Nghệ An:

Công bố và trao tặng bằng công nhận di sản cấp quốc gia lễ Xăng Khan

(Dân trí) - Tối 3/2, tại huyện Quế Phong (Nghệ An) diễn ra Đêm hội Sắc xuân miền tây lần thứ V. Cũng trong dịp này, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) đã trao bằng công nhận Lễ Xăng Khan của người Thái Nghệ An là Di sản cấp quốc gia.

Lễ Xăng Khan là 1 trong 7 di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia vừa được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận.
Lễ Xăng Khan là 1 trong 7 di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia vừa được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận.

Tại buổi lễ, nhiều tiết mục trình diễn dân ca, dân nhạc, dân vũ, trình diễn trang phục, giao lưu trống hội cồng chiêng, khắc luống, múa sạp, tổ chức các trò chơi dân gian dân tộc thiểu số tỉnh Nghệ An mừng hội Xuân 2018.

Đây là hoạt động thường niên hàng năm luân phiên giữa 11 huyện, thành, thị miền núi của tỉnh Nghệ An nhằm bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa của cộng đồng các dân tộc miền Tây trong dịp Tết cổ truyền của dân tộc.

ds2

Trước lúc khai lễ, thầy mo cúng.

Đặc biệt, đêm hội sắc Xuân miền Tây năm nay gắn với công bố tôn vinh lễ Xăng Khan của đồng bào dân tộc Thái (tỉnh Nghệ An) - là một trong 7 di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia vừa được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận vào ngày 11/9/2017 vừa qua.

dsc_0106

Sau lễ cúng, các thầy mo cùng dân bản nhảy múa xung quang cây hoa (có Boọc mạy).

Đồng thời, thông qua hoạt động nhằm quảng bá, giới thiệu tiềm năng du lịch của miền Tây Nghệ An, điểm đến thân thiện và hấp dẫn của du khách trong và ngoài tỉnh.

Lễ hội Xăng Khan còn được gọi là Kin chiêng boọc mạy, tùy theo đặc điểm của từng vùng, miền. Lễ hội là dịp để người dân khắp bản làng trả ơn thầy mo đã chữa khỏi bệnh cho gia đình. Đây cũng là ngày để các đôi trai gái có dịp gặp gỡ, kết duyên vợ chồng.

dsc_0128

Lễ vật trong lễ hội gồm: khoảng 7 - 10 vò rượu cần, 2 con lợn, 2 con gà cùng cá nướng, trầu cau…

dsc_0148

Bên cây Boọc mạy là một giàn chiêng, trống, cây Bong Bu (làm từ các ống nứa, dài khoảng 50cm) gõ xuống tấm ván theo nhịp chiêng, trống nếu không có những vật dụng này thì không phải là hội Xăng Khan.

Theo những bậc cao tuổi ở các bản làng đồng bào Thái, lễ hội Xăng Khan có từ xa xưa. Thuở đó, “mặt đất còn như lá đa, bầu trời như nắp con ốc, rừng núi như dấu chân con gà”, lễ hội Xăng Khan đã được các thầy mo tổ chức. Vì mỗi ông mo được học một thầy khác nhau, mỗi bản, mỗi vùng có điều kiện kinh tế, sinh hoạt khác nhau cho nên cách thức tổ chức lễ hội ở mỗi nơi mỗi khác.

Nguyễn Tú