Năm Dậu ngắm những mẫu áo dài có hình gà

(Dân trí) - “Khi nghĩ về hình tượng con gà thì ai nấy cũng đều nghĩ đến bình minh. Tiếng gáy của gà cho ta thấy một sự khởi đầu. Cho dù bây giờ hiện đại nhưng tiếng gáy của con gà vẫn là âm thanh thân thuộc nằm trong ký ức nhiều người chúng ta”, họa sĩ- nhà thiết kế Sĩ Hoàng đã chia sẻ suy nghĩ của mình khi tản mạn về năm con gà.

Họa sĩ Sĩ Hoàng tản mạn về hình tượng của gà đầu xuân mới

Họa sĩ Sĩ Hoàng là người sinh ra ở trung tâm Sài Gòn nên tuổi thơ ông ít được nghe nhiều những tiếng gà gáy báo thức vào mỗi sớm . Từ khi dự án bảo tàng áo dài tại quận 9 của mình khởi công, ông mới thật sự trở về gần gũi với thiên nhiên và tiếng gà gáy từ ấy cũng đi vào suy nghĩ của ông mỗi sáng.


Tuổi thơ của Họa sĩ Sĩ Hoàng ít được nghe tiếng gà gáy vào mỗi sớm.

Tuổi thơ của Họa sĩ Sĩ Hoàng ít được nghe tiếng gà gáy vào mỗi sớm.

Là một người họa sĩ, một nhà thiết kế, ông nổi tiếng với nhiều bộ thiết kế đậm bản sắc văn hóa Việt Nam. Riêng với hình ảnh con gà, bản thân ông cho rằng nó khá “kén chọn” đối tượng để thiết kế.

Và thực tế, cũng hiếm thấy các mẫu thiết kế có hình gà trên trang phục của người lớn. Thay vào đó, hình ảnh gà xuất hiện trong hội họa thì khá nhiều. Từ hội họa, nhiều nhà thiết sao chép lại để trang trí lên những bộ quần áo. Bản thân hình tượng gà cũng ít khi được thiết kế riêng, đặc biệt là thể hiện theo hướng tả thực.

Hình gà trong các mẫu thiết kế áo dài

“Bản thân tôi có một số mẫu thiết kế được triển khai từ cuộc thi thiết kế áo dài trên giấy của các bé. Và thực sự, hình gà vẽ theo suy nghĩ của các em thì chúng trở nên đáng yêu vô cùng…” Họa sĩ Sĩ Hoàng chia sẻ.


Một mẫu thiết kế của một họa sĩ nhí được chọn để lên mẫu thật.

Một mẫu thiết kế của một họa sĩ nhí được chọn để lên mẫu thật.


Ngộ nghĩnh với chú gà trống và ông mặt trời.

Ngộ nghĩnh với chú gà trống và ông mặt trời.


Tác phẩm được giải nhất với tên “Chọi gà”.

Tác phẩm được giải nhất với tên “Chọi gà”.


Gà trống và mai vàng báo hiệu không khí tết xuân về được chép lại từ tác phẩm của “Nét vẽ xanh”.

Gà trống và mai vàng báo hiệu không khí tết xuân về được chép lại từ tác phẩm của “Nét vẽ xanh”.


Họa sĩ Sĩ Hoàng chia sẻ: “Khi ra nước ngoài, mỗi lần diễn xong là tôi rất khó khăn trong việc lấy lại mẫu do các bé rất thích, muốn mua luôn. Thế là phải dỗ ngọt rồi than vãn rằng chú chỉ có một cái…”

Họa sĩ Sĩ Hoàng chia sẻ: “Khi ra nước ngoài, mỗi lần diễn xong là tôi rất khó khăn trong việc lấy lại mẫu do các bé rất thích, muốn mua luôn. Thế là phải dỗ ngọt rồi than vãn rằng chú chỉ có một cái…”


Đàn gà con trong khá dễ thương trên tà áo dài.

Đàn gà con trong khá dễ thương trên tà áo dài.

Và những mẫu thiết kế đó phù hợp hơn khi dành cho các bé. Các tác phẩm của họa sĩ Sĩ Hoàng theo đuổi giá trị trường tồn, không mang tính theo thời. Ông nói vui nhưng thẳng thắn nhìn nhận: “Năm gà thì vẽ gà, không lẽ năm chuột mình vẽ chuột, năm heo mình vẽ heo lên áo dài hay sao…”. Chính vì thế, các mẫu thiết kế hình gà xuất hiện khá khiêm tốn, chúng chỉ có trên các mẫu thiết kế dành cho trẻ em của ông.


Mẫu thiết kế của các bé khi được chọn đều được vẽ lại bằng thủ công.

Mẫu thiết kế của các bé khi được chọn đều được vẽ lại bằng thủ công.


Từ hình tượng đàn gà, bản thân ông đã rút ra được nhiều bài học cũng như kinh nghiệm sống quý báu.

Từ hình tượng đàn gà, bản thân ông đã rút ra được nhiều bài học cũng như kinh nghiệm sống quý báu.


Miệt mài với công việc.

Miệt mài với công việc.


Lấy công việc làm niềm vui.

Lấy công việc làm niềm vui.

Quan sát từ cuộc sống, họa sĩ Sĩ Hoàng cho rằng từ hình ảnh một con gà mái chống lại ác điểu bảo vệ con, một con gà trống đi trong sân bảo vệ đàn gà con và mẹ, âm thanh gà gáy mỗi sớm bình minh… gợi lên cho chúng ta về sự bắt đầu, tính cần cù, bảo bọc, chở che và cả tính mỹ thuật. Những điều này đòi hỏi chúng ta cần chịu khó quan sát và suy ngẫm.

Phạm Nguyễn