Hàng vạn người tham gia lễ rước kiệu Đền - Chùa Gám

(Dân trí) - Hòa chung với không khí tưng bừng lễ hội đầu xuân trên khắp mọi miền đất nước. Sáng ngày 25/3 (tức 14/02 âm lịch) lễ hội Đền - Chùa Gám xã Xuân Thành (Yên Thành, Nghệ An) khai hội với sự tham dự của hàng vạn du khách thập phương cùng nhân dân trong huyện.

Bắt nguồn từ chân dãy Trường Sơn đổ về phía đồng bằng, rú Gám - một danh sơn nổi tiếng từ xa xưa và trở thành biểu tượng của người dân huyện Yên Thành nói riêng và người dân Nghệ An nói chung.

Rú Gám còn có tên khác là Rú Thứu Lĩnh. Thứu là con chim Thứu, một cách gọi dân gian khác của chim Phượng, vì núi có hình chim Phượng. Lại có tên là Long Sơn, núi Rồng, vì trên rú Gám có dãy núi đá ẩn hiện lưng chừng núi như là thân Rồng.

Từ thượng tuần tháng 8 đến trung tuần tháng 9 âm lịch hàng năm, nhìn về Rú Gám ta thường thấy một dải mây chạy ngang hông núi vần vũ rất đẹp. Dựa vào hiện tượng thiên nhiên này, người dân các vùng lân cận đã rút ra kinh nghiệm: Mây Rú Gám không dám đi cày/ Mù rú Gám không giám ra khơi...

Tương truyền từ thời Bắc thuộc, các quan cai trị Châu Diễn đã chọn Quỳ Lăng làm lỵ sở, nơi có địa thế hiểm yếu, dễ phòng thủ khó tấn công. Với địa thế hiểm yếu phía sau tựa lưng vào núi, mặt ngoảnh ra cánh đồng. Thời nhà Đường, năm Trinh Quán thứ 1 (năm 627), vùng đất này đã là trung tâm của Châu Diễn. Và Cao Vương (Cao Biền-vị quan cai trị, nhà phong thuỷ tài ba, người đã chọn địa điểm xây thành Đại La thời Bắc thuộc) trong những lần tuần thú miền đất biên viễn phía nam Diễn Châu đã trèo lên đỉnh rú Gám và để lại dấu vết ở đây.

Trên Rú Gám, ngày nay bên cạnh đền thờ Bạch Thạch đại vương thần (thần đá trắng), còn có miếu thờ Lý Thiên Cương. Lý Thiên Cương là con của Lý Thái Bảo, một vị nhân thần có công chiêu dân lập ấp khai khẩn vùng Kẻ Gám, về sau lên núi tu tiên, để tưởng nhớ công ơn khai hoang lập đất và nhân cốt cách hơn người của ông người dân địa phương đã lập đền thờ trên núi ngày ngày hương khói.

Ngoài ra hiện Rú Gám hiện có gần 150 ha thuộc rừng nguyên sinh đa dạng về thảm động, thực vật đang được UBND xã Xuân Thành (Yên Thành) bảo tồn nghiêm ngặt. Trên núi còn có nhiều loài gỗ quý lâu năm như Lim, Trắc, Gụ, Dẻ...

Để khai thác một cách hợp lý các giá trị văn hoá, lịch sử, tâm linh và du lịch của quần thể này, UBND huyện Yên Thành đã cho lập quy hoạch chi tiết bảo tồn tôn tạo khu du lịch tâm linh Rú Gám có quy mô khoảng 250 ha nằm trên địa bàn xã Xuân Thành bao gồm đền rú Gám và chùa Gám.

Hàng năm vào ngày 14 – 16 / 02 lễ hội Đền - Chùa Gám được long trọng tổ chức với hai phần phần lễ và phần hội vô cùng nghiêm trang và sôi động. Phần lễ bao gồm lễ Khai Quang tại đền chùa Gám, lễ yết cáo ở đền trên đỉnh Rú Gám. Đặc biệt còn có lễ rước kiệu trang nghiêm từ đền chùa Gám lên đền Rú Gám và trở về với sự tham gia của hàng vạn du khách thập phương và nhân dân trong huyện.

Từ 7h 30 phút đoàn rước kiệu sau khi tập trung tại tại đền chùa Gám sẽ bắt đầu xuất phát rước kiệu lên đền Rú Gám. Đi đến đâu đoàn cũng thu hút sự chú ý của đông đảo nhân dân, và họ hợp vào tọa thành một đoàn kéo dài hàng km.

“Năm nay là lần thứ 3 lễ hội được tổ chức long trọng thế này, dù bận rộn thế nào gia đình tôi cũng sắp xếp tham gia cho kỳ được. Đoàn rước năm nay đông hơn và trang nghiêm hơn năm trước nhiều...” Chị Nguyễn Thị Hà một người dân địa phương hồ hởi chia sẻ.

Đến với lễ hội Đền - Chùa Gám du khách còn được hòa mình vào không khí sôi động của phần hội với các tiết mục văn nghệ đặc sắc cùng những điệu tuồng chèo cổ. Cùng các trò chơi dân gian văn hóa thể thao như: cờ người, kéo co, đẩy gậy, đấu vật, điền kinh, bóng chuyền, hội thi trống tế...

Một số hình ảnh lễ rước kiệu Đền Chùa Gám:

Lễ Khai Quang tại đền chùa Gám...
Lễ Khai Quang tại đền chùa Gám...

Người dân cầu bình an.
Người dân cầu bình an.


Người dân cầu bình an.
Người dân cầu bình an.
Người dân cầu bình an.
Hàng trăn người không thể tham gia được từ những phút đầu đành chờ đợi hai bên đường để được hào mình vào đoàn lễ

Đi đến đâu đoàn rước cũng nhận được sự chào đoán nồng nhiệt của đông đảo nhân dân.
Đi đến đâu đoàn rước cũng nhận được sự chào đoán nồng nhiệt của đông đảo nhân dân.

Một chiếc xe tải được trang hoàng rực rỡ sớm hòa mình vào rước kiệu từ những phút đầu.
Một chiếc xe tải được trang hoàng rực rỡ sớm hòa mình vào rước kiệu từ những phút đầu.

Kiệu được rước với 8 chàng trai khỏe mạnh
Kiệu được rước với 8 chàng trai khỏe mạnh
Mỗi họ tộc trong xã đều trang trí một chiếc kiệu và toàn bộ con cháu trong họ tham gia lễ rước.
Mỗi họ tộc trong xã đều trang trí một chiếc kiệu và toàn bộ con cháu trong họ tham gia lễ rước.

Cờ Tổ quốc, cơ hoa rợp trời trong lễ rước
Cờ Tổ quốc, cơ hoa rợp trời trong lễ rước

Lễ rước kiệu được tổ chức long trọng trang nghiêm từ Đền - Chùa Gám lên rú Gám.
Lễ rước kiệu được tổ chức long trọng trang nghiêm từ Đền - Chùa Gám lên rú Gám.

Với sự tham gia của hàng vạn du khách thập phương và nhân dân địa phương.
Với sự tham gia của hàng vạn du khách thập phương và nhân dân địa phương.

Chú hề trong lễ rước bài vị lên rú Gám.
Chú hề trong lễ rước bài vị lên rú Gám.

Đoàn rước đến chân núi Gám và tập hợp ở chân núi.
Đoàn rước đến chân núi Gám và tập hợp ở chân núi.
Đoàn rước đến chân núi Gám và tập hợp ở chân núi.

Đoàn rước đến chân núi Gám và tập hợp ở chân núi.
Nhiều du khách không chịu nổi thời tiết nắng nóng bất thường phải “ẩn mình” vào khu rừng tràm giới chân núi tránh nắng.

Đoàn rước đến chân núi Gám và tập hợp ở chân núi.
Đoàn rước đến chân núi Gám và tập hợp ở chân núi.
Dù đường lên đền rú Gám rất nhỏ nhưng ai cũng cố chen chân để được dâng nén hương thơm thành kính lên các vị thần linh.

Đoàn rước đến chân núi Gám và tập hợp ở chân núi.
 Trắc trở đường lên ngọn đá bạc huyền thoại của rú Gám. Hòn đá bạc linh thiêng hiện thân cho vị thần Bạch Thạch Đại Vương (Vị thần đá trắng) trên rú Gám.

Từ rú Gám nhìn ra cánh đồng lúa mênh mông của huyện Yên Thành.
Từ rú Gám nhìn ra cánh đồng lúa mênh mông của huyện Yên Thành.
Hội thi đánh trống trong lễ hội đền Gám.
Hội thi đánh trống trong lễ hội đền Gám.

 
Tình Huê - Larry Phan