1. Dòng sự kiện:
  2. phim "Đào, phở và piano" gây sốt, cháy vé
  3. Xét tặng danh hiệu NSƯT, NSND lần thứ 10

Những hình ảnh xúc động về trẻ em thời chiến

(Dân trí) - Mỗi bức ảnh là một câu chuyện, là một khoảnh khắc, là một dấu ấn… một thời máu lửa và khốn khó của chiến tranh. Người xem có thể hình dung và tìm được lời đáp của câu hỏi: Tại sao Việt Nam thắng Mỹ trong cuộc chiến không cân sức trong thế kỉ XX?

Đó là lời chia sẻ từ đáy lòng của nhà báo Phạm Thành Long khi đến dự Triển lãm trẻ em thời chiến khai mạc từ ngày 7/9 và kéo dài đến hết ngày 14/9/2012 tại Nhà triển lãm 93 Đinh Tiên Hoàng, Hoàn Kiếm, Hà Nội. “Một cuộc triển lãm thật nhiều ý nghĩa!”, anh nói.

Bà Phạm Thị Ninh An - Cựu giáo viên Trưng Vương cũng thốt lên: “ Tôi thực sự xúc động khi xem những bức ảnh về một thời oai hùng xa xưa của “Tuổi thơ dữ dội”. Tôi như được sống lại những ngày thơ bé gần nửa thế kỉ trước. Tôi thấy lại hình ảnh mình, các em và bè bạn cùng trang lứa…”

Hơn 45 năm, những bức ảnh về trẻ em thời sơ tán đã lần đầu tiên được trưng bày trong một cuộc triển lãm. Hơn 70 bức ảnh đặc tả theo chủ đề trẻ em thời chiến của những năm 1964-1972 được thực hiện bởi các phóng viên của Thông tấn xã và Hãng tin truyền hình Nihon Denpa News (Nhật Bản)...

Nhiều hình ảnh đã gây ấn tượng mạnh với người xem, đặc biệt với những ai đã từng là một phần trong hơn 8 năm Mỹ ném bom đánh phá miền Bắc.

Mời độc giả Dân trí nhìn lại một số bức ảnh ấn tượng và gây xúc động tại triển lãm:
 
Người già, phụ nữ và trẻ em rời Thủ đô đi sơ tán trong những ngày cuối tháng 12 năm 1972
 Người già, phụ nữ và trẻ em rời Thủ đô đi sơ tán trong những ngày cuối tháng 12 năm 1972
 
Người già, phụ nữ và trẻ em rời Thủ đô đi sơ tán trong những ngày cuối tháng 12 năm 1972
Các trường học ở huyện Gia Khánh (Ninh Bình) đều có hệ thống hầm hào tỏa đi khắp nơi giúp học sinh, giáo viên kịp thời thoát hiểm khi máy bay Mỹ đánh phá

Dù chiến tranh rất khốc liệt, học sinh vẫn hàng ngày luồn qua các giao thông hào tới trường
Dù chiến tranh rất khốc liệt, học sinh vẫn hàng ngày luồn qua các giao thông hào tới trường

Các em học sinh thời chiến đều được hướng dẫn cách sơ cứu các vết thương
Các em học sinh thời chiến đều được hướng dẫn cách sơ cứu các vết thương

Các em học sinh thời chiến đều được hướng dẫn cách sơ cứu các vết thương
Hầu hết các em học sinh thời chiến đều được hướng dẫn tự đan mũ rơm sao cho bền chắc để tránh sát thương của bom đạn, nhưng cũng phải đẹp và có tính thẩm mỹ

Các em học sinh thời chiến đều được hướng dẫn cách sơ cứu các vết thương
Hành trang của trẻ em thời chiến khi đến trường, ngoài sách vở, còn có túi cứu thương và cả những chiếc cáng bằng tre như thế này

Các em học sinh thời chiến đều được hướng dẫn cách sơ cứu các vết thương
Nghệ sĩ Nhân dân Đặng Thái Sơn và nhiều nghệ sĩ tên tuổi khác đã từng phải học đàn trong hoàn cảnh vô cùng thiếu thốn ở nơi sơ tán như thế này

Các em học sinh thời chiến đều được hướng dẫn cách sơ cứu các vết thương
Nét mặt sung sướng, rạng ngời của một em học sinh, khi chú gà “kế hoạch nhỏ” của em được cân bán cho hợp tác xã

Các em học sinh thời chiến đều được hướng dẫn cách sơ cứu các vết thương
Nhiều làng quê có nghề truyền thống, sau giờ học các em lại tham gia các tổ sản xuất để tăng thu nhập cho gia đình

Các em học sinh thời chiến đều được hướng dẫn cách sơ cứu các vết thương
Bác Hồ dù bận muôn vàn việc nước vẫn dành tình cảm và sự quan tâm sâu sắc đến các cháu thiếu nhi. Trong ảnh: Bác Hồ cùng vui với các cháu thiếu nhi nhân Ngày quốc tế Thiếu nhi (1/6/1969)

Các em học sinh thời chiến đều được hướng dẫn cách sơ cứu các vết thương
“Những năm bom Mỹ trút trên mái nhà. Những năm cây súng theo người đi xa…” ấy, từ thôn Trực Trì, xã Quốc Tuấn, huyện Nam Sách, Hải Dương đã xuất hiện thần đồng thơ Trần Đăng Khoa. Những bài thơ đầu tiên của cậu bé 8 tuổi được Báo Thiếu niên Tiền phong công bố đã gây sửng sốt dư luận. Trần Đăng Khoa có cuộc sống bình dị như bao cậu bé, cô bé nông thôn khác. Ngày ngày mũ rơm đội đầu, cậu đến trường làng học tập, đi câu cá cùng em gái và thích được mẹ khen mỗi khi được điểm tốt. Bạn học cùng lớp là những người đầu tiên được thưởng thức những sáng tác thơ mới nhất của cậu… 3 năm liền Trần Đăng Khoa giành giải Nhất về thơ của cuộc thi thơ trên báo Đội. Khi chúng ta đánh thắng trận “Điện Biên Phủ trên không” - tháng 2 năm 1972, thì Trần Đăng Khoa đoạt giải Nhất văn lớp 7 toàn miền Bắc. Bom đạn đi vào trong thơ Trần Đăng Khoa thật đặc biệt qua cái nhìn và sự cảm nhận của một cậu học trò miền quê Hải Dương (Ảnh: Vũ Quang Huy)

          N.Hằng