Cổ vật kỳ quái khiến các nhà khảo cổ cũng “bó tay”

(Dân trí) - Cách đây vài thập kỷ, các nhà khảo cổ Anh đã tìm được một số cổ vật. Thời gian trôi qua, họ vẫn không thể hiểu công dụng của những món đồ cổ kỳ quái này. Họ phải đăng ảnh cổ vật để hỏi ý kiến công chúng. Liệu bạn có biết?

Các nhà khảo cổ Anh đã quyết định nhờ đến tri thức của người dân trên khắp cả nước nhằm giải đáp câu đố hóc búa của lịch sử.

Trong suốt hàng chục năm qua, dù đã nghiên cứu rất nhiều đầu sách và tài liệu lịch sử nhưng nhiều món cổ vật vẫn thách thức tầm hiểu biết của các nhà nghiên cứu. Chẳng hạn như con vẹt được đúc bằng đồng thau, nằm trên những bánh xe nhỏ hay một cây quyền trượng bằng đồng và sắt được đúc từ thế kỷ thứ 7…

Ý tưởng công khai hình ảnh của những món cổ vật và hỏi ý kiến công chúng xuất phát từ một câu chuyện vui. Có lần, một nhà khảo cổ của tổ chức National Trust không thể gọi tên một “hóa thạch” mà ông tìm thấy. Người này đã thử đăng tải hình ảnh “hóa thạch” lên mạng xã hội nhờ cư dân mạng cùng giải đáp. Cuối cùng, ông đã nhận được đáp án chính xác. Hóa ra, đó chỉ là vỏ của một loài giáp xác chứ không phải hóa thạch.

Cổ vật kỳ quái khiến các nhà khảo cổ cũng phải “bó tay”

Con vẹt được đúc bằng đồng thau gắn trên những bánh xe được tin là có xuất sứ từ Ấn Độ. Nó đã thách đố các nhà nghiên cứu cổ vật trong suốt hàng chục năm qua.

Cổ vật kỳ quái khiến các nhà khảo cổ cũng phải “bó tay”

Khi mở thân con vẹt ra sẽ thấy những ngăn nhỏ bí mật như thế này, tuy vậy không ai có thể đoán được chúng được dùng để đựng gì.

Cổ vật kỳ quái khiến các nhà khảo cổ cũng phải “bó tay”

Con vẹt được tìm thấy trong một ngôi biệt thự có từ thời Nữ hoàng Victoria, nằm ở Tyntesfield, hạt Somerset, Anh.

Cổ vật kỳ quái khiến các nhà khảo cổ cũng phải “bó tay”

Cây quyền trượng được đúc từ thế kỷ thứ 7 được tin là thuộc về nhà vua Raedwald trị vì một vương quốc cổ xưa có tên East Anglia, nằm trong lãnh thổ nước Anh.

Tại địa điểm khảo cổ ở hạt Suffolk, người ta đã tìm thấy cây quyền trượng vào năm 1939.

Tại địa điểm khảo cổ ở hạt Suffolk, người ta đã tìm thấy cây quyền trượng vào năm 1939.

Trong nhiều trường hợp, các nhà khảo cổ cũng phải “bó tay” trước những cổ vật mà họ không thể tìm ra bất cứ manh mối nào để nghiên cứu.

Tại địa điểm khảo cổ ở hạt Suffolk, người ta đã tìm thấy cây quyền trượng vào năm 1939.

Mẩu kim loại này cũng khiến các nhà nghiên cứu của tổ chức National Trust phải “đầu hàng”. Họ chỉ có thể đoán định mẩu kim loại được chế tác ở thế kỷ 17-18 và có xuất xứ từ phương Đông.

Tại địa điểm khảo cổ ở hạt Suffolk, người ta đã tìm thấy cây quyền trượng vào năm 1939.

Mẩu kim loại được tìm thấy trong một ngôi nhà cổ ở hạt East Sussex. Mẩu kim loại được tìm thấy cùng với 263 món đồ bằng vàng, bạc, đồng, da và lông thú, nằm trong một buồng ngủ.

Tại địa điểm khảo cổ ở hạt Suffolk, người ta đã tìm thấy cây quyền trượng vào năm 1939.

Mảnh vỡ nhỏ xíu bằng kim loại này cũng có niên đại từ thế kỷ 17. Nó chắc chắn là một món vũ khí từng được sử dụng trong quân đội nhưng vai trò cụ thể để làm gì thì các nhà khảo cổ đều không thể biết.

Tại địa điểm khảo cổ ở hạt Suffolk, người ta đã tìm thấy cây quyền trượng vào năm 1939.

Mảnh vỡ kim loại được tìm thấy ở lâu đài đổ nát Corfe, nơi này được xây dựng để canh giữ lối ra vào của hạt Dorset.

Tại địa điểm khảo cổ ở hạt Suffolk, người ta đã tìm thấy cây quyền trượng vào năm 1939.

Nhiều món cổ vật thậm chí còn khó xác định niên đại. Chẳng hạn như chiếc đĩa sứ xuất sứ từ Ba-tư (ngày nay là đất nước Iran), có màu xanh ngọc lam.

Tại địa điểm khảo cổ ở hạt Suffolk, người ta đã tìm thấy cây quyền trượng vào năm 1939.

Chiếc đĩa sứ được tìm thấy trong lâu đài Sissinghurst ở hạt Kent. Trong những công trình cổ luôn ẩn chứa những bất ngờ thú vị, đó chính là những món đồ cổ thách thức các nhà nghiên cứu.

Được biết tổ chức National Trust có dự định sẽ đưa hình ảnh của hàng triệu cổ vật mà họ đang nắm giữ lên mạng để công chúng có thể vào chiêm ngưỡng trong thời gian sớm nhất. Việc này sẽ giúp công chúng có được những chuyến du ngoạn ảo thú vị trên mạng, giúp họ cùng tìm về với lịch sử. Bên cạnh đó, những kiến thức quý báu của công chúng cũng có thể đem lại sự hỗ trợ đắc lực cho công tác nghiên cứu khảo cổ.

 
 
Pi Uy
Theo Dailymail