Nỗi ám ảnh phù thủy trong hội họa

(Dân trí) - Phù thủy là một sản phẩm văn hóa đặc trưng của phương Tây. Phù thủy đã trở thành đề tài lớn trong văn chương, điện ảnh và cả hội họa.

Trước khi ma cà rồng bước vào nền văn hóa đại chúng của các nước phương Tây, đã có thời phù thủy là mối đe dọa lớn nhất trong tiềm thức con người. Phù thủy là hình ảnh cụ thể hóa, nhân cách hóa của các sức mạnh siêu nhiên huyền bí, các tà phép, yêu thuật.

Sự ám ảnh của người dân phương Tây về phù thủy còn bị cường điệu hóa trong suốt hàng trăm năm dưới nhiều hình thức khác nhau, từ các câu chuyện truyền miệng cho tới các tác phẩm văn chương và sau này còn thêm cả phim ảnh.

Thái độ đối với phù thủy cũng rất đa dạng. Trước đây, khi hiểu biết con người còn hạn chế, phù thủy luôn là nhân vật ác, gieo rắc nỗi sợ hãi. Sau này, nhờ sự phát triển của khoa học và tri thức, con người đã xóa bỏ được nỗi sợ vô lý từng đeo đẳng suốt hàng thế kỷ.

Lúc này, phù thủy cũng có thể trở thành những nhân vật được yêu mến. Chẳng hạn như Harry Potter, Sabrina - cô phù thủy nhỏ hay bộ ba chị em phù thủy nhà Halliwell trong phim “Phép thuật”... Trước nay, đề tài về phù thủy vẫn luôn thu hút sự quan tâm lớn của công chúng các nước phương Tây.

Mỹ thuật phương Tây cũng tham gia vào việc khắc họa lại nỗi sợ của con người đối với một hiện tượng văn hóa đặc biệt như phù thủy.

Trong hơn 500 năm qua, đã có nhiều họa sĩ mang niềm hứng thú đặc biệt đối với hiện tượng văn hóa này. Lịch sử mỹ thuật có khá nhiều hình ảnh khắc họa phù thủy, đó có thể là những phụ nữ xấu xí, đầy vẻ hăm dọa, cũng có thể là những phụ nữ xinh đẹp, mang đầy vẻ quyến rũ, ma mị.

Bức “Ba chị em phù thủy” (1785) của họa sĩ người Thụy Sĩ Henry Fuseli

Bức “Ba chị em phù thủy” (1785) của họa sĩ người Thụy Sĩ Henry Fuseli

Danh họa người Anh William Blake khắc họa một phù thủy trong dáng dấp của một nữ thần.

Danh họa người Anh William Blake khắc họa một phù thủy trong dáng dấp của một nữ thần.

Danh họa người Anh William Blake khắc họa một phù thủy trong dáng dấp của một nữ thần.

Bức tranh của họa sĩ người Ý Salvator Rosa lại đặc tả khía cạnh đạo đức. Nỗi ám ảnh về phù thủy từng là căn bệnh hoang tưởng trầm kha, sự kích động thái quá của xã hội phương Tây. Khi đó, phụ nữ có thể bị hành hình dã man nếu bị những người xung quanh đồn đại là phù thủy.

Danh họa người Anh William Blake khắc họa một phù thủy trong dáng dấp của một nữ thần.

Đối với nền văn hóa đương đại, phù thủy không còn là nỗi sợ hãi ám ảnh. Nữ họa sĩ người Đức Kiki Smith thậm chí còn tự khắc họa mình trong hình hài một mụ phù thủy.

Danh họa người Anh William Blake khắc họa một phù thủy trong dáng dấp của một nữ thần.

Bức “Vòng tròn ma thuật” (1886) của họa sĩ người Anh John William Waterhouse khắc họa một phù thủy có nhan sắc kiều diễm.

Bức phác họa “Bốn

Bức phác họa “Bốn mụ phù thủy” của họa sĩ người Đức Albrecht Durer hoàn toàn không khác gì với những bức tranh khắc họa phụ nữ bình thường.

Bức phác họa “Bốn

Bức “Lễ hội phù thủy” (1606) của họa sĩ người Hà Lan Frans Francken II cho thấy những phù thủy có nhan sắc tuyệt đẹp.

Bức “Phù thủy phá rối” của họa sĩ người Ý Agostino Veneziano.

Bức “Phù thủy phá rối” của họa sĩ người Ý Agostino Veneziano.

Bức “Phù thủy phá rối” của họa sĩ người Ý Agostino Veneziano.

Bức “Ba cái đầu phù thủy” của họa sĩ người Scotland John Runciman khắc họa những phù thủy là nam giới.

Bức “Ba chị em phù thủy” của họa sĩ người Anh William Blake.

Bức “Ba chị em phù thủy” của họa sĩ người Anh William Blake.

Bức “Bên trong căn bếp của mụ phù thủy” (1848) của họa sĩ người Scotland - Joseph Noel Paton.

Bức “Bên trong căn bếp của mụ phù thủy” (1848) của họa sĩ người Scotland - Joseph Noel Paton.

 
 
Bích Ngọc
Theo Huffington Post