Ở góc nhìn bình yên về cuộc thế chiến

(Dân trí)- Cecil Beaton là một trong những nhiếp ảnh gia hoạt động tích cực nhất trong thời kỳ Thế chiến II. Những bức hình của Cecil không chạm tới xác người hay những nỗi ghê rợn thường thấy trong chiến tranh, thay vào đó là những phút bình yên, tươi sáng...

Cecil Beaton là một trong những nhiếp ảnh gia hoạt động tích cực nhất trong thời kỳ Thế chiến II. Ông hướng ống kính của mình đi theo một khía cạnh khác để có được những khoảnh khắc bình yên giữa cuộc chiến tàn khốc. Trong 6 năm của cuộc chiến, ông đi tìm những khoảnh khắc tươi mới, rực rỡ niềm vui, nụ cười và tính nghệ thuật ngay giữa cảnh hoang tàn, đổ nát và khốc liệt của chiến tranh.

Thế chiến II khiến nền kinh tế thế giới bị suy thoái, đời sống người dân trở nên khó khăn hơn bao giờ hết, nhưng phụ nữ tại các nước Châu Âu có thể ăn bớt ngon nhưng họ không thể mặc bớt đẹp. Người ta vẫn thấy các bà, các cô diện mini juyp và đi những đôi tất da chân vô cùng gợi cảm, vẫn nước hoa thơm phức, tóc bồng bềnh, thắt những chiếc khăn duyên dáng trên cổ... Dù trong cảnh chiến tranh khốn cùng, con người lạc quan vẫn tìm thấy tình yêu cuộc sống và thấy yêu đời. Càng trong cảnh khốn khó, đen tối, người ta càng thấy tình yêu đó rạng ngời, rực rỡ. Cecil đã bắt trúng tâm lý đó và khai thác khía cạnh nhân văn của con người trong vùng chiến sự.

Một người lính đang uống trà ở căng tin trong doanh trại Victoria năm 1942.


Một người lính đang uống trà ở căng tin trong doanh trại Victoria năm 1942.

Một người lính đang uống trà ở căng tin trong doanh trại Victoria năm 1942.


Cecil Beaton đã có mặt ở những nơi diễn ra chiến tranh ác liệt, nhưng ông hướng ống kính của mình vào cái đẹp giữa cảnh hoang tàn. Đây là Quảng trường Bloomsbury tại London, Anh sau khi bị ném bom.

Một nữ thợ hàn phục vụ tại xưởng sửa chữa tàu ở Tyneside năm 1943.


Một nữ thợ hàn phục vụ tại xưởng sửa chữa tàu ở Tyneside năm 1943.

Một nữ thợ hàn phục vụ tại xưởng sửa chữa tàu ở Tyneside năm 1943.


Trung úy không quân David Donaldson ở phi đội 149 thuộc lực lượng Không quân Hoàng gia Anh vẫn ra dáng một quý ông hào hoa phong nhã, ăn mặc rất bảnh.

Một nữ hải quân Hoàng gia Anh phục vụ tại cảng Portsmouth năm 1941.


Một nữ hải quân Hoàng gia Anh phục vụ tại cảng Portsmouth năm 1941.

Nhiếp ảnh gia Cecil Beaton từng rất nổi tiếng với những tác phẩm ảnh chụp các diễn viên huyền thoại như Elizabeth Taylor, Marilyn Monroe và Audrey Hepburn. Khi chiến tranh nổ ra, ông được Bộ Thông tin Anh giao nhiệm vụ chụp lại những cảnh ấn tượng nhất thể hiện nỗ lực của nhân dân Anh trong thế chiến II để phục vụ mục đích tuyên truyền. Beaton tạm biệt cuộc sống được Hoàng gia bảo trợ cùng những người mẫu xinh đẹp để lên đường và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.

Ông đã chụp lại những chàng trai, cô gái trẻ tuổi dưới góc độ đẹp nhất bất kể chiến tranh leo thang, phá hoại và cuộc sống đang diễn ra hỗn loạn thế nào tại Anh trong thập niên 1940.

Một nữ hải quân Hoàng gia Anh phục vụ tại cảng Portsmouth năm 1941.


Bom đã hủy hoại nhà thờ St. Anne & St. Agnes ở London năm 1940 – một cảnh tương đối dữ dằn so với phong cách thường thấy của Cecil.

Một thủy thủ trên tàu HMS Alcantara dùng máy khâu để may lại cờ hiệu của chiến thuyền.


Một thủy thủ trên tàu HMS Alcantara dùng máy khâu để may lại cờ hiệu của chiến thuyền.

Một thủy thủ Anh lên bờ và hưởng thụ những giờ giải lao hiếm hoi ven cảng Harrogate.


Một thủy thủ Anh lên bờ và hưởng thụ những giờ giải lao hiếm hoi ven cảng Harrogate.

Hai n


Hai nữ sinh ở trường Hải quân Hoàng gia Anh.

Hai n


Anh hùng mặt trận – Trưởng phi đội bay 609 thuộc Không quân Hoàng gia Anh – phi công M.L. Robinson ngồi trên cánh chiếc phi cơ Hawker Hurricane (Chim ưng nổi giận), trông anh như một tài tử điện ảnh.

Hai n


Một công nhân đang xúc đi những gạch vỡ trên sàn của nhà thờ St. Mary-le-Bow sau khi nó bị đánh bom.

Những bức hình của Cecil không chạm tới xác người, máu me hay những nỗi ghê rợn thường thấy trong chiến tranh, thay vào đó nó khắc hoạ những quân nhân đẹp trai, xinh gái, với vẻ quyến rũ rạng ngời của tuổi trẻ, dù ngày mai họ có thể phải ra chiến tuyến và hy sinh bất cứ lúc nào.

Beaton đã chạm tới trái tim người xem với bức ảnh dữ dội nhất mà ông từng chụp khắc hoạ một em bé 3 tuổi tên là Eileen Dunne bị thương và nằm điều trị tại bệnh viện Great Ormond Street, bức ảnh này ngay lập tức được đưa lên bìa tạp chí Life tháng 9/1940.

Hai n


Bức ảnh này đã đạt được hiệu quả tuyên truyền rất cao và có ý nghĩa lịch sử vì nó khơi dậy niềm cảm thương của người dân trên khắp Châu Âu, Châu Mỹ và mở đường cho Hoa Kỳ can thiệp vào thế chiến.

Tuyển tập 7.000 bức ảnh mà Beaton chụp đã được Uỷ ban Kiểm duyệt của Bộ Thông tin Anh phát hành dưới dạng sách ảnh. Hơn 100 tác phẩm ảnh của ông đang được trưng bày tại Bảo tàng Chiến tranh Hoàng gia ở London với tên gọi Cecil Beaton: Theatre of War (Cecil Beaton: Vũ đài chiến tranh).

Các học viên của trường Hải quân Hoàng gia Anh ở Greenwich


Các học viên của trường Hải quân Hoàng gia Anh ở Greenwich

Hai cha con ở thủ đô Cairo, Ai Cập


Hai cha con ở thủ đô Cairo, Ai Cập

Ba quân nhân đóng tại Lybia cùng tận hưởng giây phút giải lao


Ba quân nhân đóng tại Lybia cùng tận hưởng giây phút giải lao

Ba quân nhân đóng tại Lybia cùng tận hưởng giây phút giải lao


Phi công Hoàng gia Anh Neville Duke, người phá vỡ kỷ lục thế giới về tốc độ bay đứng bên chiếc Spitfire (Khạc ra lửa)

Một lính cứu hoả đi dập lửa sau khi trận oanh tạc kết thúc


Một lính cứu hoả đi dập lửa sau khi trận oanh tạc kết thúc

Một lính cứu hoả đi dập lửa sau khi trận oanh tạc kết thúc


Bà lão này trở thành người vô gia cư vì nhà của bà bị thiêu rụi sau một trận ném bom, bà ngồi thất thần khi nhận được bữa ăn cứu trợ của trung tâm nhân đạo.

Kể về những trải nghiệm của mình trong những ngày tháng chiến tranh, Cecil viết trong nhật ký:

Nhiếp ảnh gia Cecil Beaton


Nhiếp ảnh gia Cecil Beaton

“Hôm qua tôi có đi tới Viện bảo tàng Chiến tranh Hoàng gia, thực chất đây không phải một điạ điểm viếng thăm thú vị đối với tôi, đến đây và xem lại những bức ảnh từng chụp trong cuộc chiến thật là một trải nghiệm tuyệt vời. Tôi được sống lại những năm tháng tuổi trẻ nhiệt huyết, nếu không có chuyến viếng thăm này, có lẽ tôi đã bỏ quên rất nhiều điều. Phần lớn những người xuất hiện trong những bức ảnh đó đều đã qua đời.

Thật thú vị khi được nhìn lại từng khuôn mặt, từng địa điểm. Tôi không tin mình đã chụp nhiều ảnh tư liệu đến vậy, tất cả xuất phát từ tình yêu nhiếp ảnh. Nhìn ngắm chúng hôm nay tôi thấy vui vì những tác phẩm này đã được đón nhận và tới với quảng đại công chúng.”

Trong suốt cuộc đời của mình, ông được biết tới với nhiều vai trò như nhà văn, nhà thiết kế, nhà làm phim hoạt hình, nhà hoạt động xã hội, người viết tự truyện… nhưng nổi bật nhất vẫn là vai trò nhiếp ảnh gia. Ông nổi tiếng với những bức chân dung chụp những nhân vật hàng đầu nước Anh trong các lĩnh vực chính trị, điện ảnh, thời trang… và làm việc cho những tạp chí thời thượng nhất như Vanity Fair và Vogue.

Sau khi thế chiến kết thúc, ông chuyển sang làm thiết kế cho sân khấu kịch Broadway với vai trò thiết kế và dàn dựng ánh sáng, trang phục. Beaton đã giành được giải Oscar ở hạng mục thiết kế trang phục cho phim Gigi (1958) và My Fair Lady (1964). Ông qua đời tháng 1/1980, thọ 76 tuổi.

 
 
Hồ Bích Ngọc
Theo DM