1. Dòng sự kiện:
  2. phim "Đào, phở và piano" gây sốt, cháy vé
  3. Xét tặng danh hiệu NSƯT, NSND lần thứ 10

Nga chê phim truyền hình “Chiến tranh và hòa bình” của Anh - Mỹ

(Dân trí) - Là một trong những loạt phim truyền hình hợp tác Anh - Mỹ gây tiếng vang lớn nhất trong vòng một thập kỷ qua, tuy vậy, bộ phim truyền hình “Chiến tranh và hòa bình” đã không thể chinh phục những nhà phê bình phim ở Nga.

Là một trong những loạt phim truyền hình gây tiếng vang lớn nhất ở Anh trong vòng một thập kỷ qua, loạt phim truyền hình hợp tác Anh - Mỹ “Chiến tranh và hòa bình” được chuyển thể dựa trên bộ tiểu thuyết cùng tên của đại văn hào Nga Lev Tolstoy đã thu hút hàng triệu lượt khán giả theo dõi qua mỗi tập.

Tuy vậy, hiện tại, khi bộ phim truyền hình này đang được chiếu tại Nga - quê hương đích thực của bộ tiểu thuyết “Chiến tranh và hòa bình”, thì bộ phim truyền hình đã ngay lập tức vấp phải những phản ứng.

Các nhà phê bình phim của Nga cảm thấy thất vọng vì cách chuyển thể một tác phẩm kinh điển của đại văn hào Tolstoy lên màn ảnh nhỏ của các nhà làm phim truyền hình Anh - Mỹ. “Chiến tranh và hòa bình” là một trong những tác phẩm hàng đầu của nền văn học Nga, vì vậy, khi bộ phim được chiếu tại Nga, từng chi tiết đã được các nhà phê bình quan tâm chú ý.

Từ kiểu tóc, trang phục cho tới bối cảnh phim đều bị cho là thiếu chính xác so với thẩm mỹ đương thời ở nước Nga hồi đầu thế kỷ 19. Cách khắc họa diện mạo và tính cách của một số nhân vật quan trọng trong bộ phim cũng bị cho là không sát so với những miêu tả nhân vật mà Tolstoy đã dày công xây dựng.

Các nhà phê bình phim của Nga đã không hài lòng với bộ phim truyền hình do Anh - Mỹ hợp tác thực hiện, chuyển thể từ tác phẩm văn học kinh điển “Chiến tranh và hòa bình” của đại văn hào Tolstoy.
Các nhà phê bình phim của Nga đã không hài lòng với bộ phim truyền hình do Anh - Mỹ hợp tác thực hiện, chuyển thể từ tác phẩm văn học kinh điển “Chiến tranh và hòa bình” của đại văn hào Tolstoy.
Nữ diễn viên chính Lily James (vào vai nàng Natasha Rostova) bị chê là diễn xuất quá ảm đạm.
Nữ diễn viên chính Lily James (vào vai nàng Natasha Rostova) bị chê là diễn xuất quá ảm đạm.

Trước đó, biên kịch của phim - ông Andrew Davies đã cho biết ông muốn đưa câu chuyện xảy ra từ thế kỷ 19 vào một bối cảnh hiện đại, gần gũi hơn, mang hơi thở thời đại hơn để một thế hệ người xem mới có thể cảm nhận được sức hấp dẫn và vẻ đẹp của tác phẩm.

Điều đó cũng đồng nghĩa với việc biên kịch sẽ loại bỏ bớt một vài yếu tố lịch sử và triết học vốn được phản ánh trong tác phẩm gốc.

Điều gây tranh cãi nhất là bộ phim còn đưa vào nhiều… cảnh nóng. Ý tưởng này đã gây xôn xao mặt báo của Anh từ khi kế hoạch làm phim mới bắt đầu được thực hiện cho tới tận khi phim lên sóng màn ảnh nhỏ vào tháng 1-2/2016. Phim có 6 tập, mỗi tập có thời lượng từ 60-82 phút.

Nhà phê bình phim người Nga - Igor Kirienkov đã trả lời phỏng vấn của tờ The Times rằng một số cảnh phim quan trọng đã bị biến thành “cảnh nóng làm theo phong cách của một quảng cáo nước hoa gợi tình”.

Thêm một chi tiết gây tranh cãi trong kịch bản của bộ phim, đó là mối quan hệ loạn luân giữa thiếu công tước Anatole Kuragin và người chị gái Helene.
Thêm một chi tiết gây tranh cãi trong kịch bản của bộ phim, đó là mối quan hệ loạn luân giữa thiếu công tước Anatole Kuragin và người chị gái Helene.
Như cách để tóc của nhân vật Sonya trong phim bị các nhà phê bình phim người Nga cho là không chính xác vì ở thế kỷ 19, phụ nữ Nga vẫn chưa để tóc buông xõa xuống như thế này.
Như cách để tóc của nhân vật Sonya trong phim bị các nhà phê bình phim người Nga cho là không chính xác vì ở thế kỷ 19, phụ nữ Nga vẫn chưa để tóc buông xõa xuống như thế này.
Ngoài ra, phong cách thời trang của các nhân vật trong phim cũng không đúng so với thời kỳ bấy giờ ở Nga.
Ngoài ra, phong cách thời trang của các nhân vật trong phim cũng không đúng so với thời kỳ bấy giờ ở Nga.

Nhiều nhà phê bình, trong đó có bà Anna Narinskaya đã so sánh những bộ trang phục xuất hiện trong phim với phong cách thời trang của các nhân vật trong tác phẩm văn học “The Great Gatsby” (Đại gia Gatsby) lấy bối cảnh nước Mỹ thập niên 1920. Trong khi đó, bối cảnh của “Chiến tranh và hòa bình” là nước Nga đầu thế kỷ 19.

Trailer phim truyền hình “Chiến tranh và hòa bình” (2016)

Bích Ngọc
Theo The Times