Lần đầu tiên tổ chức Festival múa rối trên phố đi bộ Nguyễn Huệ

(Dân trí) - Ngày 16/8, sẽ bắt đầu Festival Múa rối Việt Nam lần đầu tiên được tổ chức tại phố đi bộ Nguyễn Huệ, TPHCM. Lễ hội múa rối diễn ra trong 3 ngày 16, 17- 18/8.

Đây là sự kiện Festival nghệ thuật múa rối, nghệ thuật truyền thống kết hợp hiện đại được tổ chức và giới thiệu tới công chúng với quy mô lớn đầu tiên tại TPHCM.

Chương trình tổ chức vào khung giờ từ 17h30 tới 23h trong 3 ngày từ 16-18/8/2018 với sân khấu chính rối nước kết hợp rối cạn và 5 cụm sân khấu nhỏ với nhiều thể loại múa rối khác nhau.

Chương trình có sự góp mặt của các nhà hát múa rối trên toàn quốc và những đơn vị nghệ thuật có múa rối như: Nhà hát múa rối Việt Nam, Nhá hát nghệ thuật Phương Nam...Chỉ đạo nghệ thuật và Tổng đạo diễn chương trình là NSND Vương Duy Biên.
Chương trình có sự góp mặt của các nhà hát múa rối trên toàn quốc và những đơn vị nghệ thuật có múa rối như: Nhà hát múa rối Việt Nam, Nhá hát nghệ thuật Phương Nam...Chỉ đạo nghệ thuật và Tổng đạo diễn chương trình là NSND Vương Duy Biên.

Mỗi đơn vị sẽ mang đến những tác phẩm múa rối nổi tiếng thuộc những thể loại múa rối khác nhau như: “Hồn Quê”, "Giai điệu quê hương", "Phượt cùng bà lão đánh cá"...

Bên cạnh đó, hoạt động diễu hành trên đường đi bộ trước mỗi giờ diễn cùng với các nhân vật rối, xiếc, trống kèn thiếu nhi, nhóm nhạc… chắc chắn sẽ mang đến một không gian nghệ thuật truyền thống – hiện đại đầy màu sắc và hấp dẫn cho người xem. Trên phố đi bộ cũng sẽ được chuẩn bị một con rối khổng lồ chú Tễu cao khoảng 6m.
Bên cạnh đó, hoạt động diễu hành trên đường đi bộ trước mỗi giờ diễn cùng với các nhân vật rối, xiếc, trống kèn thiếu nhi, nhóm nhạc… chắc chắn sẽ mang đến một không gian nghệ thuật truyền thống – hiện đại đầy màu sắc và hấp dẫn cho người xem. Trên phố đi bộ cũng sẽ được chuẩn bị một con rối khổng lồ "chú Tễu" cao khoảng 6m.

Festival tổ chức dưới sự giám sát, hướng dẫn của Sở VH-TT TPHCM, cùng sự tham gia và phối hợp thực hiện của: Nhà hát Múa rối Việt Nam, Nhà hát Nghệ thuật Phương Nam, Nhà hát Nghệ thuật hát bội TPHCM, Nhà hát Cánh diều, Nhà hát Múa rối Hải Phòng, Soul Music & Performing Arts Academy… Sự kiện còn nhằm bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa của loại hình nghệ thuật truyền thống độc đáo này và cũng là cơ hội giới thiệu đến du khách “đặc sản” văn hóa của dân tộc.

NSND Vương Duy Biên, Thứ trưởng Bộ VH-TT-DL, người chỉ đạo nghệ thuật và tổng đạo diễn chương trình, cho biết: Sẽ có 1 sân khấu chính và 5 sân khấu phụ được dựng trên phố đi bộ.

Các loại hình của múa rối: rối cạn, rối nước, rối dây, rối que... cũng như kết hợp múa rối cùng loại hình nghệ thuật khác của các đơn vị tham gia sẽ luân phiên biểu diễn theo khung giờ phù hợp, sao cho không ảnh hưởng lẫn nhau về âm thanh, công chúng di chuyển hay chọn lựa xem giữa các sân khấu dễ dàng, thuận tiện.

Ngoài ra, ông cho biết: “Chúng tôi sẽ xin ý kiến lãnh đạo TPHCM để có thể tổ chức hằng năm. Tôi tin rằng nếu làm tốt và hấp dẫn, đây sẽ là một trong những hoạt động góp phần thu hút du khách đến TPHCM”.
Ngoài ra, ông cho biết: “Chúng tôi sẽ xin ý kiến lãnh đạo TPHCM để có thể tổ chức hằng năm. Tôi tin rằng nếu làm tốt và hấp dẫn, đây sẽ là một trong những hoạt động góp phần thu hút du khách đến TPHCM”.

Vào đêm khai mạc, BTC sẽ dành phần lớn khán đài để mời các em nhỏ có hoàn cảnh khó khăn, các em từ những mái ấm, nhà mở tại TPHCM tham dự. BTC cũng sẽ trao 50 suất học bổng, 50 chiếc xe đạp và hỗ trợ xây dựng, sửa chữa 10 căn nhà cho những trường hợp đặc biệt cần được giúp đỡ.

Phạm Nguyễn