Chỉ bởi cha mẹ đều muốn con mình thành “sao”…

(Dân trí) - Mặt trái của những show truyền hình thực tế dành cho trẻ nhỏ nhiều khi còn xảy đến với cả các bậc cha mẹ. Nhiều phụ huynh vì quá ngưỡng mộ “con nhà người ta”, đã đem con mình ra so sánh, để rồi bắt con mình đi học đàn, học múa cho bằng… “con nhà người”.

Từ cha mẹ ở phương Đông…

Chỉ bởi cha mẹ đều muốn con mình thành “sao”… - 1

Những ngày này, khi loạt chương trình gây sốt trên màn ảnh nhỏ Trung Quốc như “Bố ơi, mình đi đâu thế?” hay “Mẹ tôi là siêu nhân” bị cắt sóng với mối lo rằng những em bé “con sao” sẽ gặp phải hệ lụy từ việc nổi tiếng quá nhanh và tiếp xúc với “đồng tiền” quá sớm, thì cũng có những lý giải khác bên lề xoay quanh việc cắt sóng bất ngờ này.

Tờ Nhật báo Tuổi trẻ Bắc Kinh bình luận rằng nhiều bậc phụ huynh Trung Quốc sau khi xem những chương trình này thường ngưỡng mộ thái quá “con nhà người ta”, liền đem so sánh con mình với “con sao”. Đã có những người sẵn sàng chi ra số tiền lớn để con mình được tham gia những lớp đào tạo tài năng nhí.

Thêm vào đó, sự xuất hiện của hàng loạt những cuộc thi tìm kiếm tài năng trên truyền hình khiến không ít bậc phụ huynh “nuôi mộng” rằng khi đã cho con mình đi học những lớp đàn, hát, múa… thì biết đâu tài năng của con sẽ lộ ra, để rồi con cũng có thể xuất hiện trên truyền hình và trở nên nổi tiếng.

Nhật báo Tuổi trẻ Bắc Kinh cho rằng nhiều bậc cha mẹ Trung Quốc hiện không hiểu được điều đơn giản rằng mỗi đứa trẻ có một cá tính riêng và cần phải giáo dục theo cá tính, thiên hướng của trẻ, thay vì đồng loạt cho rằng cứ phải để trẻ xuất hiện trên truyền hình, được cả nước mến mộ mới là tài năng.

Chỉ bởi cha mẹ đều muốn con mình thành “sao”… - 2

Năm 2014, trang tin BBC (Anh) đã từng đăng tải bài viết về “cơn cuồng học đàn piano” của trẻ em Trung Quốc với một con số kỷ lục ước tính 40 triệu trẻ nhỏ nước này đang học đàn piano như một bộ môn ngoại khóa thời thượng. Giới nhà giàu mới nổi ở Trung Quốc hiện đang có chung tâm lý rằng: “Tôi đã không có cơ hội học nghệ thuật, thì giờ con cái tôi sẽ được học”.

Trong khi thị trường nhạc cụ ở Châu Âu đang trầm lắng thì ở Trung Quốc, lĩnh vực này lại đang nở rộ. Trung Quốc giờ vừa là nơi sản xuất đàn piano nhiều nhất vừa là nơi tiêu thụ lớn nhất thế giới. Chỉ tính riêng trong năm 2012, Trung Quốc đã tiêu thụ tới 76,9% số lượng đàn piano bán ra trên toàn cầu.

Bước vào nhà của một gia đình giàu có tại trung Quốc hiện giờ, món đồ nội thất thường thấy nhất là một chiếc đàn piano to sụ của một thương hiệu danh tiếng thế giới, bày ở ngay phòng khách, bởi chỉ có nhà giàu mới có phòng khách đủ lớn và đủ đẹp để bày biện piano như một thứ đồ nội thất đẳng cấp.

Việc cho con đi học đàn piano cũng là một cách để cha mẹ thể hiện đẳng cấp, bởi một tiết học đàn 45 phút với giáo viên chất lượng có giá 300 tệ (1 triệu đồng). Chi phí học đàn đắt là thế, nhưng những giáo viên dạy đàn có tiếng sẽ không bao giờ hết việc.

Chỉ bởi cha mẹ đều muốn con mình thành “sao”… - 3

Khi Trung Quốc bắt đầu có những nghệ sĩ piano được biết tới, như Lang Lang hay Li Yundi, các bậc phụ huynh Trung Quốc càng hy vọng con mình biết đâu học hành thành tài, có thể trở thành nghệ sĩ lớn bước ra thế giới.

Việc nhà nhà cho con đi học piano đã khiến không ít nghệ sĩ piano kỳ cựu của Trung Quốc lo lắng khi họ nhận thấy phương pháp dạy phổ biến nhất hiện nay là… “học vẹt” thay vì khiến học trò say mê, sáng tạo với ngón đàn. Nhiều trẻ nhỏ bị cha mẹ bắt buộc đi học mà không có chút hứng thú nào.

Khi cơn sốt với piano đã bão hòa, giờ đây, những bậc cha mẹ giàu có ở Trung Quốc lại nảy ra một cơn sốt mới, đó là cho con đi học cách giao tiếp ứng xử của giới quý tộc phương Tây, với mức học phí lên tới 3.800 tệ/buổi (13 triệu đồng).

Những buổi học này sẽ do giáo viên ngoại quốc hướng dẫn, để các cô bé, cậu bé Trung Quốc sẽ trở thành những công chúa, hoàng tử ứng xử rất mực lịch thiệp, trang nhã dưới sự chứng kiến của các bậc phụ huynh ngồi xung quanh.

So với học đàn piano, thì học cách ứng xử như quý tộc Châu Âu giờ là mốt mới trong việc nuôi dạy con của giới nhà giàu Trung Quốc. Những buổi học như vậy còn là buổi sinh hoạt của các bậc phụ huynh siêu giàu.

Một lớp học ứng xử theo phong cách quý tộc Châu Âu dành cho các em bé con nhà giàu ở thành phố Thượng Hải, Trung Quốc.
Một lớp học ứng xử theo phong cách quý tộc Châu Âu dành cho các em bé con nhà giàu ở thành phố Thượng Hải, Trung Quốc.
Ý tưởng của buổi học này là giả dụ các bé được mời tới dự tiệc của một hoàng tử hoặc công chúa Âu Châu.
Ý tưởng của buổi học này là giả dụ các bé được mời tới dự tiệc của một hoàng tử hoặc công chúa Âu Châu.

Các bé lần lượt được làm tóc, trang điểm, phục sức đi dự tiệc. Khởi động buổi học, các bé sẽ được chuẩn bị về ngoại hình.

Các bé lần lượt được làm tóc, trang điểm, phục sức đi dự tiệc. Khởi động buổi học, các bé sẽ được chuẩn bị về ngoại hình.

Sau khi được chuẩn bị xong xuôi, lần lượt từng bé sẽ chụp hình lưu niệm.
Sau khi được chuẩn bị xong xuôi, lần lượt từng bé sẽ chụp hình lưu niệm.

Sau đó, các bé sẽ được học những nghi thức bên bàn tiệc. Những gì các em bé được học bao gồm từ cách bắt tay, cách chào hỏi, cách cầm dao nĩa, tới cách đi lại, đứng ngồi…

Sau đó, các bé sẽ được học những nghi thức bên bàn tiệc. Những gì các em bé được học bao gồm từ cách bắt tay, cách chào hỏi, cách cầm dao nĩa, tới cách đi lại, đứng ngồi…

Một người mẹ đưa con gái đi học lớp ứng xử.
Một người mẹ đưa con gái đi học lớp ứng xử.

Các em bé này nhiều khả năng sẽ đi du học trong nay mai ở Châu Âu và cha mẹ các em đang chuẩn bị để con sẵn sàng đón bắt những cơ hội quen biết giới quý tộc phương Tây mà không bị thất thố. (Ảnh: Một em học sinh đang quan sát thầy giáo hướng dẫn cách dùng dao nĩa. Những thầy giáo như thế này hiện đang rất “đắt sô” tại Trung Quốc).

Các em bé này nhiều khả năng sẽ đi du học trong nay mai ở Châu Âu và cha mẹ các em đang chuẩn bị để con sẵn sàng đón bắt những cơ hội quen biết giới quý tộc phương Tây mà không bị thất thố. (Ảnh: Một em học sinh đang quan sát thầy giáo hướng dẫn cách dùng dao nĩa. Những thầy giáo như thế này hiện đang rất “đắt sô” tại Trung Quốc).

Trong khi các con học tập, các mẹ sẽ ngồi làm quen với nhau ở phía sau.
Trong khi các con học tập, các mẹ sẽ ngồi làm quen với nhau ở phía sau.
Chỉ bởi cha mẹ đều muốn con mình thành “sao”… - 12
Các bé học cách ứng xử bên bàn tiệc trà.
Các bé học cách ứng xử bên bàn tiệc trà.
Một em bé đang chăm chú học cách uống trà.
Một em bé đang chăm chú học cách uống trà.
Một giáo viên phụ giảng đang hướng dẫn một cô bé.
Một giáo viên phụ giảng đang hướng dẫn một cô bé.
Các vị phụ huynh ngồi xung quanh phòng.
Các vị phụ huynh ngồi xung quanh phòng.

Đến cha mẹ ở phương Tây…

Mới đây, truyền hình Anh vừa cho ra mắt một loạt phim tài liệu có tên “Lò đào tạo tài năng nhí” (“Tiny Tots Talent Agency”, phát trên kênh Channel 4), “thâm nhập” vào một lò chuyên đào tạo các “tài năng nhí” thuộc vào hàng lớn nhất thành phố London.

Vậy là, ngay cả các bậc phụ huynh phương Tây vốn được cho là đề cao sự tự do trong việc nuôi dạy, định hướng con cái, nhưng cũng vẫn có không ít người tìm đến các lò đào tạo tài năng nhí. Mỗi ngày, lò đào tạo Bizzykidz đều nhận được không dưới 100 đơn xin nhập học. Bizzykidz được xem là lò đào tạo “tài năng nhí” lớn nhất dành cho trẻ nhỏ ở Anh.

Kênh Channel 4 của truyền hình Anh vừa cho ra mắt một chương trình “thâm nhập” vào lò đào tạo tài năng nhí lớn nhất của Anh.
Kênh Channel 4 của truyền hình Anh vừa cho ra mắt một chương trình “thâm nhập” vào lò đào tạo tài năng nhí lớn nhất của Anh.
Một người mẹ chụp hình với hai con gái của mình hiện đang theo học múa ba-lê tại Bizzykidz. Mức độ cạnh tranh để được vào học tại Bizzykidz là rất “cam go”.
Một người mẹ chụp hình với hai con gái của mình hiện đang theo học múa ba-lê tại Bizzykidz. Mức độ cạnh tranh để được vào học tại Bizzykidz là rất “cam go”.

Học viện Bizzykidz mỗi năm đều nhận được khoảng 20.000 đơn xin học từ các bậc phụ huynh. Là một trong những học viện “ngôi sao nhí” lớn nhất của Anh, Bizzykidz trở thành đề tài phản ánh của loạt phim tài liệu 4 phần xoay quanh công nghệ đào tạo của “học viện ngôi sao nhí”.

Những học viện như Bizzykidz thường có liên hệ chặt chẽ với các thương hiệu dành cho trẻ nhỏ để mỗi khi các thương hiệu này cần tuyển mẫu nhí quay quảng cáo hay tổ chức sự kiện, họ sẽ liên hệ với các học viện như Bizzykidz trước tiên. Những hợp đồng quảng cáo đối với những thương hiệu lớn có thể lên tới cả chục ngàn bảng tương đương với vài trăm triệu đồng.

Giờ đây, khi các mẫu nhí cũng có thể rất đắt show quảng cáo, sự kiện, các bậc phụ huynh phương Tây cũng muốn con mình có sự chuẩn bị tốt để nếu có cơ hội thì sẽ nhanh chóng “chớp lấy” và tạo đà cho tương lai.

Bộ phim tài liệu cho thấy cuộc sống của những em bé “mấp mé” bước chân vào showbiz “khác thường” như thế nào. Có những em bé mới chỉ chập chững biết đi cũng được cha mẹ cho đi học múa, học catwalk… Quản lý của học viện Bizzykidz thừa nhận cô biết xã hội có nhiều ý kiến đa chiều về hoạt động của học viện mình.

“Việc trẻ nhỏ được rèn luyện để chuẩn bị gia nhập showbiz rất nhạy cảm bởi trẻ thực sự chưa đủ khả năng đưa ra những lựa chọn, nhưng nhu cầu của showbiz dành cho trẻ nhỏ vẫn tăng đều và người ta cần những em bé chuyên nghiệp. Nếu các em làm tốt, cát-sê không hề nhỏ. Chúng tôi tồn tại là vì vậy, để đem tới cơ hội cho trẻ, giúp trẻ nắm bắt tốt” - quản lý Bizzykidz nói.

Cenk là một nhân vật xuất hiện trong loạt phim tài liệu. Em mới 10 tuổi nhưng đã được cha mẹ cho học tập để trở thành một ca sĩ chuyên nghiệp và chuẩn bị cho ra đĩa đơn.
Cenk là một nhân vật xuất hiện trong loạt phim tài liệu. Em mới 10 tuổi nhưng đã được cha mẹ cho học tập để trở thành một ca sĩ chuyên nghiệp và chuẩn bị cho ra đĩa đơn.

Đối với những em nhỏ bộc lộ chút năng khiếu, cha mẹ thường không tiếc tiền đầu tư. Như cậu bé Cenk - một nhân vật được phản ánh trong loạt phim, cha mẹ em đã tạo mọi điều kiện tốt nhất để em được học đầy đủ những kỹ năng trở thành ca sĩ. Từng bước đi của Cenk đều được học viện đứng sau tư vấn.

Em sắp sửa cho ra đĩa đơn đầu tay ở tuổi lên 10, Cenk còn được định hướng hình ảnh, phong cách, có website riêng và thậm chí còn có một dòng sản phẩm thời trang nhí của riêng mình.

Nhìn chung, cha mẹ từ phương Đông sang phương Tây đều kỳ vọng vào con. Trong thời buổi nở rộ những show truyền hình thực tế và trẻ nhỏ cũng được chào đón tham gia, nhiều khi cha mẹ cũng không tránh khỏi việc “nuôi mộng” thái quá đối với tài năng của con mình.

Bích Ngọc
Tổng hợp