Kiến trúc sư Eiffel từng ghen tị với sự nổi tiếng của tháp Eiffel

(Dân trí) - Gustave Eiffel có thể là một kiến trúc sư khô khan nhưng chính ông đã tạo ra biểu tượng lãng mạn nhất tại thành phố hoa lệ Paris. Tuy nhiên sự nổi tiếng của đứa con tinh thần đã vượt qua cả tên tuổi của vị kiến trúc sư khiến ông không khỏi ghen tị.

Khi đọc tiểu sử về Alexandre Gustave Eiffel và ngọn tháp nổi tiếng của ông, thật khó có thể tin rằng công trình thép xám xịt cách đây 128 năm lại có thể trở thành biểu tượng đẹp đẽ và độc đáo nhất nước Pháp. Trong ngày mở cửa thăm quan đầu tiên của ngọn tháp tại trung tâm triển lãm Paris năm 1889, chính Gustave đã phải thốt lên rằng: “Tôi cảm thấy thật ghen tị với ngọn tháp, nó còn nổi tiếng hơn cả tôi”.
 

Gustave Eiffel và các đồng nghiệp chụp tại công trình nổi tiếng do ông thiết kế năm 1889.


Gustave Eiffel và các đồng nghiệp chụp tại công trình nổi tiếng do ông thiết kế năm 1889.

Gustave Eiffel và các đồng nghiệp chụp tại công trình nổi tiếng do ông thiết kế năm 1889.

Sinh ngày 15 tháng 12 năm 1832, tại Dijon, Pháp, Alexandre-Gustave Eiffel đã lớn lên và trở thành một kỹ sư tại thời điểm mà ngành nghề này không được xã hội đánh giá cao và bị coi là khô khan. Tuy nhiên Eiffe không phải là người thích tuân theo một khuôn mẫu nào. Ông đặc biệt yêu thích các tác phẩm văn học cổ điển, với một thư viện lớn chứa đầy các tác phẩm của Voltaire, Zola, Hugo và nhiều tác gia khác. Bản thân ông cũng đã cho xuất bản 31 cuốn sách và tài liệu lưu trữ về các công trình và thí nghiệm trong suốt cuộc đời mình. Ông sống khỏe dù đã hơn 80 tuổi, và nhận rất nhiều danh hiệu cũng như giải thưởng từ các chính phủ trên khắp thế giới.

Dù công việc kinh doanh rất thành công, cùng xuất thân từ tầng lớp trung lưu Paris, nhưng cha mẹ của Gustave Eiffel chỉ được coi là các trọc phú mới nổi của Pháp. Chính điều này đã ảnh hưởng rất nhiều tới việc cưới con gái tầng lớp thượng lưu của Eiffel ở Bordeaux. Khi Madame de Grangent từ chối gả con gái mình cho ông do địa vị xã hội của gia đình, ông đã rất xấu hổ. Không thể vươn tới tầng lớp trung-thượng lưu, Eiffel dừng lại ở tầng lớp trung lưu tỉnh lẻ và cưới Marie Guadelet, cháu gái nhà sản xuất rượu Edouard Régneau vào năm 1862. Cuộc hôn nhân hạnh phúc kéo dài 15 năm với 5 đứa con, trước khi Maria bị viêm phổi và qua đời năm 1887. Bị chấn động mạnh, Eiffel đã không còn màng tới hôn nhân trong suốt 36 năm sau đó cho đến khi qua đời.

Gustave Eiffel và các đồng nghiệp chụp tại công trình nổi tiếng do ông thiết kế năm 1889.


Gustave Eiffel và các đồng nghiệp chụp tại công trình nổi tiếng do ông thiết kế năm 1889.

Gustave Eiffel sống hạnh phúc cùng người vợ Marie Guadelet trong khoảng 15 năm và họ có với nhau 5 người con.

Dù chính thức rời giới kĩ thuật sau năm 1893, Eiffel không hề nghỉ ngơi. Trong 30 năm tiếp theo, Eiffel sống và làm việc trong tòa tháp mang tên mình, và theo nhiều cách, đó là những năm sáng tạo nhất của ông. Ông có thời gian để theo đuổi những sở thích của mình như khí tượng học, khí động học và liên lạc viễn thông.

Ngày 27/12/1923, Gustave Eiffel qua đời tại nhà ở tuổi 91. Dù ông rất tự hào với tòa tháp, ông thường cảm thấy chính sự nổi tiếng của nó đã ngăn cản công chúng và giới chuyên môn tiếp cận những tài năng lớn hơn của ông với vai trò là kĩ sư và nhà nghiên cứu. Khi ông đặt tên cho tòa tháp, đó là hành động đầy tự hào, nhưng nó sẽ làm ông hối tiếc. Dần dần, cái tên và tòa tháp trở thành một, trong khi người đàn ông đứng sau tuyệt tác này dần biến mất theo thời gian.

 
Phan Hạnh
Tổng hợp