Hình ảnh loài Ngựa dũng mãnh trong hội họa

(Dân trí) - Ngựa đã xuất hiện trong các tác phẩm hội họa suốt chiều dài lịch sử mỹ thuật. Trong nghệ thuật đương đại, ngựa ít được đề cập hơn bởi nó không còn chiếm vị trí quan trọng trong đời sống con người. Tuy vậy, trong hội họa, ngựa vẫn luôn là một đề tài lớn.

Ngựa sớm xuất hiện trong những bức tranh vẽ trên vách hang đá của người tiền sử, có những bức vẽ niên đại lên tới hàng nghìn năm, như bức vẽ được tìm thấy trong hang Lascaux ở miền tây nam nước Pháp có niên đại 16.000 năm.

Hình ảnh ngựa cũng thường xuất hiện
trong các tác phẩm nghệ thuật của người Hy Lạp


Hình ảnh ngựa cũng thường xuất hiện trong các tác phẩm nghệ thuật của người Hy Lạp cổ đại. Hình ảnh các chiến binh cưỡi ngựa ra trận thường trở đi trở lại.

Ở


thời kỳ Phục hưng (bắt đầu từ thế kỷ 14), hình ảnh ngựa lại tiếp tục khơi nguồn cảm hứng sáng tạo cho các họa sĩ như Paolo Uccello, Benozzo Gozzoli, Leonardo da Vinci, Albrecht Dürer, Raphael, Andrea Mantegna hay Titian…

Trong thời kỳ Trung cổ, những trận đấu giữa các hiệp sĩ, kỵ sĩ trên lưng ngựa là một hình ảnh đẹp, thường được các họa sĩ như Paolo Uccello hay Albrecht Dürer khắc họa.

Tranh khắc họa chủ đề chiến trận thường để ngựa tham gia vào các trận đánh. Bên cạnh ngựa lúc này là sự hiện diện của các chiến binh, kỵ sĩ, hiệp sĩ, cung thủ…

Bức “Trận đánh ở
San Romano” của họa sĩ người Ý Paolo Uccello, vẽ năm 1435-1460.

Bức “Trận đánh ở San Romano” của họa sĩ người Ý Paolo Uccello, vẽ năm 1435-1460.

Bức tranh in khắc
“Hiệp sĩ, Tử thần và Quỷ dữ” của họa sĩ người Đức Albrecht Dürer, vẽ năm 1513.

Bức tranh in khắc “Hiệp sĩ, Tử thần và Quỷ dữ” của họa sĩ người Đức Albrecht Dürer, vẽ năm 1513.

Bức “Thánh
Martin và người ăn mày” của họa sĩ người Tây Ban Nha El Greco vẽ năm 1597-1600.

Bức “Thánh Martin và người ăn mày” của họa sĩ người Tây Ban Nha El Greco vẽ năm 1597-1600.

Trong thời kỳ nghệ thuật Ba-rốc (bắt đầu từ thế kỷ 17), hình ảnh ngựa được các họa sĩ như Peter Paul Rubens, Anthony van Dyck hay Diego Velázquez… khắc họa với vẻ đẹp lý tưởng.

Kể từ đây, ngựa không chỉ còn giới hạn trong những đề tài quen thuộc mà còn bắt đầu xuất hiện trong một lĩnh vực mới, đó là thi đấu thể thao. Ở thời kỳ này, các cuộc đua ngựa bắt đầu được tổ chức rộng rãi trên khắp Châu Âu và đem lại nhiều hứng thú cho các họa sĩ.

Bức “Chân dung khi
cưỡi ngựa của công tước xứ Lerma”, họa sĩ Peter Paul Rubens vẽ năm 1603.

Bức “Chân dung khi cưỡi ngựa của công tước xứ Lerma”, họa sĩ Peter Paul Rubens vẽ năm 1603.

Bức “Chân dung của
Hoàng đế Charles V trên lưng ngựa” do họa sĩ

Bức “Chân dung của Hoàng đế Charles V trên lưng ngựa” do họa sĩ Anthony van Dyck thực hiện năm 1620.

Bức “Một chú ngựa trắng” của họa sĩ

Bức “Một chú ngựa trắng” của họa sĩ Diego Velázquez, vẽ năm 1635.

Kể từ giữa thế kỷ 18, trường phái nghệ thuật Lãng mạn bắt đầu chiếm thế thượng phong, những họa sĩ người Pháp như Théodore Géricault hay Eugène Delacroix tiếp tục khai thác hình ảnh ngựa nhưng không còn gắn liền ngựa với chiến binh, kỵ sĩ hay quá đề cao sức mạnh của ngựa nữa. Lúc này, hình ảnh ngựa trở nên mềm mại, lãng mạn, như một đối sánh với vẻ đẹp của thiên nhiên hoặc con người.

Bức “Bắt con ngựa
hoang” của họa sĩ người Pháp Théodore Géricault, vẽ năm 1817.

Bức “Bắt con ngựa hoang” của họa sĩ người Pháp Théodore Géricault, vẽ năm 1817.

Bức “Bắt con ngựa
hoang” của họa sĩ người Pháp Théodore Géricault, vẽ năm 1817.

Bức “Quý bà Godiva” của họa sĩ người Anh John Collier, vẽ năm 1897, khắc họa lại một câu chuyện truyền thuyết tồn tại từ thế kỷ 13 kể về một phụ nữ quý tộc khỏa thân cưỡi ngựa trên phố nhằm kêu gọi chồng bà hãy bớt tiền sưu thuế mà ông bắt những người nông dân phải nộp. Khi bà cưỡi ngựa trên phố, ai dám hé mắt nhìn bà, người ấy sẽ bị mù.

Trong số rất nhiều họa sĩ từng vẽ tranh về ngựa, nổi tiếng nhất ở phương Tây có họa sĩ người Anh George Stubbs (1724-1806). Ngựa trở đi trở lại trong tranh ông đến mức người ta gọi ông là “họa sĩ của những chú ngựa”.

Bức “Ngựa cái và
ngựa con” do George Stubbs vẽ năm 1763-1768.

Bức “Ngựa cái và ngựa con” do George Stubbs vẽ năm 1763-1768.

Ở phương Đông, nổi tiếng với dòng tranh ngựa có họa sĩ người Trung Quốc là Từ Bi Hồng (1895-1953). Những nét vẽ cuồn cuộn mạnh mẽ, phóng khoáng với màu mực nho truyền thống, Từ Bi Hồng thông qua hình ảnh ngựa thường bộc lộ tình cảm, nhiệt huyết của mình.

Hai
bức tranh về ngựa được vẽ bằng mực tàu của Từ Bi Hồng.

Hai bức tranh về ngựa được vẽ bằng mực tàu của Từ Bi Hồng.

Hình ảnh ngựa trong thi đấu thể thao trở thành đề tài phổ biến ở thế kỷ 19 với những họa sĩ quý tộc như Benjamin Marshall, James Ward, Henry Thomas Alken, James Pollard hay John Frederick Herring thường khắc họa ngựa tại các cuộc đua.

Bức “Đua lấy cúp
vàng” vẽ năm 1834 của họa sĩ người Anh James Pollard.

Bức “Đua lấy cúp vàng” vẽ năm 1834 của họa sĩ người Anh James Pollard.

Giữa thế kỷ 19, trường phái Ấn tượng ra đời cũng trùng khớp với giai đoạn phát triển môn thể thao đua ngựa, những họa sĩ nổi tiếng theo trường phái Ấn tượng như Manet, Degas hay Toulouse-Lautrec đều có hứng thú lớn với môn thể thao này. Vì vậy, họ cũng đưa khá nhiều hình ảnh ngựa vào tranh theo trường phái Ấn tượng.

Nếu Manet thường khắc họa sự phấn khích trong hình ảnh ngựa đang đua thì Degas tập trung vào sự bồn chồn của ngựa trước khi xuất phát.

Bức “Trước khi
vào cuộc đua” của họa sĩ người Pháp Edgar Degas, vẽ năm 1882-1884.

Bức “Trước khi vào cuộc đua” của họa sĩ người Pháp Edgar Degas, vẽ năm 1882-1884.

Bức “Những cuộc
đua ở Longchamp” của họa sĩ người Pháp Édouard Manet, vẽ năm 1864.

Bức “Những cuộc đua ở Longchamp” của họa sĩ người Pháp Édouard Manet, vẽ năm 1864.

Bức “Những cuộc
đua ở Longchamp” của họa sĩ người Pháp Édouard Manet, vẽ năm 1864.

Bức “Chợ bán ngựa” của họa sĩ người Pháp Rosa Bonheur, vẽ năm 1853-1855, theo trường phái Hiện thực.

Những tác phẩm mỹ thuật khắc họa cuộc sống của cao bồi miền Tây nước Mỹ trong thời kỳ này vốn rất quen thuộc với giới hội họa. Những họa sĩ Mỹ đến từ miền Tây như Frederic Remington hay C.M. Russell rất nổi tiếng với các tác phẩm khắc họa cao bồi miền Tây và những chú ngựa dũng mãnh.

Một tác phẩm của
Frederic Remington thực hiện năm 1889.

Một tác phẩm của Frederic Remington thực hiện năm 1889.

Bức “Buccaroos”
vẽ năm 1902 của họa sĩ C.M. Russell.

Bức “Buccaroos” vẽ năm 1902 của họa sĩ C.M. Russell.

thế kỷ 20, nổi tiếng với dòng tranh ngựa có họa sĩ người Anh Alfred Munnings. Ông chuyên sáng tác tranh gắn với hình ảnh ngựa, bao gồm tranh về ngựa đua, chân dung ngựa, ngựa trong đời sống du mục và đời sống lao động ở nông thôn.

Ở thời kỳ này, bên cạnh nghề phóng viên ảnh chiến trường mới bắt đầu xuất hiện, người ta còn có một nghề vốn đã tồn tại từ rất lâu, đó là nghề “họa sĩ chiến trường”. Alfred Munnings chính là một trong những họa sĩ chiến trường nổi tiếng nhất thời kỳ này.

Trong thời kỳ diễn ra Thế chiến I, ông được phân công đi theo lực lượng kỵ binh Canada đồn trú tại Pháp. Ông coi đây là một trong những trải nghiệm quý giá nhất trong cuộc đời hoạt động nghệ thuật của mình bởi được tiếp xúc trực tiếp với những chú ngựa trong quá trình vận động, chiến đấu… đã cho ông nhiều ý tưởng trong sáng tác dòng tranh về ngựa.

Bức “Cuộc tấn
công của đội kỵ binh Flowerdew” do Alfred Munnings thực hiện năm 1918.

Bức “Cuộc tấn công của đội kỵ binh Flowerdew” do Alfred Munnings thực hiện năm 1918.

Bức “Cuộc tấn
công của đội kỵ binh Flowerdew” do Alfred Munnings thực hiện năm 1918.

Bức “Những con ngựa xanh to lớn” của họa sĩ người Đức Franz Marc, vẽ năm 1911, theo trường phái Biểu hiện.

Được truyền cảm hứng từ tranh của họa sĩ El Greco ở thời kỳ Phục hưng, Pablo Picasso - họa sĩ nổi tiếng đi theo trường phái Lập thể - cũng đưa ngựa vào trong tác phẩm của mình.

Bức “Cậu bé dắt
ngựa” do họa sĩ người Tây Ban Nha Pablo Picasso vẽ năm 1906.

Bức “Cậu bé dắt ngựa” do họa sĩ người Tây Ban Nha Pablo Picasso vẽ năm 1906.

Bức “Guernica” của
Pablo Picasso, vẽ năm 1937.

Bức “Guernica” của Pablo Picasso, vẽ năm 1937.

Bích Ngọc
Tổng hợp