Độc đáo tranh thêu “Tâm kinh mùa Báo hiếu”

(Dân trí)– Với chủ đề “Tâm kinh mùa báo hiếu”, nghệ nhân tranh thêu nổi tiếng nhất xứ Huế - Lê Văn Kinh đã đem lại một điểm chấm phá mới lạ trong mùa Vu lan năm nay tại đất cố đô.

Triển lãm vừa diễn ra chiều 28/8 tại Trung tâm văn hóa Phật giáo Liễu quán Huế với hơn 46 bức tranh thêu. Trong đó, chủ đề của triển lãm cũng là một tác phẩm tâm đắc của nghệ nhân Lê Văn Kinh: Bát nhã Tâm kinh (một bộ kinh nổi tiếng trong Phật giáo). Đây là bản thêu bằng chỉ vàng với 2 thứ tiếng Việt và Hán được nghệ nhân hàng đêm thêu trong suốt 8 năm nhằm tưởng nhớ công ơn của cha mẹ cho ra mắt nhân ngày lễ Vu Lan năm 2012.

Bộ Bát nhã tâm kinh được thêu bằng chỉ vàng
Bộ Bát nhã tâm kinh được thêu bằng chỉ vàng

Có một số tác phẩm đáng chú ý khác trong triển lãm nói về chủ đề Vu lan như bông hồng đỏ, bông hồng trắng (dùng để cài áo những ai còn hay không còn cha mẹ mùa Vu Lan), tác phẩm mẹ già ngồi vá áo cho con, tác phẩm Mưa dầm gió bấc với người cha nghèo dẫn dắt con đi trong mưa lạnh…

Và bộ Cáo tật thị chúng bằng 14 thứ tiếng, trong đó có tiếng Phạn được thêu bằng 7 màu cờ của phật giáo, chữ Nhẫn, làng quê, sen hồng, phong cảnh xứ Huế…

Lê Văn Kinh (83 tuổi) chính là người phục hồi, làm sống dậy nghề thêu tranh của Huế. Năm 1975, chỉ sau ngày đất nước giải phóng được 4 tháng, ông Kinh đã đứng ra lập tổ thêu tranh xuất khẩu đầu tiên của Huế mang hiệu Cẩm Tú, tiền thân của Hợp tác xã Thêu gia công Phú Hòa nổi tiếng nhất nhì cố đô bây giờ. Thân sinh của cụ Lê Văn Kinh là cụ Lê Văn Hỡi, một thợ thêu có tiếng dưới triều Nguyễn. Công việc của cụ Hỡi là thêu mũ, nón, tranh, ảnh... phục vụ cho vua quan nhà Nguyễn.

Bộ Bát nhã tâm kinh được thêu bằng chỉ vàng
Nghệ nhân Lê Văn Kinh (ngoài cùng bên trái) tại triển lãm. Dù tuổi đã cao nhưng ông vẫn tâm huyết với nghề tranh thêu

Cụ Kinh được đón nhận danh hiệu Nghệ nhân cao quý do Hội Văn nghệ Dân gian Việt Nam trao tặng vì đã có “công lao giữ gìn, thực hành truyền dạy những giá trị, kỹ năng bí quyết về văn hóa để làm cho những giá trị tinh hoa trong văn hóa của dân tộc Việt Nam được sống mãi”.  Ngoài ra, cụ còn có nhiều danh hiệu như “Nghệ nhân dân gian”, “Báu vật nhân văn sống”…

Triển lãm sẽ diễn ra đến hết ngày 2/9.

Bộ Tâm kinh được thêu công phu bằng 2 thứ tiếng
Bộ Tâm kinh được thêu công phu bằng 2 thứ tiếng

Bộ Tâm kinh được thêu công phu bằng 2 thứ tiếng
Mẹ Việt Nam

"Mẹ Việt Nam"
Bông hồng trắng và bông hồng đỏ ngày Vu lan
Bông hồng trắng và bông hồng đỏ ngày Vu lan

Bông hồng trắng và bông hồng đỏ ngày Vu lan
Tác phẩm Mưa dầm gió bấc

Tác phẩm "Mưa dầm gió bấc" đề cao tình phụ tử
Tranh thơ Trần Nhân Tông

Tranh thơ Trần Nhân Tông
 
Cửa Ngọ Môn (Đại Nội) - biểu tượng xứ Huế

Cửa Ngọ Môn (Đại Nội) - biểu tượng xứ Huế
 
Các bạn trẻ chụp lại hình nhiều ở bức Mẹ Việt Nam nhân ngày lễ Vu lan - báo hiếu
Các bạn trẻ chụp lại hình nhiều ở bức "Mẹ Việt Nam" nhân ngày lễ Vu lan - báo hiếu

 
Đại Dương