Đau vùng chậu ở nữ giới: từ bệnh thông thường cho tới ung thư

(Dân trí) - Đau vùng chậu là một triệu chứng phổ biến, ảnh hưởng đến nhiều phụ nữ. Đau vùng chậu có thể do nhiều vấn đề khác nhau, từ hội chứng tiền kinh nguyệt cho tới các tình trạng nghiêm trọng hơn như ung thư cổ tử cung.

Đau vùng chậu được định nghĩa là cơn đau xảy ra ở bất kỳ khu vực nào ở khu vực bụng, dưới rốn. Nhiều phụ nữ mô tả đau vùng chậu như một cơn đau âm ỉ, thi thoảng đau nhói ở bụng dưới.

Đau xương chậu không chỉ là triệu chứng bệnh thông thường

Xương chậu là xương có hình cánh quạt, ở dưới rốn, 2 phía bên đùi và hông. Các cơ quan trong xương chậu bao gồm ruột, bàng quang, tử cung và buồng trứng. Khi bị đau vùng chậu, nghĩa là cơn đau bắt nguồn từ một trong những cơ quan này và cảnh báo những vấn đề xảy ra tại khu vực này.

Một số nguyên nhân phổ biến gây đau vùng chậu ở nữ giới, bao gồm:

- Mang thai ngoài tử cung: Mang thai ngoài tử cung là sự tăng trưởng của một phôi thai bên ngoài tử cung. Chị em mắc phải tình trạng này sẽ thấy xuất hiện những cơn đau vùng chậu dữ dội kèm theo chảy máu âm đạo, chóng mặt, buồn nôn.

Vùng chậu bao gồm những cơ quan quan trọng của nữ giới.
Vùng chậu bao gồm những cơ quan quan trọng của nữ giới.

- Lạc nội mạc tử cung: Lạc nội mạc tử cung là tình trạng các lớp niêm mạc trong tử cung bong ra nhưng không được đẩy hết ra bên ngoài mà đẩy ngược lại buồng trứng, bàng quang… lâu ngày tích tụ gây lên lớp nội mạc. Lạc nội mạc tử cung thường gây ra các cơn đau bụng dữ dội, đau xương chậu thường xuyên, đau chân.

- U xơ tử cung: U xơ tử cung là tình trạng khối u phát triển trong thành tử cung gây ra những cơn đau vùng chậu với mức độ khác nhau, đau khi giao hợp, gây khó khăn cho quá trình mang thai nếu không được điều trị kịp thời.

- U nang buồng trứng: Đây là tình trạng xuất hiện nang ở buồng trứng chứa đầy chất lỏng. Người bệnh ngoài đau vùng chậu còn có triệu chứng đau khi giao hợp, kinh nguyệt không đều, tiểu đau, tiểu buốt…

Ngoài ra, đau vùng chậu còn có thể là dấu hiệu cảnh báo các bệnh như nhiễm trùng đường tiết niệu, viêm bàng quang kẽ, sỏi thận, viêm ruột thừa…

Đau xương chậu còn cảnh báo ung thư cổ tử cung

Đau vùng chậu liên quan tới ung thư cổ tử cung thường xảy ra ở giai đoạn muộn của bệnh. Không có sự khác biệt giữa đau vùng chậu do ung thư cổ tử cung hay các bệnh lý khác. Do đó khám khi có triệu chứng là cách tốt nhất để xác định nguyên nhân.

Ung thư cổ tử cung là bệnh ung thư phụ khoa phổ biến nhất ở nữ giới. Bệnh thường bắt đầu bằng sự phát triển bất thường của các tế bào tại lớp lót cổ tử cung.

Theo thống kê mỗi năm, Việt Nam có khoảng 5.000 ca mắc mới và 2.500 trường hợp tử vong. Mỗi ngày, có 14 ca mắc mới, trong đó có 7 ca tử vong vì ung thư cổ tử cung.

Ung thư cổ tử cung là bệnh nguy hiểm với 99% trường hợp mắc bệnh có liên quan đến virus HPV (type 16 và 18 chiếm 70% các trường hợp). Ngoài ra, ung thư cổ tử cung còn có thể do nhiều yếu tố khác như:

- Tuổi tác: Bất kỳ chị em nào đã quan hệ tình dục đều có thể mắc bệnh. Tuy nhiên, phụ nữ nằm trong nhóm tuổi từ 35-55 tuổi có nguy cơ cao mắc ung thư cổ tử cung cao nhất.

- Quan hệ tình dục sớm, quan hệ với nhiều bạn tình

- Sinh đẻ nhiều, sinh con ở độ tuổi còn quá trẻ

- Tiền sử gia đình mắc ung thư cổ tử cung

Ung thư cổ tử cung cũng gây ra các cơn đau xương chậu
Ung thư cổ tử cung cũng gây ra các cơn đau xương chậu

Ngoài đau vùng chậu, ung thư cổ tử cung cũng có thể gây ra các triệu chứng phổ biến khác, đặc biệt rõ ràng hơn ở giai đoạn muộn:

- Chảy máu âm đạo bất thường: Có thể bao gồm chảy máu quá nhiều trong chu kỳ kinh nguyệt, chảy máu âm đạo sau mãn kinh, chảy máu sau quan hệ tình dục, hoặc khi thụt rửa âm đạo…

- Dịch âm đạo có màu, mùi bất thường: Bình thường, dịch âm đạo có màu trắng, trong nhưng ở nhiều bệnh nhân ung thư cổ tử cung, dịch âm đạo có thể ra nhiều, có màu bất thường như màu vàng, xanh như mủ hoặc màu hồng của máu. Bên cạnh đó, dịch có thể có mùi khó chịu.

- Đau lưng, chân: Khi khối u phát triển lớn dần, các tế bào ung thư chiếm lĩnh ngày càng nhiều, nó sẽ chèn vào các dây thần kinh ở vùng xương chậu gây ra đau và sưng chân. Ung thư lan rộng tới xương cũng sẽ gây ra các cơn đau xương dai dẳng.

- Mệt mỏi: Tình trạng chảy máu bất thường sẽ khiến cho người bệnh bị giảm lượng hồng cầu và oxy cần thiết. Vì thế người bệnh thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, kiệt sức.

- Sụt cân không rõ lý do: Nếu không áp dụng bất cứ biện pháp giảm cân nào mà cân nặng đột nhiên thay đổi thì chị em nên đi khám bởi đây cũng là triệu chứng cảnh báo bệnh ung thư cổ tử cung.

Khi nào cần đi khám?

Theo các bác sĩ Bệnh viện Thu Cúc, đau vùng chậu là dấu hiệu khá phổ biến nhưng không phải ai cũng hiểu rõ nguy hiểm đằng sau những cơn đau này. Tùy vào từng loại bệnh cụ thể, những cơn đau vùng chậu sẽ xuất hiện với tần suất và mức độ khác nhau.

Người bệnh cần đi khám ngay khi có dấu hiệu đau xương chậu để được chẩn đoán chính xác bệnh
Người bệnh cần đi khám ngay khi có dấu hiệu đau xương chậu để được chẩn đoán chính xác bệnh

Nếu đau vùng chậu nhẹ, và liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt là bình thường, có thể chỉ cần theo dõi. Tuy nhiên, nếu cơn đau dữ dội, hoặc mức độ đau và mức độ thường xuyên ngày càng gia tăng thì nên đi khám ngay để tìm ra nguyên nhân và điều trị kịp thời. Đối với các bệnh nói chung, ung thư cổ tử cung nói riêng, phát hiện sớm, cơ hội điều trị sẽ tốt hơn rất nhiều so với thăm khám và điều trị muộn. Ở giai đoạn đầu, tỷ lệ sống và điều trị lên tới 93%. Trong khi đó, nếu phát hiện muộn, bệnh có thể gây tử vong.

Mọi thông tin chi tiết vui liên hệ 0904 97 0909 hoặc truy cập website ungbuouvietnam.com.