141 năm ngày mất và khánh thành Khu tưởng niệm Thủ khoa Bùi Hữu Nghĩa

(Dân trí)- Sáng ngày 1/3, TP Cần Thơ tổ chức kỷ niệm 141 năm ngày mất của Thủ khoa Bùi Hữu Nghĩa và khánh thành Khu tưởng niệm ông tại phường Bùi Hữu Nghĩa (quận Bình Thủy, TP Cần Thơ).

Trước đó, quận Bình Thủy và họ hàng thân tộc của Thủ khoa Bùi Hữu Nghĩa đã tổ chức lễ giỗ lần thứ 141 của ông. Lễ giỗ của ông được tổ chức đúng nghi thức của một buổi lễ giành cho các bậc danh nhân văn hóa. Các cụ cao niên tại địa phương đến hành lễ với những bài chầu, đưa rước linh cửu người mất, bày bàn vật lễ tế…thể hiện một không khí rất trang nghiêm.

Tại buổi lễ khánh thành khu tưởng niệm, các đại biểu và đông đảo người dân được xem lại một số hoạt cảnh nói về cuộc đời của Thủ khoa Bùi Hữu Nghĩa. Lãnh đạo quận Bình Thủy cũng đã ôn lại thân thế và sự nghiệp của ông cũng như tóm tắt quá trình trùng tu, xây dựng khu tưởng niệm.

Những hoạt cảnh tái hiện lại cuộc đời của Thủ khoa Bùi Hữu Nghĩa.
Những hoạt cảnh tái hiện lại cuộc đời của Thủ khoa Bùi Hữu Nghĩa.
Những hoạt cảnh tái hiện lại cuộc đời của Thủ khoa Bùi Hữu Nghĩa.

 Các đại biểu TP Cần Thơ cắt băng khánh thành khu tưởng niệm Thủ khoa.
 Các đại biểu TP Cần Thơ cắt băng khánh thành khu tưởng niệm Thủ khoa.

Thủ khoa Bùi Hữu Nghĩa (1807- 1872) sinh ra trong gia đình ngư dân nghèo ở thôn Long Tuyền, châu Định Viễn, dinh Vĩnh Trấn (nay thuộc quận Bình Thủy, TP Cần Thơ).

Năm 1835, Bùi Hữu Nghĩa đỗ đầu kỳ thi Hương tại Gia Định (gọi là Thủ khoa Bùi Hữu Nghĩa). Sau đó được triều đình nhà Nguyễn bổ nhiệm làm tri huyện Phước Chánh, tỉnh Biên Hòa (nay thuộc tỉnh Đồng Nai) rồi tri huyện Trà Vang, tỉnh Vĩnh Long (nay thuộc tỉnh Trà Vinh).

Năm 1862, ông từ quan về quê dạy học, bốc thuốc chữa bệnh cho dân, tham gia phong trào chống thực dân pháp ở địa phương. Ngày 21 tháng Giêng năm Nhâm Thân (1872) ông lâm bệnh mất.

Cuộc đời và sự nghiệp thơ, văn của Thủ khoa Bùi Hữu Nghĩa là tấm gương sáng về sự công minh, chính trực, hết lòng vì dân, vì nước, dám đấu tranh chống áp bức, bất công. Các tác phẩm thơ, văn và tuồng của ông có giá trị lớn trong văn học Việt Nam cuối thế kỷ XIX, được dân gia ca tụng: “Đồng Nai có bốn rồng vang/Lộc họa, Lễ phú, Sang đàn, Nghĩa thi”.

Ngày 25/1/1994, mộ của ông được Bộ Văn hóa Thông tin xếp hạng là Di tích Lịch sử- Văn hóa cấp quốc gia.

Đại biểu và đông đảo người dân đến tham quan khu tưởng niệm.
Đại biểu và đông đảo người dân đến tham quan khu tưởng niệm.

Đoàn lãnh đạo TP Cần Thơ...
Đoàn lãnh đạo TP Cần Thơ...

Đông đảo người dân...
Đông đảo người dân...

...và học sinh Trường THPT Bùi Hữu Nghĩa thắp hương tưởng niệm 141 năm ngày mất của ông.
...và học sinh Trường THPT Bùi Hữu Nghĩa thắp hương tưởng niệm 141 năm ngày mất của ông.

Hiện khu mộ được TP Cần Thơ trùng tu nằm trong khuôn viên khu tưởng niệm khá rộng tại phường Bùi Hữu Nghĩa, quận Bình Thủy. Công trình có tầm quy mô hoành tráng, giá trị thẩm mỹ cao, xứng danh với danh nhân văn hoá. Công trình này không chỉ là nơi thờ phụng tôn nghiêm nhà yêu nước, nhà thơ - Thủ Khoa Bùi Hữu Nghĩa mà còn mang ý nghĩa quan trọng, góp phần phát triển các khu di tích lịch sử văn hoá, cách mạng, du lịch sinh thái trên địa bàn.

Ông Lê Tâm Niệm- Chủ tịch UBND quận Bình Thủy- nhấn mạnh, quận Bình Thủy sẽ có kế hoạch giữ gìn, tu bổ và phát huy hiệu quả, tác dụng của Di tích Lịch sử - Văn hóa, khu tưởng niệm Thủ Khoa Bùi Hữu Nghĩa để nơi đây luôn luôn là một điểm về nguồn đầy ý nghĩa giáo dục truyền thống đối với thế hệ trẻ của địa phương nói riêng, cả nước nói chung.

Cổng vào khu tưởng niệm.

Cổng vào khu tưởng niệm.

Nhà thờ (bên phải) và nhà bia (bên trái).
Nhà thờ (bên phải) và nhà bia (bên trái).

Bàn thờ chính.
Bàn thờ chính.

Tượng bán thân của Thủ khoa được đặt tại nhà thờ.
Tượng bán thân của Thủ khoa được đặt tại nhà thờ.

Tượng Thủ khoa đang làm việc tại nhà tưởng niệm.
Tượng Thủ khoa đang làm việc tại nhà tưởng niệm.

Bức tranh Thủ khoa đang xử án...
Bức tranh Thủ khoa đang xử án...
Tranh vợ Thủ khoa đánh trống kêu oan cho chồng.
Tranh vợ Thủ khoa đánh trống kêu oan cho chồng...
...và tranh Thủ khoa từ quan về quê dạy học được trưng bày trong nhà lưu niệm.
...và tranh Thủ khoa từ quan về quê dạy học được trưng bày trong nhà lưu niệm.

Bộ trống nhạc sử dụng trong lễ giỗ và thắp hương tưởng niệm hàng năm.
Bộ trống nhạc sử dụng trong lễ giỗ và thắp hương tưởng niệm hàng năm.

Thắp hương tại mộ Thủ khoa ngay trong khu tưởng niệm.
Thắp hương tại mộ Thủ khoa ngay trong khu tưởng niệm.
Thắp hương tại mộ Thủ khoa ngay trong khu tưởng niệm.

Thắp hương tại mộ Thủ khoa ngay trong khu tưởng niệm.
Người dân xem những bài thơ của Thủ khoa Bùi Hữu Nghĩa viết được in trên tường sau lưng mộ của ông. (Ảnh: Huỳnh Hải)

                                                                                               
Huỳnh Hải