“Mùa yêu đương” với những bi kịch còn nhạt nhòa

(Dân trí)- Mang thông điệp về quy luật nhân quả trong đời sống gia đình, “Mùa yêu đương” ra mắt vào trung tuần tháng 10 trên sân khấu Nhà hát Tuổi Trẻ khó hấp dẫn được khán giả với một bản dựng với những bi kịch còn nhạt nhòa.

Là một trong số ít những kịch bản sân khấu của nhà văn Nguyễn Quang Lập về đề tài tình yêu và gia đình, “Mùa yêu đương” mang đậm phong cách của ông: gần gũi với đời thường. Bước lên sân khấu nhà hát Tuổi Trẻ, vở kịch được dàn dựng dưới bàn tay của NSƯT Anh Tú từng thành công với “Cô gái đội mũ nồi xám”, “Nhà có năm an hem trai” và gần đây nhất là “Mùa hạ cay đắng”.

Thời gian của “Mùa yêu đương” rất dài, hơn 22 năm song không gian sân khấu lại rất hạn hẹp một căn phòng và khoảng sân nhỏ. Nơi đây, Thảo (Hương Thủy) sống cùng những chuyến đi xa liên miên của người chồng mắc bệnh vô sinh do Duy Anh thủ vai. Không giữ được mình cô lao vào mối quan hệ bất chính với người tình cũ Cường (Đức Tâm) và người ăn mày (Trần Hoàng). Đó là cái nhân Thảo gieo xuống để thu lại những bi kịch vào lúc tuổi đã xế chiều. Bi kịch này không mới thường xuất hiện trên phim truyền hình thời gian gần đây xong vẫn mang một thông điệp cảnh tỉnh khiến khán giả suy ngẫm. Thông qua đó, vở kịch đan cài những vấn nạn của đời sống gia đình và xã hội, biểu hiện sự tha hóa đạo đức, các giá trị sống trong xã hội hiện đại ngày càng mai một.

Mùa yêu đương công diễn tại Nhà hát Tuổi Trẻ từ 18/10
"Mùa yêu đương" công diễn tại Nhà hát Tuổi Trẻ từ 18/10

Nếu chờ đợi một vở diễn kịch tính, có cao trào, có chính diện, phản diện thì hẳn “Mùa yêu đương” sẽ khiến người xem thất vọng. Dù phê phán lối sống buông thả, tha hóa đạo đức song những mảnh đời trên sàn diễn đáng thương, đáng giận nhiều hơn đáng ghét. Những tình huống “dở khóc dở cười” đều được giải quyết êm đẹp và đơn giản đến không ngờ như tình huống đôi thanh niên yêu nhau say đắm và khát khao hạnh phúc khi biết là chị em cùng cha khác mẹ bình thản chấp nhận. Khiến đa phần khán giả có thể đoán trước được diễn biến của câu chuyện, có lẽ vì vậy mà vở diễn khá “đều đều” và ít nhiều tạo cảm giác nhàm chán. Dàn diễn viên chính của đoàn kịch I cũng chưa có phút tỏa sáng thực sự ở những đoạn độc thoại hay thể hiện tâm lí phức tạp của nhân vật.

Tuy nhiên vở kịch mới lạ do bàn tay đạo diễn từ những phân đoạn biểu diễn hình thể trừu tượng mang thông điệp khát khao yêu đương của con người và vạn vật. Đến bối cảnh sân khấu thay đổi liên tục và những tình huống hài hước kéo chân khán giả ở lại tới cuối cùng. Cách xử lí ánh sáng tinh tế cùng âm nhạc đan cài hợp lí giữa những ca khúc mới với “Xe đạp ơi” quen thuộc một thời qua tiếng hát Phương Thảo, Ngọc Lễ.
 
Với một câu chuyện không mới, “Mùa yêu đương” cần những cao trào hấp dẫn và diễn xuất tinh tế hơn nữa của diễn viên chính để lôi cuốn khán giả giữa thời điểm công chúng không còn mặn mà với sân khấu kịch.

Một số hình ảnh trong vở kịch:

Bài và ảnh: Nha Trang
Bài và ảnh: Nha Trang
Bài và ảnh: Nha Trang
Bài và ảnh: Nha Trang
Bài và ảnh: Nha Trang
Bài và ảnh: Nha Trang
Bài và ảnh: Nha Trang
Bài và ảnh: Nha Trang
Bài và ảnh: Nha Trang
Bài và ảnh: Nha Trang
 
 
Bài và ảnh: Nha Trang