Bà Nà – nàng công chúa Út ….

Được phát hiện từ năm 1901 , nhưng phải đến năm 1938 , Bà Nà mới thực sự trở thành một khu nghỉ dưỡng nổi tiếng không chỉ ở Trung Kỳ mà ở toàn khu vực Đông Dương.

Năm 1938, Bà Nà đã được Phòng Du lịch Đông Dương đưa vào tour du lịch 8 ngày bằng xe hơi tuyến Sài Gòn - Đà Lạt - Nha Trang - Quy Nhơn - Đà Nẵng - Huế - Vinh - Hà Nội - Hải Phòng và ngược lại. Kiệu ghế được xem là một phương tiện di chuyển đầy lý thú và rất điển hình cho du lịch Bà Nà xưa với lượng du khách ngang với những khu nghỉ mát thời đó như Le Bockor (Campuchia), Mũi Saint Jacques (Vũng Tàu), Tam Đảo, Sapa…

Bà Nà năm 1938
Bà Nà năm 1938

Sau ngày Cách mạng Tháng Tám 1945 thành công, đánh dấu ngày cáo chung của chế độ Thực dân Pháp trên toàn lãnh thổ Việt Nam, Pháp kiều cũng ra khỏi Quảng Nam - Đà Nẵng. Bà Nà cũng vì thế mà trở nên vắng bóng người , rồi cây rừng đã dần dần phủ kín những công trình xưa , những công trình kiến trúc của khu nghỉ dưỡng tuyệt vời mà thời gian và chiến tranh đã khiến chúng biến thành hoang phế .

Bà Nà từng bị bỏ hoang
Bà Nà từng bị bỏ hoang

Cứ như vậy , Bà nà lặng lẽ trong quên lãng .

Cho đến đầu năm 1998, UBND Đà Nẵng ra quyết định xây dựng lại Khu nghỉ mát Bà Nà và giao cho Danatours quản l‎ý, khai thác. Tháng 9/1998, Khu nghỉ mát Bà Nà chính thức khai trương đón chào du khách đến từ mọi miền đất nước. Con đường dài 16 km từ cầu An Lợi lên đỉnh Bà Nà đã được mở và khai thông.

Năm 1999, thành phố Đà Nẵng tiếp tục xây dựng hệ thống cáp treo dài 800m với 16 cabin từ đồi Vọng Nguyệt lên khu trung tâm Bà Nà, cầu treo nối trung tâm sườn bắc Núi Chúa để khách dạo chơi, ngắm cảnh, đồng thời xây dựng khu trung chuyển: nhà đón tiếp, nhà trưng bày, nhà để xe, bãi xe, phòng nghỉ, và đoàn xe trung chuyển. Bà nà hoàn toàn không đón khách vào mùa đông , chỉ có mùa hè là mở cửa đón tiếp 1 lượng khách ít ỏi lên nghỉ dưỡng , và đường đi rất khó khăn , mệt mỏi . Có vị khách đi Bà nà thời ấy kể lại , lên được Bà nà rồi , quá sợ với đường đi , bà đã tuyên bố , ai có cách nào mà cho bà thuê trực thăng để xuống , đắt mấy bà cũng thuê mà xuống .

Hoạt động du lịch của Bà nà èo uột , vì những công trình dịch vụ nhỏ lẻ, thiếu đồng bộ và quản l‎ý thiếu chuyên nghiệp trong những năm sau đó đã không thực sự thu hút và đáp ứng được nhu cầu đa dạng phong phú về du lịch, vui chơi, nghỉ ngơi, … của du khách thập phương chưa xứng đáng với tiềm năng du lịch của một địa danh có nhiều tài nguyên hấp dẫn, đầy triển vọng như Bà Nà nói riêng và Đà Nẵng nói chung.
 
Bà Nà từng bị bỏ hoang

Và sự hồi sinh thực sự của Bà nà chính là thời điểm Lãnh đạo thành phố Đà nẵng quyết định giao cho công ty Cổ phần Dịch vụ Cáp treo Bà Nà đầu tư xây dựng tuyến cáp treo Bà Nà - Suối Mơ , đánh thức Bà nà ! Những người nhận nhiệm vụ đó còn nhớ như in sự xúc động của ông Nguyễn Bá Thanh , khi ông ví : Bà nà như cô công chúa út xinh đẹp và quý giá của chúng tôi , nay đã được gả vào nơi tin cậy , hy vọng , công chúa út sẽ ngày càng lộng lẫy và vẻ đẹp của cô rồi đây sẽ được cả thế giới biết đến chứ không chỉ khắp Việt nam …

Nhận nhiệm vụ rồi , đi khảo sát Bà nà rồi , những con người tâm huyết với công trình này đều thừa nhận , rằng Bà nà đúng là đẹp thật , nhưng nàng quá đỏng đảnh – kiểu đóng đảnh của cô con gái biết mình đẹp , nàng thay đổi đến chóng mặt trong ngày và tính khí thất thường , chả biết liệu có làm nổi cáp treo không ?

Và rồi , sự tin tưởng , nhiệt huyết của chính vị lãnh đạo thành phố Đà nẵng cứ nhất quyết ví Bà nà như cô công chúa út ấy , đã thuyết phục được những người quyết tâm chinh phục trái tim nàng công chúa đẹp và khó tính ấy.

Với lời hứa chắc nịch của mình , vào ngày 25/3/2009 sau 12 tháng thi công và 2 tháng chuẩn bị. Tuyến cáp treo Bà Nà - Suối Mơ dài 5042,62m, gồm 22 trụ, 94 cabin, công suất phục vụ 1500 khách/giờ đã chính thức được khánh thành .

Và, câu chuyện mới về cô công chúa út Bà Nà tiếp tục được viết từ đây...