1. Dòng sự kiện:
  2. phim "Đào, phở và piano" gây sốt, cháy vé
  3. Xét tặng danh hiệu NSƯT, NSND lần thứ 10

Khi NSƯT Chí Trung “mượn răng giả” đi… “ra mắt bố vợ”

(Dân trí) - Ở tuổi 61, nhân vật nhà thơ do NSƯT Chí Trung thủ vai vẫn lấy nickname “hoàng tử đẹp trai” trên Facebook để: “Cô gái trẻ nào thích chuyện cổ tích vập vào”. Với khát vọng mang “nụ cười như nước mía sạch” đến với khán giả, NSƯT Chí Trung và các cộng sự đã nỗ lực hết mình.

Mới đây, Bộ VHTT&DL đã trao quyết định Quyền Giám đốc Nhà hát Tuổi trẻ cho NSƯT Chí Trung, thay Giám đốc cũ Trương Nhuận đến tuổi hưu. NSƯT Chí Trung sẽ điều hành Nhà hát Tuổi trẻ nhiệm kỳ 2017 - 2022.

Ra mắt hài kịch “Thành phố lặng im” là một trong những công việc mà NSƯT Chí Trung thực hiện trong những ngày đầu đảm trách công việc mới. Trước giờ diễn, NSƯT Chí Trung tất bật vì cùng lúc phải đảm nhiệm 3 vai trò: Đạo diễn vở kịch, lãnh đạo nhà hát và là một diễn viên tham gia diễn xuất.

Thành phố lặng im gồm 3 câu chuyện. “Thành phố lặng im” là phần 1, phần 2 là “Tiến sĩ”, phần 3 là “Ra mắt bố vợ” với sự tham dự của các nghệ sĩ: NSƯT Chí Trung, Như Lai, Thanh Tú, Quang Ánh, NSƯT Thu Hương, Bùi Minh, Trần Hoàng, Duy Anh, Hương Thủy, Anh Thơ, Minh Cúc, Đức Tâm cùng tập thể nghệ sĩ đoàn kịch 1.

Ở phần 1: “Thành phố lặng im”, sau khi tiếng chuông đồng hồ của thành phố vang lên, khán giả thấy ở đó câu chuyện một công viên mà các phường tranh chấp: sáng - trưa - chiều - tối để thu phí bán hàng rong vỉa hè.
Ở phần 1: “Thành phố lặng im”, sau khi tiếng chuông đồng hồ của thành phố vang lên, khán giả thấy ở đó câu chuyện một công viên mà các phường tranh chấp: sáng - trưa - chiều - tối để thu phí bán hàng rong vỉa hè.
Phường Hàng Mũ với dự án An toàn (bắt mọi người dân ai cũng đội mũ bảo hiểm, đeo khẩu trang để tránh… bụi phóng xạ từ nổ nhà máy hạt nhân ở Nhật Bản)
Phường Hàng Mũ với dự án An toàn (bắt mọi người dân ai cũng đội mũ bảo hiểm, đeo khẩu trang để tránh… bụi phóng xạ từ nổ nhà máy hạt nhân ở Nhật Bản)

Phường Hàng Lưỡi có dự án im lặng, buộc người dân không mở loa phường, không hát ca trù, không nói cười gây mất trật tự.

Cũng trong không gian công viên, có những phi vụ làm ăn gọi là liên doanh lợi nhuận. Ở đó, Giám đốc hãng kính Nỉ Hảo tài trợ toàn bộ đèn chiếu sáng cho khu phố, nhưng với điều kiện quản lý khu phố phải cho tăng ánh sáng đèn công cộng lên gấp đôi, giảm ánh sáng đèn đường xuống còn tù mù để người dân giảm thị lực và sẽ đổ xô đi mua kính.

“Thành phố lặng im” có tên khởi đầu là “Thành phố câm” của tác giả, nhà thơ Đỗ Minh Tuấn. Sau đó chúng tôi đổi tên để phù hợp hơn trong dàn dựng, NSƯT Chí Trung cho biết.
“Thành phố lặng im” có tên khởi đầu là “Thành phố câm” của tác giả, nhà thơ Đỗ Minh Tuấn. Sau đó chúng tôi đổi tên để phù hợp hơn trong dàn dựng", NSƯT Chí Trung cho biết.
Ẩn giấu đằng sau câu chuyện mỗi phường một quy định của Thành phố lặng im là sự cát cứ vùng miền, sự tư duy nhiệm kì, duy ý chí trong khi người dân loay hoay với 4 trạng thái khác nhau để phù hợp với mong muốn của chính quyền sở tại”, NSƯT Chí Trung nói.
"Ẩn giấu đằng sau câu chuyện mỗi phường một quy định của "Thành phố lặng im" là sự cát cứ vùng miền, sự tư duy nhiệm kì, duy ý chí trong khi người dân loay hoay với 4 trạng thái khác nhau để phù hợp với mong muốn của chính quyền sở tại”, NSƯT Chí Trung nói.
Được chuyển thể thành ngôn ngữ hài kịch và dựng theo phong cách nhạc kịch, câu chuyện nhẹ nhàng hơn với nhiều đoạn múa hát.
Được chuyển thể thành ngôn ngữ hài kịch và dựng theo phong cách nhạc kịch, câu chuyện nhẹ nhàng hơn với nhiều đoạn múa hát.
Những nội dung gửi gắm trong vở kịch được thể hiện khá tốt.
Những nội dung gửi gắm trong vở kịch được thể hiện khá tốt.
Phần 2, hài kịch Tiến sĩ nói về 3 ông Tiến sĩ của 3 thế hệ trước - nay và sau, phê phán mặt tồn tại của nền trí thức là sự đối lập khập khiễng.
Phần 2, hài kịch "Tiến sĩ" nói về 3 ông Tiến sĩ của 3 thế hệ trước - nay và sau, phê phán mặt tồn tại của nền trí thức là sự đối lập khập khiễng.
Tiến sĩ thật thì quá nghèo...
Tiến sĩ thật thì quá nghèo...
... còn trí thức trẻ thì loay hoay đi biếu xén hội đồng chấm thi. Trong nụ cười của hài kịch, người ta thấy có cả những giọt nước mắt xót xa.
... còn trí thức trẻ thì loay hoay đi biếu xén hội đồng chấm thi. Trong nụ cười của hài kịch, người ta thấy có cả những giọt nước mắt xót xa.
Phần 3: “Ra mắt bố vợ” xuất phát từ hài kịch “Mượn răng”.
Phần 3: “Ra mắt bố vợ” xuất phát từ hài kịch “Mượn răng”.
Câu chuyện xoay quanh việc ông nhà thơ già 61 tuổi đi yêu một cô gái trẻ và chuẩn bị ra mắt bố vợ. Ở tuổi răng đã rụng hết, phải đeo răng giả, ông này vẫn lấy nickname “Hoàng tử đẹp trai” trên Facebook.
Câu chuyện xoay quanh việc ông nhà thơ già 61 tuổi đi yêu một cô gái trẻ và chuẩn bị ra mắt bố vợ. Ở tuổi răng đã rụng hết, phải đeo răng giả, ông này vẫn lấy nickname “Hoàng tử đẹp trai” trên Facebook.
Với sự trở lại của NSƯT Chí Trung ở vai nhà thơ già cùng sự phối hợp ăn ý với diễn xuất của các diễn viên có nghề, khán giả đã có những giờ phút cuối tuần thư giãn thực sự.
Với sự trở lại của NSƯT Chí Trung ở vai nhà thơ già cùng sự phối hợp ăn ý với diễn xuất của các diễn viên có nghề, khán giả đã có những giờ phút cuối tuần thư giãn thực sự.
Khán giả cười nắc nẻ vì những màn đối đáp hài hước của nhà thơ già đã rụng hết răng, phải đeo răng giả: “Cháu định lấy tên là Đỉnh cao 61 nhưng lại có bà nào già hơn bà ấy vồ luôn thế nên cháu lấy tên là “Hoàng tử đẹp trai”, hi vọng có cô nào thích chuyện cổ tích vập vào, cháu và em hợp nhau lắm”.
Khán giả cười nắc nẻ vì những màn đối đáp hài hước của nhà thơ già đã rụng hết răng, phải đeo răng giả: “Cháu định lấy tên là Đỉnh cao 61 nhưng lại có bà nào già hơn bà ấy vồ luôn thế nên cháu lấy tên là “Hoàng tử đẹp trai”, hi vọng có cô nào thích chuyện cổ tích vập vào, cháu và em hợp nhau lắm”.
Khi mẹ vợ tương lai hô hoán thất thanh: “Cái gì mà như xương bốc mả thế này”, nhà thơ liền vội vàng đáp: “Dạ đây là răng giả của con”.
Khi mẹ vợ tương lai hô hoán thất thanh: “Cái gì mà như xương bốc mả thế này”, nhà thơ liền vội vàng đáp: “Dạ đây là răng giả của con”.
Nhà thơ dõng dạc giới thiệu với bố mẹ bạn gái: “Cháu là Hội viên Hội nhà thơ trẻ thành phố, hội viên Hội những người tiểu đường phía Bắc, hội viên Ban chấp hành Hội phân bón Việt Nam, ủy viên BCH Hội những người bị hói đầu toàn quốc, cháu là danh dự vì cháu chưa hói đầu…”
Nhà thơ dõng dạc giới thiệu với bố mẹ bạn gái: “Cháu là Hội viên Hội nhà thơ trẻ thành phố, hội viên Hội những người tiểu đường phía Bắc, hội viên Ban chấp hành Hội phân bón Việt Nam, ủy viên BCH Hội những người bị hói đầu toàn quốc, cháu là danh dự vì cháu chưa hói đầu…”

“Chúng tôi muốn mang đến nụ cười như nước mía sạch đến với khán giả. Đây không phải vở chính luận hay hài kịch đặt hàng, đơn thuần là một câu chuyện giải trí đúng nghĩa mà các nghệ sĩ đã tập luyện chu đáo, dàn dựng chi tiết, diễn viên có nghề biểu diễn. Khi dàn dựng, chúng tôi chú ý nội dung để các phụ huynh yên tâm đưa con đến xem mà không lo sợ có những chi tiết khiến bố mẹ thảng thốt, quá lố phải bịt mắt con lại”, NSƯT Chí Trung cho biết.

Nói về món quà đặc biệt dành cho công chúng nhỏ tuổi, NSƯT Chí Trung cho biết: “Cả Nhà hát gần như đang biến thành một công trường, chúng tôi xây những hầm cổ tích cho các con.

Chúng tôi không dám ước mơ làm được như Universal của Mỹ hay làm những điều quá lớn lao nhưng chí ít trước khi lên đến rạp thì các con sẽ vượt qua những thác nước có cả công chúa, hoàng tử và quỷ sa tăng,... những nhân vật mà chúng tôi chuẩn bị diễn cho các con. Thậm chí có cả các tiết mục xiếc để các con hiểu hành trình khi bước vào thánh đường nghệ thuật thì không đơn giản như thế”, NSƯT Chí Trung chia sẻ thêm.

Phương Nhung
Ảnh: Việt Hùng