1. Dòng sự kiện:
  2. phim "Đào, phở và piano" gây sốt, cháy vé
  3. Xét tặng danh hiệu NSƯT, NSND lần thứ 10

Nam Định: Thực hiện nghi lễ “Rước nước, tế cá”

(Dân trí) - Sáng ngày 8/2, (nhằm ngày 12 tháng giêng), tại khu di tích đền Trần, phường Lộc Vượng, thành phố Nam Định, Ban tổ chức lễ hội đền Trần đã tổ chức thực hiện nghi lễ “rước nước, tế cá”. Nghi lễ “rước nước, tế cá” có ý nghĩa tri ân tổ tiên nhà Trần, một Vương triều khởi nghiệp từ nghề chài lưới, gắn với sông nước.

Cùng với nghi lễ Rước kiệu Ngọc Lộ và lễ Khai ấn, nghi lễ “rước nước, tế cá” là một trong 3 nghi lễ chính của lễ hội Khai ấn đền Trần. Nghi lễ “rước nước, tế cá” có ý nghĩa tri ân tổ tiên nhà Trần, một Vương triều khởi nghiệp từ nghề chài lưới, gắn với sông nước.

Trước ngày thực hiện nghi lễ “rước nước, tế cá” ao thả cá đã được phát quang, tẩy uế trước khi lễ hội diễn ra
Trước ngày thực hiện nghi lễ “rước nước, tế cá” ao thả cá đã được phát quang, tẩy uế trước khi lễ hội diễn ra

Trước ngày thực hiện nghi lễ “rước nước, tế cá” ao thả cá đã được phát quang, tẩy uế trước khi lễ hội diễn ra. Nghi lễ được bắt đầu bằng dâng sớ, thỉnh chân nhang tại Đền Cố Trạch. Theo đó, chủ tế là người do dân làng bầu chọn vào lễ xin một nén hương ở bát hương tổ và 14 nén hương ở các bát hương Hoàng đế mang ra cắm vào bát nhang công đồng trên kiệu bát cống…

Kiệu sau đó được rước ra Giếng Cổ để tiến hành nghi thức lấy nước. Sau khi lấy nước, đoàn lễ tổ chức đánh cá tại ao thả cá cạnh Giếng Cổ. Đây chính là khi nguồn gốc xuất thân làm nghề chài lưới của thủy tổ nhà Trần được tái hiện…

Cùng với nghi lễ Rước kiệu Ngọc Lộ và lễ Khai ấn, nghi lễ “rước nước, tế cá” là một trong 3 nghi lễ chính của lễ hội Khai ấn đền Trần
Cùng với nghi lễ Rước kiệu Ngọc Lộ và lễ Khai ấn, nghi lễ “rước nước, tế cá” là một trong 3 nghi lễ chính của lễ hội Khai ấn đền Trần

Sau khi làm nghi lễ tại đền Thiên Trường, đoàn rước sẽ tiến thẳng lên ngã ba sông Hồng ở đoạn Hữu Bị (cách đền Trần khoảng 3 km). Tại bến sông, Ban tổ chức đã bố trí các thuyền được trang trí cờ hoa, sau đó đoàn rước sẽ lên thuyền và ra giữa sông để phóng sinh.

Theo các cụ cao niên cho biết, Vương triều nhà Trần vốn khởi nghiệp từ nghề chài lưới, gắn với sông nước nên nhiều người trong dòng tộc nhà Trần thời đó thường có biệt danh gắn liền với một loại cá. Ví như: Trần Kinh là cá Triều đẩu-cá quả, Trần Lý là cá Long ngư - cá chép, Trần Cảnh là cá lành canh…

Nghi lễ “rước nước, tế cá” có ý nghĩa tri ân tổ tiên nhà Trần, một Vương triều khởi nghiệp từ nghề chài lưới, gắn với sông nước
Nghi lễ “rước nước, tế cá” có ý nghĩa tri ân tổ tiên nhà Trần, một Vương triều khởi nghiệp từ nghề chài lưới, gắn với sông nước

Cách đây hơn 100 năm, trong lễ hội đền Thượng (đền Thiên Trường) bao giờ cũng có nghi thức “rước nước, tế cá”. Hội rước nước được tổ chức rất chu đáo vào ngày 15 tháng giêng. Người được cầm bình đi lấy nước thay mặt dân làng đưa bình ra kiệu rồi phủ một tấm vải đỏ thắm lên trên. Người này được dân làng chọn từ trước và phải là người khỏe mạnh, có đạo đức, con cháu đầy đủ, trong năm gia đình không có chuyện buồn.

Đức Văn