Chợ tem quý “có một không hai” giữa Hà Nội

(Dân trí)- Ở chợ tem này có những con tem quý hiếm bậc nhất ở Việt Nam như tem có hình ảnh nữ anh hùng Mạc Thị Bưởi, phát hành ngày 3/11/1956.

Vừa kỉ niệm 11 năm thành lập, “chợ tem” 160 Triệu Việt Vương đến nay đã trở thành một địa điểm quen thuộc của giới chơi tem Hà Thành. Có những người từ tận Sài Sòn cũng tìm đến tận đây để thỏa mãn cái thú “mê” tem của mình.
 
Không giống những mô hình “chợ” khác, “chợ tem” chỉ họp mỗi tuần một lần vào sáng Chủ nhật, từ lúc 9h đến 11h, muộn thì 12h. Gọi là “chợ” nhưng thật ra chỉ là một góc vỉa hè, mấy chiếc ghế nhựa con con, một ấm trà nóng để mọi người cùng nhâm nhi, bình luận về những con tem.

Ban đầu, đây là địa chỉ để những người có cùng đam mê sưu tầm tem đến để giao lưu với nhau, lâu dần, ngày càng có nhiều người tìm đến, bây giờ thì số lượng người tham gia ngày một đông. Ngày nắng cũng như ngày mưa, những vị khách mê tem vẫn cố gắng không bỏ lỡ một phiên họp nào.

Say sưa chọn tem.


Say sưa chọn tem.


Say sưa chọn tem.

Say sưa chọn tem.

Tem bán ở chợ được gom lại thành từng quyển dày, một số tem còn đính nguyên cả bì thư thì được gói cẩn thận cho vào túi ni-lông bọc lại. Làm như vậy để giữ độ mới của tem cũng như các mép con tem không bị quăn, rách do qua tay nhiều người xem.

Mỗi người ở đây đều chọn cho mình một chủ đề riêng mà mình thích để sưu tầm. Thông thường có khoảng 50 chủ đề chơi, các chủ đề rất phong phú và đa dạng, ví dụ như di sản, cây cỏ, thuyền bè, cá vàng, danh nhân… Chủ đề nào được càng nhiều người chơi thì những con tem thuộc chủ đề ấy sẽ mau lên giá nhất. Sưu tập tem đòi hỏi người chơi phải có niềm đam mê, kiên nhẫn, tỉ mỉ và phải thường xuyên cập nhật những kiến thức mới cho bản thân. Bởi nguyên tắc của tem thư chính là không tái bản, nên nếu một khi đã bị mất hoặc hủy đi thì không thể tìm lại được. Đồng thời, người chơi tem thường trao đổi những loại tem mình có với nhau để bổ sung được nhiều tem mới vào bộ sưu tập của mình.

Tem thường có hình chữ nhật để thuận lợi cho việc sắp xếp tem trên giấy in, tuy nhiên, tem cũng có thể là hình tam giác hoặc hình vuông mặc dù 2 loại này rất ít. Loại giấy dùng để in tem cũng là giấy chuyên dụng, ngoài ra, một số bưu điện còn sử dụng cả chất liệu là gỗ hay vải.

Theo bác Hào, một trong những “cây đại thụ” ở chợ tem thì ở Việt Nam có những con tem quý nhất là Huy hiệu thương binh năm 1965, tem Mạc Thị Bưởi, tem Binh sĩ Lá mạ. Tem được chia là 2 loại là “tem sống” và “tem chết”. Tem sống là loại tem chưa được sử dụng để gửi thư hay chưa bị hủy bởi cơ quan bưu chính. Tem chết (tem thực gửi) là những con tem đã qua sử dụng, đã đóng dấu và còn đính kèm với phong bì. Giá trị mỗi con tem nằm ở giá trị gắn liền với lịch sử của nó. Theo đó, giá của từng con tem cũng có sự khác biệt, từ vài chục nghìn, vài trăm nghìn đến vài triệu đồng cũng có. Thường thì giá của tem chết sẽ cao hơn tem sống.

Hình ảnh một số loại tem có giá trị:

Tem Mạc Thị Bưởi, phát hành ngày 3/11/1956, một trong những con tem quý hiếm bậc nhất ở Việt Nam.

Tem Mạc Thị Bưởi, phát hành ngày 3/11/1956, một trong những con tem quý hiếm bậc nhất ở Việt Nam.

Tem Huy hiệu thương binh năm 1965.

Tem Huy hiệu thương binh năm 1965.

Tem Binh sĩ lá mạ 1966.

Tem Binh sĩ lá mạ 1966.

Tem mừng Chính phủ về Thủ đô.

Tem mừng Chính phủ về Thủ đô.

Tem về quần đảo Hoàng Sa.

Tem về quần đảo Hoàng Sa.

Tem về Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Tem về Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Bộ tem kỉ niệm 10 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.

Bộ tem kỉ niệm 10 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.

Một số loại tem thực gửi.


Một số loại tem thực gửi.


Một số loại tem thực gửi.


Một số loại tem thực gửi.


Một số loại tem thực gửi.


Một số loại tem thực gửi.

Một số loại tem thực gửi.

Hương Ngân