Vụ “Khảo cổ tìm dấu vết lăng mộ Hoàng đế Quang Trung”:

Đào 3 hố khảo cổ đầu tiên tìm dấu tích lăng mộ Quang Trung và cung điện Đan Dương

(Dân trí) - Sáng 7/10, đoàn gồm Viện Khảo cổ học, Bảo tàng Lịch sử Thừa Thiên Huế, Khoa Lịch sử trường Đại học Khoa học Huế và các công nhân đã tiến hành đào những mũi cuốc đầu tiên tại gò Dương Xuân, bắt đầu quá trình khảo cổ tìm dấu vết cung điện Đan Dương và lăng mộ Hoàng đế Quang Trung.

Tại gò Dương Xuân nơi địa phận của 2 chùa Vạn Phước, Thuyền Lâm, đoàn đã tiến hành cắm mốc, giăng dây và đào 3 hố khảo cổ, mỗi hố diện tích 2m x 1,5m. Vị trí 3 hố này gồm 2 hố ở sân trước và sân sau chùa Vạn Phước, 1 hố ở nhà ông Nguyễn Hữu Oánh – sát vách chùa Thuyền Lâm.

Tiến hành đào hố khảo cổ đầu tiên ở sân sau chùa Vạn Phước
Tiến hành đào hố khảo cổ đầu tiên ở sân sau chùa Vạn Phước

Theo các cán bộ bộ môn Nhân học – Khảo cổ - Văn hóa Du lịch, Khoa Lịch sử (trường Đại học Khoa học Huế) – cơ quan phụ trách nhiệm vụ chuyên môn, mỗi hố được đào theo từng lớp từ bề mặt xuống dày 20cm. Việc đào bới được tiến hành cẩn thận nhất là càng xuống sâu. Khi thấy bất cứ hiện vật gì thì đưa lên ngay để đoàn tập kết lại.

“Việc đào có thể sâu hay nông tùy tính chất từng hố, nếu gặp các dấu tích nền móng thì sẽ giữ nguyên hiện trạng và tiến hành các công việc chuyên môn của khảo cổ học” – một cán bộ cho biết.

Theo PGS.TS. Bùi Văn Liêm, Viện Phó Viện Khảo cổ học, trong vòng 15 ngày, đoàn sẽ cố gắng làm hết mình để làm rõ những vấn đề liên quan đến triều Nguyễn, triều Tây Sơn và cả vua Quang Trung.

Nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân tâm sự, đã 30 năm miệt mài theo đuổi vấn đề cung điện Đan Dương và lăng mộ Hoàng đế Quang Trung nên lần đầu tiên được nhà nước quan tâm cho đào hố khảo cổ học làm ông rất vui mừng. Ông Xuân thổ lộ, chỉ cần tìm thấy dấu hiệu của một vùng kiến trúc bị chôn vùi chứng minh vùng gò Dương Xuân không phải đất núi bình thường là thành công.

Đào 3 hố khảo cổ đầu tiên tìm dấu tích lăng mộ vua Quang Trung và cung điện Đan Dương

Với thời tiết tốt, nắng ấm, dự kiến công việc đào hố khảo cổ sẽ gặp nhiều thuận lợi. Trong chiều cùng ngày, đoàn sẽ tiến hành đào thêm 2 hố khảo sát ở khu vực chùa Thuyền Lâm.

Trước đó, qua nhiều quá trình đi tìm dấu tích vua Quang Trung, nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân đã tìm thấy nhiều dấu vết mà theo ông, là có liên quan đến Cung điện Đan Dương – sơn lăng của hoàng đế Quang Trung. Địa điểm nằm ở gò Dương Xuân phường Trường An, TP Huế. Sau nhiều công trình, tác phẩm và các cuộc hội thảo, được sự quan tâm của lãnh đạo, Bộ VH,TT&DL đã tiến hành cấp phép cho đào 5 hố thám sát khảo cổ trong vòng 15 ngày để tìm hiểu, bổ sung các tư liệu của triều Nguyễn, Tây Sơn.

Dân trí sẽ tiếp tục cập nhật diễn biến sự kiện quan trọng này.

Bắt đầu giăng dây hố khảo cổ đầu tiên
Bắt đầu giăng dây hố khảo cổ đầu tiên
Việc đào bới được tiến hành cẩn thận
Việc đào bới được tiến hành cẩn thận
Đất được đưa đi đổ ở gần vị trí đào hố khảo cổ
Đất được đưa đi đổ ở gần vị trí đào hố khảo cổ
Tiến hành đào hố thứ 2 trước sân chùa Vạn Phước
Tiến hành đào hố thứ 2 trước sân chùa Vạn Phước
Mỗi hố có diện tích 3 mét vuông (2m x 1,5m), độ sâu tùy thuộc vào việc phát hiện các hiện vật, nền móng cổ hay không
Mỗi hố có diện tích 3 mét vuông (2m x 1,5m), độ sâu tùy thuộc vào việc phát hiện các hiện vật, nền móng cổ hay không
Hố thứ 3 được đào tại sân vườn trước nhà ông Nguyễn Hữu Oánh (mặc quần áo trắng)
Hố thứ 3 được đào tại sân vườn trước nhà ông Nguyễn Hữu Oánh (mặc quần áo trắng)
Cán bộ tổ bộ môn Nhân học – Khảo cổ - Văn hóa Du lịch, Khoa Lịch sử trường Đại học Khoa học Huế tiến hành cắm mốc ở hố thứ 3 nằm sát chùa Thuyền Lâm
Cán bộ tổ bộ môn Nhân học – Khảo cổ - Văn hóa Du lịch, Khoa Lịch sử trường Đại học Khoa học Huế tiến hành cắm mốc ở hố thứ 3 nằm sát chùa Thuyền Lâm
Trong buổi sáng 7/10 các hố được tiến hành đào lớp bề mặt
Trong buổi sáng 7/10 các hố được tiến hành đào lớp bề mặt
Giăng lớp nylon để chứa mẫu vật
Giăng lớp nylon để chứa mẫu vật
Một mẫu vật như mảnh sành sứ tại hố thứ nhất vừa được tìm thấy
Một mẫu vật như mảnh sành sứ tại hố thứ nhất vừa được tìm thấy
Nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân đang trao đổi câu chuyện cung điện Đan Dương và lăng mộ Hoàng đế Quang Trung với PGS.TS. Bùi Văn Liêm, Viện Phó Viện Khảo cổ học tại chùa Vạn Phước sáng 7/10
Nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân đang trao đổi câu chuyện cung điện Đan Dương và lăng mộ Hoàng đế Quang Trung với PGS.TS. Bùi Văn Liêm, Viện Phó Viện Khảo cổ học tại chùa Vạn Phước sáng 7/10
Chùa Vạn Phước
Chùa Vạn Phước
Và chùa Thuyền Lâm. Đây là 2 chùa có cùng vùng gò Dương Xuân - nơi nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân đã dày công tìm hiểu, nghiên cứu gần 30 năm nay về giả thiết cung điện Đan Dương của vua Quang Trung và lăng mộ vua sau khi qua đời nằm tại đây
Và chùa Thuyền Lâm. Đây là 2 chùa có cùng vùng gò Dương Xuân - nơi nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân đã dày công tìm hiểu, nghiên cứu gần 30 năm nay về giả thiết cung điện Đan Dương của vua Quang Trung và lăng mộ vua sau khi qua đời nằm tại đây

Đại Dương – Thủy Tiên