Nô nức trẩy hội Làng Vạc

(Dân trí) - Ngày 19/3, tại Khu di chỉ khảo cổ học Làng Vạc thuộc xã Nghĩa Hòa, Thị ủy, UBND TX Thái Hòa, Nghệ An đã long trọng tổ chức khai mạc lễ hội Làng Vạc lần thứ 14 năm 2013.

Đã thành thông lệ, nhân dân khắp nơi trong vùng Phủ Quỳ lại hội tụ về thị xã Thái Hòa nô nức trẩy hội Làng Vạc. Năm nay, Lễ hội Làng Vạc diễn ra từ ngày 18 đến ngày 20 tháng 3 năm 2013 (tức ngày 7, 8, 9 tháng 2 năm Quý Tỵ),

Làng Vạc là di chỉkhảo cổ học được các nhà khảo cổ học phát hiện và tiến hành khai quật qua các năm 1972, 1973, 1980, 1981, 1990 quy mô 20.000 m2, diện tích khai quật, thăm dò gần 1000m2, tại xã Nghĩa Hoà, huyện Nghĩa Đàn (nay là thị xã Thái Hòa) tỉnh Nghệ An.

Làng Vạc vừa là khu cư trú vừa là khu mộ táng có hàng trăm ngôi mộ đã được phát hiện. Trong ba lần thăm dò, khai quật năm 1972, 1981, 1990 đã phát hiện gần 700 hiện vật là đồ đá, đồ đồng, thủy tinh, trong đó đồ đồng, cho đến nay số lượng hiện vật đó đã tăng lên 6.000 hiện vật.

Theo sưu tập hiện vật, di chỉ Làng Vạc có tính chất của văn hóa Sơn Vi và liên tục đến thời kỳ văn hóa Đông Sơn. Trong số những hiện vật đồng thu được ở làng Vạc, đáng chú ý nhất là 5 chiếc trống đồng và hàng ngàn hiện vật như: rìu đồng, đồ trang sức thủy tinh, tượng người, tượng voi, ngựa… Chính vì những giá trị khảo cổ học to lớn đó, di chỉ khảo cổ học Làng Vạc đã được Bộ Văn hóa xếp hạng di tích cấp quốc gia. Lễ hội làng Vạc năm 2013 cũng là dịp chảo mừng kỉ niệm 5 năm thành lập thị Xã Thái Hòa.

Lễ hội gồm có 2 phần: phần lễ được mở màn với nét đẹp truyền thống là rước Vạc chín quai và lễ tế thần tại đền làng Vạc để cầu cho Quốc Thái Dân An, mưa thuận gió hòa, mùa màng bội. Phần hội diễn ra tương đối nhộn nhịp với các trò chơi dân gian, cồng chiêng, kéo co, ném còn, cờ thẻ, đẩy gậy, xen kẽ với các trò chơi mới nhằm tăng tính đa dạng cho lễ hội như: thi văn nghệ, người đẹp, ẩm thực, bóng chuyền,…mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc thu hút đông đảo nhân dân và đồng bào các dân tộc tham gia.

Trải qua 14 lần tổ chức, Lễ hội Làng Vạc đã trở thành một nét văn hóa tốt đẹp, đây cũng là dịp để nhân dân Phủ Quỳ và du khách thập phương trở về với cội nguồn tâm linh, về với nòi giống Lạc Hồng, vui xuân trẩy hội và thỏa mãn nhu cầu thưởng thức những giá trị văn hóa mà cha ông ta để lại.
 
Lễ hội cũng là dịp để đồng bào các dân tộc trên đất Phủ Quỳ hội tụ, thể hiện tinh thần đoàn kết cộng đồng, khai tâm công đức hướng về cội nguồn, giáo dục ý thức bảo vệ giữ gìn di tích, bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa lịch sử truyền thống, từ đó xây dựng niềm tin, lòng tự hào về quê hương đất nước.
 
Ấn tượng khai hội Làng Vạc:
 
Nô nức trẩy hội Làng Vạc
Đến nay, lễ hội đã qua 13 lần tổ chức. Lễ hội Làng Vạc lần thứ 14 được bắt đầu với lễ rước Vạc đồng và Trống đồng từ sân tổ chức lễ hội về đền thờ Làng Vạc để làm lễ đại tế.
 
Nô nức trẩy hội Làng Vạc
Lễ hội tiến hành lễ tế dâng hương tại điện thờ, tưởng nhớ công ơn dựng nước của các Vua Hùng và công ơn giữ nước của các bậc tiền nhân, cầu mong mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt.
 
Đánh trống khai hội.
Đánh trống khai hội.
 
Những tiết mục văn nghệ chào mừng lễ hội.
Những tiết mục văn nghệ chào mừng lễ hội.
Những tiết mục văn nghệ chào mừng lễ hội.
Những tiết mục văn nghệ chào mừng lễ hội.
Những tiết mục văn nghệ chào mừng lễ hội.
 
 Màn đánh trống khai hội.
 Màn đánh trống khai hội.
 
Đấu vật không thể thiếu ở lễ hội Làng Vạc.
Đấu vật không thể thiếu ở lễ hội Làng Vạc.
 
Các trò chơi dân gian khác thu hút du khách địa phương.
Các trò chơi dân gian khác thu hút du khách địa phương.
 
Kéo co thu hút nhiều người xem.
Kéo co thu hút nhiều người xem.
 
 Đánh bóng chuyền thi.
 Đánh bóng chuyền thi.
 
Trò chơi xít đu tiên thu hút bạn trẻ.
Trò chơi xít đu tiên thu hút bạn trẻ. 
 
 
Mạnh Hà - Nguyễn Duy