1. Dòng sự kiện:
  2. phim "Đào, phở và piano" gây sốt, cháy vé
  3. Xét tặng danh hiệu NSƯT, NSND lần thứ 10

Năm 2015 có 16 triệu sinh linh chào đời trong bất hạnh

(Dân trí) - Video dưới đây sẽ khiến bạn phải suy nghĩ về cuộc sống của 16 triệu sinh linh ấy…

Trong năm 2015, có 128 triệu em bé ra đời, trong đó, có 16 triệu sinh linh sinh ra trong những vùng bất ổn. Tổ chức UNICEF tại Anh đã thực hiện một video clip ngắn khắc họa một câu chuyện giả tưởng về một bà mẹ đang mang thai trong tháng cuối. Cô nói với chồng rằng: “Đã đến lúc phải đi rồi” và cặp vợ chồng ngay lập tức thực hiện chuyến hành trình di cư, tị nạn.

Ngay lập tức, người chồng chạy đi lấy hành lý đã được sắp xếp từ trước và cặp vợ chồng nhanh chóng rời khỏi nhà. Họ chèo qua hàng rào dây thép gai chạy quanh một trang trại - hình ảnh ẩn dụ cho hàng rào bảo vệ biên giới của nhiều nước Châu Âu, nhằm mục đích ngăn chặn dòng người di cư đổ vào các quốc gia này.

Một đám khói phụt lên ở phía hậu cảnh tượng trưng cho những bất ổn, xung đột, bạo lực, bom đạn… Họ băng qua một cánh đồng có tấm biển cảnh báo đề rằng khu vực này có bom mìn…

Cặp vợ chồng sau đó lênh đênh trên một chiếc bè, gợi nhắc tới những gia đình đã mạo hiểm sinh mạng bước lên những chiếc xuồng mong manh vượt biển với hy vọng tới được vùng đất hứa.

Sau khi cặp vợ chồng lên được tới bờ thì còn cả một chặng hành trình dài mệt mỏi, gian nan đang chờ họ ở phía trước, giống như những cuộc hành trình vượt biên bất hợp pháp mà nhiều gia đình người di cư, tị nạn đang thực hiện để tới được Châu Âu. Và đến lúc này thì người mẹ thực sự không thể chờ được nữa và đứa con của cô sắp chào đời…

Đoạn video kết thúc bằng câu hỏi ngỏ: “Bạn có thể tưởng tượng con mình sinh ra trong vùng chiến sự? Năm 2015, đây là câu chuyện có thật đã xảy ra với hơn 16 triệu trẻ em”. Câu hỏi này hướng đến những người đã làm cha, làm mẹ đang may mắn được hưởng một cuộc sống lý tưởng cho bản thân và cho những đứa con của mình.

Đó cũng là lý do tại sao hai nhân vật chính trong đoạn clip ngắn xuất hiện trong một căn hộ xinh xắn với trang phục sạch sẽ, gọn gàng, họ là hiện thân cho những người dân Châu Âu, và hãy thử để họ đặt mình vào hoàn cảnh của những người cha, người mẹ đang phải đưa con đi di cư, tị nạn.

Tất cả những gì người làm cha, làm mẹ trên khắp thế giới này mong muốn chính là một tương lai tốt đẹp hơn cho con cái của mình.

Trên đây là câu chuyện đã xảy ra với hơn 16 triệu trẻ em sinh ra trong năm 2015 ở những vùng bất ổn

Những hình ảnh kể câu chuyện về người di cư, tị nạn trong năm 2015:

Ngày 6/2: Một người đàn ông Kosovo đang bế con vượt qua biên giới Hungary - Serbia một cách bất hợp pháp.
Ngày 6/2: Một người đàn ông Kosovo đang bế con vượt qua biên giới Hungary - Serbia một cách bất hợp pháp.
Ngày 16/2: Một em nhỏ người Châu Phi đã biến hai chiếc găng tay trở thành đôi giày sau khi con tàu vận chuyển người di cư từ Bắc Phi cập cảng ở đảo Sicily, Ý.
Ngày 16/2: Một em nhỏ người Châu Phi đã biến hai chiếc găng tay trở thành đôi giày sau khi con tàu vận chuyển người di cư từ Bắc Phi cập cảng ở đảo Sicily, Ý.
Ngày 15/3: Một cậu bé đang bước ngang qua hàng rào được tạo thành từ những chiếc xe buýt đã bị thải hồi. Những xác xe được dựng lên để chắn tầm nhìn của những tay súng bắn tỉa, giúp bảo vệ dân thường sống ở một khu dân cư tại thành phố Aleppo, Syria.
Ngày 15/3: Một cậu bé đang bước ngang qua hàng rào được tạo thành từ những chiếc xe buýt đã bị thải hồi. Những xác xe được dựng lên để chắn tầm nhìn của những tay súng bắn tỉa, giúp bảo vệ dân thường sống ở một khu dân cư tại thành phố Aleppo, Syria.
Ngày 27/3: Một cậu bé Syria ngồi trên chiếc xe tăng đã bị hỏng tại thị trấn Kobane. Phiến quân IS đã bị đánh bật ra khỏi thị trấn này hồi cuối tháng 1.
Ngày 27/3: Một cậu bé Syria ngồi trên chiếc xe tăng đã bị hỏng tại thị trấn Kobane. Phiến quân IS đã bị đánh bật ra khỏi thị trấn này hồi cuối tháng 1.
Ngày 7/4: Hai bé gái sống sót sau một vụ tấn công bằng tên lửa xảy ra ở một quận thuộc thành phố Aleppo, Syria.
Ngày 7/4: Hai bé gái sống sót sau một vụ tấn công bằng tên lửa xảy ra ở một quận thuộc thành phố Aleppo, Syria.
Ngày 20/4: Một người đàn ông cứu sống một người di cư ngoài biển Aegean, Hy Lạp. Cùng trên con thuyền trở 10 người vượt biển này, 3 người đã thiệt mạng, trong đó có một trẻ nhỏ.
Ngày 20/4: Một người đàn ông cứu sống một người di cư ngoài biển Aegean, Hy Lạp. Cùng trên con thuyền trở 10 người vượt biển này, 3 người đã thiệt mạng, trong đó có một trẻ nhỏ.
Ngày 5/5: Nhân viên y tế đang đưa thi thể của một người di cư đã chết xuống khỏi một tàu chở hàng khi con tàu này cập cảng ở đảo Sicily, Ý. Những người di cư sống sót cho biết khoảng 40 người di cư khác đã chết ngoài biển Địa Trung Hải.
Ngày 5/5: Nhân viên y tế đang đưa thi thể của một người di cư đã chết xuống khỏi một tàu chở hàng khi con tàu này cập cảng ở đảo Sicily, Ý. Những người di cư sống sót cho biết khoảng 40 người di cư khác đã chết ngoài biển Địa Trung Hải.
Ngày 22/8: Một bé gái người Syria bị thương đang đứng trong một bệnh viện dã chiến ở Damascus sau khi xảy ra những vụ không kích.
Ngày 22/8: Một bé gái người Syria bị thương đang đứng trong một bệnh viện dã chiến ở Damascus sau khi xảy ra những vụ không kích.
Ngày 2/9: Một nhân viên người Thổ Nhĩ Kỳ đang ghi lại những thông tin hiện trường nơi người ta tìm thấy thi thể của một số người tị nạn đã thiệt mạng khi vượt biển. Cạnh đó là thi thể cậu bé 3 tuổi Aylan Kurdi nằm bất động trên bờ biển Bodrum của Thổ Nhĩ Kỳ. Gia đình Kurdi đã rời bỏ Syria để lên một con thuyền nhỏ với hy vọng tới được đảo Kos của Hy Lạp. Thuyền lật ngoài biển khiến cả mẹ, anh trai và Aylan cùng chết đuối. Những bức ảnh chụp thi thể nhỏ bé của Aylan đã làm chấn động thế giới. Trong năm 2015, đã có hơn 3.400 người tị nạn mất mạng hoặc mất tích khi vượt Địa Trung Hải đi tìm miền đất hứa.
Ngày 2/9: Một nhân viên người Thổ Nhĩ Kỳ đang ghi lại những thông tin hiện trường nơi người ta tìm thấy thi thể của một số người tị nạn đã thiệt mạng khi vượt biển. Cạnh đó là thi thể cậu bé 3 tuổi Aylan Kurdi nằm bất động trên bờ biển Bodrum của Thổ Nhĩ Kỳ. Gia đình Kurdi đã rời bỏ Syria để lên một con thuyền nhỏ với hy vọng tới được đảo Kos của Hy Lạp. Thuyền lật ngoài biển khiến cả mẹ, anh trai và Aylan cùng chết đuối. Những bức ảnh chụp thi thể nhỏ bé của Aylan đã làm chấn động thế giới. Trong năm 2015, đã có hơn 3.400 người tị nạn mất mạng hoặc mất tích khi vượt Địa Trung Hải đi tìm miền đất hứa.
Ngày 7/9: Một nhân viên cứu trợ phân phát bánh mì và một số nhu yếu phẩm cho những người dân di cư tại một khu lán trại ở Magyarkanizsa, Serbia.
Ngày 7/9: Một nhân viên cứu trợ phân phát bánh mì và một số nhu yếu phẩm cho những người dân di cư tại một khu lán trại ở Magyarkanizsa, Serbia.
Ngày 8/9: Một cậu bé người Palestine nằm ngủ trên một tấm đệm bên trong căn nhà đã từng một thời là nơi sinh sống của cả gia đình. Căn nhà đã bị phá hủy vì trúng pháo.
Ngày 8/9: Một cậu bé người Palestine nằm ngủ trên một tấm đệm bên trong căn nhà đã từng một thời là nơi sinh sống của cả gia đình. Căn nhà đã bị phá hủy vì trúng pháo.
Ngày 21/10: Một phụ nữ người Syria đang chờ đợi để được băng qua biên giới Croatia.
Ngày 21/10: Một phụ nữ người Syria đang chờ đợi để được băng qua biên giới Croatia.
Ngày 23/10: Một tình nguyện viên đang cố gắng vỗ về một người di cư sau khi người phụ nữ này sống sót an toàn sau cuộc vượt biển để tới được một hòn đảo của Hy Lạp.
Ngày 23/10: Một tình nguyện viên đang cố gắng vỗ về một người di cư sau khi người phụ nữ này sống sót an toàn sau cuộc vượt biển để tới được một hòn đảo của Hy Lạp.
Ngày 23/10: Hàng ngàn người di cư băng qua biên giới Croatia để vào Slovenia. Hiện tại, Châu Âu đang phải đối mặt với làn sóng di cư lớn nhất kể từ sau Thế chiến II. Nhiều người dân ở Châu Phi và Trung Đông đã mạo hiểm tính mạng để vượt Địa Trung Hải vào Châu Âu với hy vọng thoát khỏi bạo lực, nghèo đói và bất ổn.
Ngày 23/10: Hàng ngàn người di cư băng qua biên giới Croatia để vào Slovenia. Hiện tại, Châu Âu đang phải đối mặt với làn sóng di cư lớn nhất kể từ sau Thế chiến II. Nhiều người dân ở Châu Phi và Trung Đông đã mạo hiểm tính mạng để vượt Địa Trung Hải vào Châu Âu với hy vọng thoát khỏi bạo lực, nghèo đói và bất ổn.
Ngày 3/12: Những người hoạt động tình nguyện bước đi trên một đống khổng lồ những áo phao cứu sinh bị bỏ lại khi những người di cư và tị nạn tới được đích đến - hòn đảo Lesbos của Hy Lạp sau khi vượt biển Aegean.
Ngày 3/12: Những người hoạt động tình nguyện bước đi trên một đống khổng lồ những áo phao cứu sinh bị bỏ lại khi những người di cư và tị nạn tới được đích đến - hòn đảo Lesbos của Hy Lạp sau khi vượt biển Aegean.

Bích Ngọc
Tổng hợp