Chiêm ngưỡng Di sản tư liệu thế giới, Bảo vật quốc gia Việt Nam

(Dân trí) - Chào mừng 55 năm thành lập Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước (04/9/1962 - 04/9/2017) và 100 năm thành lập Nha Lưu trữ và Thư viện Đông Dương (29/11/1917 - 29/11/2017), Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước tổ chức trưng bày Trưng bày Di sản tư liệu thế giới và tài liệu lưu trữ quốc gia tiêu biểu của Việt Nam.

Trưng bày nhằm giới thiệu Di sản tư liệu thế giới - Mộc bản triều Nguyễn, di sản tư liệu châu Á - Thái Bình Dương - Châu bản triều Nguyễn; Bảo vật quốc gia “Tập sắc lệnh của Chủ tịch Chính phủ Lâm thời nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa 1945-1946” cùng nhiều tài liệu tiêu biểu khác tại 4 trung tâm lưu giữ quốc gia thuộc Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước. Cuộc trưng bày này không chỉ có giá trị về nội dung mà còn có hình thức độc đáo, tiêu biểu.

Trưng bày chính thức khai mạc vào ngày 31/8 và sẽ kéo dài trong khoảng một tháng tại Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước (số 12, phố Đào Tấn, quận Ba Đình, Hà Nội).

Ông Đặng Thanh Tùng - Cục trưởng Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước phát biểu.
Ông Đặng Thanh Tùng - Cục trưởng Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước phát biểu.

Ông Đặng Thanh Tùng - Cục trưởng Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước khẳng định: “Tài liệu lưu trữ quốc gia là di sản văn hóa quý giá của dân tộc, có giá trị đặc biệt đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Trách nhiệm của Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước là duy trì, giữ gìn các thành tựu của cha ông để con cháu được thụ hưởng những tài liệu có ý nghĩa văn hóa sâu sắc, đồng thời phát huy giá trị các tài liệu thể hiện chặng đường lịch sử: hình thành, xây dựng, bảo vệ và phát triển đáng tự hào của dân tộc, để công chúng và bạn bè quốc tế biết đến nhiều hơn”.

“Tập sắc lệnh của Chủ tịch Chính phủ Lâm thời nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa 1945-1946” gồm 118 Sắc lệnh. Mỗi Sắc lệnh được ban hành không chỉ là cơ sở, là căn cứ, là hành lang pháp lý quan trọng cho các bộ, ngành, các tổ chức, cá nhân thực hiện, ban hành những văn bản quy định, hướng dẫn phù hợp với điều kiện đất nước lúc bấy giờ mà còn mang những giá trị, ý nghĩa đặc biệt, minh chứng cho sự quyết tâm, sự chỉ đạo với những quyết sách đúng đắn, sát sao của Đảng và Chính phủ non trẻ nhằm xây dựng, củng cố chính quyền, khôi phục, phát triển kinh tế, tài chính, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng,…

Ngày 22 tháng 12 năm 2016, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 2496/QĐ-TTg về việc công nhận “Tập Sắc lệnh của Chủ tịch Chính phủ Lâm thời nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa từ 30/8/1945-28/02/1946, hiện lưu trữ tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia III, Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước, Bộ Nội vụ” là Bảo vật quốc gia.
Ngày 22 tháng 12 năm 2016, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 2496/QĐ-TTg về việc công nhận “Tập Sắc lệnh của Chủ tịch Chính phủ Lâm thời nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa từ 30/8/1945-28/02/1946, hiện lưu trữ tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia III, Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước, Bộ Nội vụ” là Bảo vật quốc gia.
Nội dung của các Sắc lệnh được sử dụng để biên soạn hàng trăm cuốn sách có giá trị như: Hồ Chí Minh toàn tập, Lịch sử Chính phủ Việt Nam, Lịch sử Quốc hội,…
Nội dung của các Sắc lệnh được sử dụng để biên soạn hàng trăm cuốn sách có giá trị như: Hồ Chí Minh toàn tập, Lịch sử Chính phủ Việt Nam, Lịch sử Quốc hội,…
Chiêm ngưỡng Di sản tư liệu thế giới, Bảo vật quốc gia Việt Nam - 4
Cùng với trưng bày giới thiệu Bảo vật Quốc gia, Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước cũng tiến hành giới thiệu Di sản tư liệu thế giới Mộc bản Triều Nguyễn. Đây là khối tư liệu đặc biệt quý, hiếm đã được UNESCO công nhận Di sản tư liệu thuộc Chương trình Ký ức thế giới vào ngày 30/7/2009. Mộc bản Triều Nguyễn là những tài liệu đặc biệt, viết bằng chữ Hán - Nôm khắc ngược trên gỗ để in ra thành sách, được dùng phổ biến ở thời kỳ phong kiến Việt Nam.
Cùng với trưng bày giới thiệu Bảo vật Quốc gia, Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước cũng tiến hành giới thiệu Di sản tư liệu thế giới Mộc bản Triều Nguyễn. Đây là khối tư liệu đặc biệt quý, hiếm đã được UNESCO công nhận Di sản tư liệu thuộc Chương trình Ký ức thế giới vào ngày 30/7/2009. Mộc bản Triều Nguyễn là những tài liệu đặc biệt, viết bằng chữ Hán - Nôm khắc ngược trên gỗ để in ra thành sách, được dùng phổ biến ở thời kỳ phong kiến Việt Nam.
Ngoài giá trị đối với lịch sử văn hóa Việt Nam, tài liệu Mộc bản Triều Nguyễn còn có giá trị quốc tế, liên quan đến lịch sử, văn hóa một số nước trên thế giới như: Mỹ, Pháp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha,… Hiện nay, trên thế giới rất hiếm có những tài liệu Mộc bản như ở Việt Nam.
Ngoài giá trị đối với lịch sử văn hóa Việt Nam, tài liệu Mộc bản Triều Nguyễn còn có giá trị quốc tế, liên quan đến lịch sử, văn hóa một số nước trên thế giới như: Mỹ, Pháp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha,… Hiện nay, trên thế giới rất hiếm có những tài liệu Mộc bản như ở Việt Nam.
Song song với Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước, Trung tâm lưu trữ quốc gia 1 (trực thuộc Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước) ở số 18, Vũ Phạm Hàm, Cầu Giấy, Hà Nội cũng tiến hành trưng bày chặng đường 55 xây dựng và phát triển. Bà Trần Thị Mai Hương - Phó Giám đốc Trung tâm lưu trữ quốc gia 1 cho biết, hiện, trung tâm đang bảo quản khối tài liệu lưu trữ, tư liệu Hán - Nôm (Châu bản Triều Nguyễn, địa bạ Triều Nguyễn, sách ngự lãm của các hoàng đế trong thư viện hoàng gia trước đây…), khối tài liệu lưu trữ, tư liệu tiếng Pháp.
Song song với Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước, Trung tâm lưu trữ quốc gia 1 (trực thuộc Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước) ở số 18, Vũ Phạm Hàm, Cầu Giấy, Hà Nội cũng tiến hành trưng bày chặng đường 55 xây dựng và phát triển. Bà Trần Thị Mai Hương - Phó Giám đốc Trung tâm lưu trữ quốc gia 1 cho biết, hiện, trung tâm đang bảo quản khối tài liệu lưu trữ, tư liệu Hán - Nôm (Châu bản Triều Nguyễn, địa bạ Triều Nguyễn, sách ngự lãm của các hoàng đế trong thư viện hoàng gia trước đây…), khối tài liệu lưu trữ, tư liệu tiếng Pháp.
Đặc biệt, vào năm 2014, khối tài liệu Châu bản Triều Nguyễn bảo quản tại đây đã được UNESCO công nhận và vinh danh là Di sản Tư liệu thế giới Khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Kho bảo quản tư liệu Hán - Nôm còn lưu giữ những giá lim từ thời Pháp, hộp tài liệu bằng gỗ vàng tâm, được sơn son thếp vàng để giữ tài liệu gốc của nhà vua.
Đặc biệt, vào năm 2014, khối tài liệu Châu bản Triều Nguyễn bảo quản tại đây đã được UNESCO công nhận và vinh danh là Di sản Tư liệu thế giới Khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Kho bảo quản tư liệu Hán - Nôm còn lưu giữ những giá lim từ thời Pháp, hộp tài liệu bằng gỗ vàng tâm, được sơn son thếp vàng để giữ tài liệu gốc của nhà vua.
Khi lật giở tài liệu gốc, các cán bộ phải đeo găng tay và tuân thủ nghiêm ngặt quy định về bảo vệ tài liệu gốc.
Khi lật giở tài liệu gốc, các cán bộ phải đeo găng tay và tuân thủ nghiêm ngặt quy định về bảo vệ tài liệu gốc.
Ông Trần Đăng Phương, Trưởng phòng Bảo quản tài liệu cho biết: “Đối với kho bảo quản, quan trọng nhất là nhiệt độ và độ ẩm. Nhiệt độ tiêu chuẩn để bảo quản tài liệu là từ 18-22 độ C, độ ẩm từ 45-55%, không khí được lọc sạch và bảo đảm lưu thông. Với những tài liệu Hán - Nôm bị hư hỏng nặng, bết dính, do thiên tai, hiện tại, chúng tôi đang phối hợp với chuyên gia Nhật tiến hành bóc tách. Có những cuốn mất đến 1 năm mới bóc tách xong. Sau khi bóc tách xong sẽ phải vệ sinh rồi bồi lên giấy dó, cắt xén,… Từng khâu đều phải thực hiện cẩn trọng nghiêm ngặt theo đúng chuẩn quốc tế.
Ông Trần Đăng Phương, Trưởng phòng Bảo quản tài liệu cho biết: “Đối với kho bảo quản, quan trọng nhất là nhiệt độ và độ ẩm. Nhiệt độ tiêu chuẩn để bảo quản tài liệu là từ 18-22 độ C, độ ẩm từ 45-55%, không khí được lọc sạch và bảo đảm lưu thông. Với những tài liệu Hán - Nôm bị hư hỏng nặng, bết dính, do thiên tai, hiện tại, chúng tôi đang phối hợp với chuyên gia Nhật tiến hành bóc tách. Có những cuốn mất đến 1 năm mới bóc tách xong. Sau khi bóc tách xong sẽ phải vệ sinh rồi bồi lên giấy dó, cắt xén,… Từng khâu đều phải thực hiện cẩn trọng nghiêm ngặt theo đúng chuẩn quốc tế".

Bài, ảnh: Phương Nhung