Chiêm ngưỡng ngôi đền cổ thờ vua Đinh ở cố đô Hoa Lư

(Dân trí) - Đền vua Đinh Tiên Hoàng ở cố đô Hoa Lư (Ninh Bình) trải qua hàng trăm năm vẫn giữ nguyên được kiến trúc độc đáo trong nghệ thuật chạm khắc gỗ thế kỷ 17. Đây là nơi duy nhất ở Việt Nam thờ vua Đinh, cha mẹ, các con trai ông và bài vị các tướng triều Đinh.


Đền thờ vua Đinh Tiên Hoàng nằm bên chân núi Mã Yên, Khu di tích lịch sử - văn hóa cố đô Hoa Lư (Ninh Bình). Trải qua hàng trăm năm với nhiều biến cố, thăng trầm của lịch sử, đến nay đền thờ vẫn giữ nguyên được vẻ đẹp cổ kính, uy nghi. Ngôi đền được xây dựng để thể hiện lòng kính trọng của nhân dân ta với vị vua khai quốc công thần, dẹp loạn 12 sứ quân, lập nên nhà nước phong kiến tự chủ đầu tiên ở Việt Nam.

Đền thờ vua Đinh Tiên Hoàng nằm bên chân núi Mã Yên, Khu di tích lịch sử - văn hóa cố đô Hoa Lư (Ninh Bình). Trải qua hàng trăm năm với nhiều biến cố, thăng trầm của lịch sử, đến nay đền thờ vẫn giữ nguyên được vẻ đẹp cổ kính, uy nghi. Ngôi đền được xây dựng để thể hiện lòng kính trọng của nhân dân ta với vị vua khai quốc công thần, dẹp loạn 12 sứ quân, lập nên nhà nước phong kiến tự chủ đầu tiên ở Việt Nam.

Đền nằm trên diện tích rộng hàng nghìn mét vuông. Từ bên ngoài đi vào có bức bình phong, cổng tam quan ngoại, tam quan nội, đường đi được lát gạch gốm, hai bên là hàng rào hoa râm bụt, nhiều cây cổ thụ rợp bóng mát.
Đền nằm trên diện tích rộng hàng nghìn mét vuông. Từ bên ngoài đi vào có bức bình phong, cổng tam quan ngoại, tam quan nội, đường đi được lát gạch gốm, hai bên là hàng rào hoa râm bụt, nhiều cây cổ thụ rợp bóng mát.

Kiến trúc độc đáo xây dựng đền vua Đinh chủ đạo vẫn là nghệ thuật chạm khắc gỗ, đá do các nghệ nhân dân gian của Việt Nam thế kỷ 17 xây dựng. Vẻ đẹp cổ kính, trầm mạc nơi đây khiến nhiều du khách khi vào tham quan như đang được trở lại không gian nước Việt cách đây nhiều thế kỷ trước.

Kiến trúc độc đáo xây dựng đền vua Đinh chủ đạo vẫn là nghệ thuật chạm khắc gỗ, đá do các nghệ nhân dân gian của Việt Nam thế kỷ 17 xây dựng. Vẻ đẹp cổ kính, trầm mạc nơi đây khiến nhiều du khách khi vào tham quan như đang được trở lại không gian nước Việt cách đây nhiều thế kỷ trước.

Những cây cổ thụ mọc chắn ngang lối đi tạo nên sự hài hòa giữa thiên nhiên và con người trong khuôn viên ngôi đền cổ. Các lối đi lại trong khuôn viên đền cũng được lát gạch gốm đỏ, hai bên là tường rào bao quanh, trang trí các họa tiết hoa văn gốm xứ cổ xưa.
Những cây cổ thụ mọc chắn ngang lối đi tạo nên sự hài hòa giữa thiên nhiên và con người trong khuôn viên ngôi đền cổ. Các lối đi lại trong khuôn viên đền cũng được lát gạch gốm đỏ, hai bên là tường rào bao quanh, trang trí các họa tiết hoa văn gốm xứ cổ xưa.

Đền chính - nơi thờ vua Đinh Tiên Hoàng, trước đền là một khoảng sân rộng thường làm nơi tế lễ, thắp nhang thành kính vua trước khi vào trong đền. Trước sân thường xuyên để bàn thờ, kiệu, lọng... thể hiện sự tôn kính nhà vua.

Đền chính - nơi thờ vua Đinh Tiên Hoàng, trước đền là một khoảng sân rộng thường làm nơi tế lễ, thắp nhang thành kính vua trước khi vào trong đền. Trước sân thường xuyên để bàn thờ, kiệu, lọng... thể hiện sự tôn kính nhà vua.

Tượng vua Đinh Tiên Hoàng được đặt giữa gian chính của ngôi đền, vẻ uy nghi của nhà vua như đang thiết triều với mũ, quần áo lộng lẫy ngồi trên ngai vàng.
Tượng vua Đinh Tiên Hoàng được đặt giữa gian chính của ngôi đền, vẻ uy nghi của nhà vua như đang thiết triều với mũ, quần áo lộng lẫy ngồi trên ngai vàng.
Trong đền, độc đáo nhất chính là đôi voi chầu, với hai đầu voi cũng là hai chiếc kèo của ngôi đền, tạo nên nét riêng biệt mà không ngôi đền nào ở Việt Nam có được.
Trong đền, độc đáo nhất chính là đôi "voi chầu", với hai đầu voi cũng là hai chiếc kèo của ngôi đền, tạo nên nét riêng biệt mà không ngôi đền nào ở Việt Nam có được.
Mỗi cây cột lim ở đền to phải hai người ôm mới hết. Dưới chân cột được đặt trên bệ đá, bên trên nối với các vì kèo được ghép nối tinh xảo, có các hoa văn độc đáo của nghệ thuật trạm khắc gỗ, khi nhìn vào không dễ nhận ra được các mối nối, du khách như đang được chiêm ngưỡng một bức tranh gỗ đầy nghệ thuật tạo nên bởi hoa lá chim muông, rồng bay phượng múa...
Mỗi cây cột lim ở đền to phải hai người ôm mới hết. Dưới chân cột được đặt trên bệ đá, bên trên nối với các vì kèo được ghép nối tinh xảo, có các hoa văn độc đáo của nghệ thuật trạm khắc gỗ, khi nhìn vào không dễ nhận ra được các mối nối, du khách như đang được chiêm ngưỡng một bức tranh gỗ đầy nghệ thuật tạo nên bởi "hoa lá chim muông", "rồng bay phượng múa"...
Các cột bên trong ngôi đền đều được sơn son thếp vàng, có hoành phi câu đối.
Các cột bên trong ngôi đền đều được sơn son thếp vàng, có hoành phi câu đối.
Đền được lợp ngói âm dương, trên nóc có hình lưỡng long chầu nguyệt.
Đền được lợp ngói âm dương, trên nóc có hình "lưỡng long chầu nguyệt".

Một bức tranh sống động được chạm khắc từ gỗ do các nghệ nhân từ thế kỷ 17 tạo nên. Đây cũng là một trong những dấu ấn độc đáo nhất trong đền, thể hiện nét cổ kính, di sản quý giá còn lưu giữ lại được hàng trăm năm qua trong đền.

Một bức tranh sống động được chạm khắc từ gỗ do các nghệ nhân từ thế kỷ 17 tạo nên. Đây cũng là một trong những dấu ấn độc đáo nhất trong đền, thể hiện nét cổ kính, di sản quý giá còn lưu giữ lại được hàng trăm năm qua trong đền.

Chiêm ngưỡng ngôi đền cổ thờ vua Đinh ở cố đô Hoa Lư - 12
Chiêm ngưỡng ngôi đền cổ thờ vua Đinh ở cố đô Hoa Lư - 13

Rồng, Nghê đá... được chạm khắc từ đá xanh nguyên khối, đây là những con vật thể hiện sự quyền uy, sang trọng trong cung vua, các đền đài xưa ở Việt Nam, những con vật này hiện vẫn còn được giữ nguyên tại đền vua Đinh.

Rồng, Nghê đá... được chạm khắc từ đá xanh nguyên khối, đây là những con vật thể hiện sự quyền uy, sang trọng trong cung vua, các đền đài xưa ở Việt Nam, những con vật này hiện vẫn còn được giữ nguyên tại đền vua Đinh.

Chiêm ngưỡng ngôi đền cổ thờ vua Đinh ở cố đô Hoa Lư - 15
Hai chiếc sập rồng giá trị được trưng bày tại cổng tam quan ngoại và trước đền chính.
Hai chiếc sập rồng giá trị được trưng bày tại cổng tam quan ngoại và trước đền chính.
Bia đá ghi dấu những chứng tích thời Đinh đến nay vẫn còn được lưu giữ trong ngôi đền cổ.
Bia đá ghi dấu những chứng tích thời Đinh đến nay vẫn còn được lưu giữ trong ngôi đền cổ.

Thái Bá