xuất bản ngày 15/9/1945.

Số báo đầu xuân 1945 với việc thông báo thành lập đội tuyên truyền của Việt Nam Giải Phóng Quân.

Số báo đầu xuân 1945 với việc thông báo thành lập đội tuyên truyền của Việt Nam Giải Phóng Quân.

Trên trang thông tin của mình, tiến sỹ Stein Tonnesson đã cho đăng tải bản chụp của tờ báo từ số 101 ngày 1/8/1941 cho tới số 235 ngày 15/9/1945 kèm theo cả bản dịch tiếng Anh. Hiện các bản gốc của báo Việt Nam Độc Lập đang được lưu trữ và cất giữ tại Bảo tàng Cách mạng Việt Nam.

Phan Hạnh
Tổng hợp