Xương chắc khỏe: Phải có Canxi!

Đó là điều mà hơn 80% trong số 1,300 người mới nhận ra từ sau khi tham gia Ngày hội “Hành động mỗi ngày vì xương chắc khỏe” do Hội loãng xương TP Hồ Chí Minh tổ chức vào ngày 17/10 nhằm đánh thức ý thức bảo vệ sức khỏe khung xương mỗi người.

Với sự tài trợ của nhãn hàng Calcium Sandoz, hơn 40 bác sĩ đã trực tiếp đo khám xương, tư vấn loãng xương và tư vấn dinh dưỡng cho tất cả mọi người tham dự ngày hội.
 
Xương chắc khỏe: Phải có Canxi! - 1
Rất nhiều người có chế độ ăn mỗi ngày chứa dưới 500mg canxi
 
Loãng Xương: Giờ mới thấy nguy!
 
Sau khi được tư vấn chi tiết về loãng xương, hầu hết những người tham gia ngày hội đều thừa nhận bấy lâu nay mình quá ơ thờ với “bộ khung” của cơ thể. Chương trình không chỉ bố trí quầy đo khám xương miễn phí tại chỗ cho tất cả người tham gia mà còn phát phiếu khám xương miễn phí tại Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình TPHCM cho những trường hợp có nguy cơ loãng xương nặng để mở rộng phục vụ cộng đồng.
 
Chị Lưu Thị Thanh Hiền (47 tuổi, P.12, Q. Tân Bình) cho biết: “ Bình thường, tôi thấy mình cũng khỏe mạnh, không hề thấy triệu chứng khó chịu gì của “bộ khung” nhưng hôm nay được đo xương, được bác sĩ tư vấn mới biết mình nằm trong nhóm nguy cơ lõang xương rất cao. Thế mới thấy sợ cho căn bệnh “ giết người thầm lặng” này”.
 
Cô Thái Thị Kim Nguyệt, 57 tuổi, Q. Bình Thạnh gật gù: “Cũng biết loãng xương nguy hiểm, nhưng qua Ngày hội, nghe những câu hỏi thực tế của các chị từng bị gãy xương do loãng xương và nghe tư vấn của bác sĩ, tôi mới biết mối nguy lớn hơn mình nghĩ”.
 
Hậu quả lớn nhất của loãng xương là gãy xương và tình trạng gãy cổ xương đùi là hậu quả nặng nề nhất. Thường chỉ 30% trường hợp này có thể trở lại cuộc sống bình thường, 50% trường hợp sẽ phải sống phụ thuộc còn lại khoảng 20% thường bị tử vong trong vòng 6 tháng đầu do các biến chứng khác vì phải nằm lâu như nhiễm trùng, viêm phổi.... Điều trị loãng xương rất tốn kém vì quá trình điều trị cần liên tục, kéo dài dến suốt đời, nhất là các chi phí cho điều trị biến chứng gãy xương.
 
Nguy hiểm không kém bệnh loãng xương và những tác hại của chứng loãng xương chính là nhận thức của mỗi người về căn bệnh thời đại này. 80% người tại đây không nghĩ đến việc đo khám xương, không biết mình có bị loãng xương không, không biết nguyên nhân chủ yếu từ đâu, lượng canxi bao nhiêu cho cơ thể hàng ngày là đủ. Một số phụ nữ trẻ thành thật cho biết các chị tuy cũng ý thức được việc ăn uống, tập thể dục trước đây nhưng qua Ngày hội, đây mới là lần đầu tiên đo khám xương.
 
Bổ sung Canxi hàng ngày để xương chắc khỏe
 
Nhận xét của các bác sĩ thăm khám xương sàng lọc và tư vấn loãng xương tại Ngày hội, có đến hơn 60% những người đo khám xương có vấn đề về xương, ở nhiều mức độ khác nhau. Có người bị thiếu xương với chỉ số Tscore từ -1 đến -2,5, có người bị loãng xương với T – Score dưới -2,5, có người vẫn bị thiếu xương dù mới quanh tuổi 30.
 
Trước thực tế hầu hết người tham gia đều bị thiếu canxi kéo dài và thậm chí không rõ hàng ngày mình nhận được bao nhiêu canxi qua đường ăn uống, BS Lê Anh Thư nhấn mạnh: “Người trưởng thành 19 - 50 tuổi cần 1000mg canxi mỗi ngày. Với thai phụ, phụ nữ sau mãn kinh, nhu cầu canxi mỗi ngày cần 1.300mg. Đây là nhu cầu hàng ngày, nếu ngày nào cung cấp thiếu canxi, cơ thể sẽ sử dụng canxi của xương, ngày qua ngày xương sẽ mất dần canxi và gây nên bệnh lõang xương”.
 
Với thắc mắc nạp quá nhiều canxi liệu có tác dụng phụ không, bác sĩ Lê Anh Thư xóa tan sự nghi ngờ: “Tình trạng thừa canxi chỉ xảy ra khi bạn bổ sung hơn 2.500mg can-xi mỗi ngày. Thông thường các bác sĩ chỉ cho uống từ 1-2 viên can-xi 500mg mỗi ngày, nếu bạn uống đúng theo liều lượng hướng dẫn, đi khám bệnh định kỳ để được tư vấn và kiểm soát các bệnh đi kèm thì tình trạng thừa canxi không thể xảy ra”.
 
Tham gia tư vấn dinh dưỡng tại Ngày hội, bác sĩ Đào Thị Yến Thủy - Trung tâm Dinh dưỡng TP Hồ Chí Minh nhận xét: “Trên 50% người tham gia nhận được ít hơn 500mg canxi thông qua thực đơn của ngày hôm qua mà mỗi người liệt kê”. Đơn cử thực đơn của chị Lê Thị Ngọc Linh (42 tuổi, ngụ tại Q.Bình Thạnh TP Hồ Chí Minh) chỉ được 474 mg canxi với các loại thực phẩm của thực đơn trong vòng 24 giờ của ngày hôm qua. Chị Linh vỡ lẽ: “ Cứ nghĩ mình ăn mực, rau muống, sữa chua đã có nhiều canxi. Nhưng thực tế, như vậy cũng chỉ được dưới 478 mg canxi, chắc phải dùng viên bổ sung canxi”.
 
Thực đơn của chị Linh
 

Thức ăn

Hàm lượng canxi (mg)

3 trái bắp luộc

18

4 chén cơm (250 g gạo)

75

Mực xào dưa leo (100g mực)

14

Dưa leo (100g)

23

1 tô canh rau muống (100g)

100

Ếch xào xả (100g)

18

1 tô canh cải xoong (100g)

69

1 hũ sữa chua (110ml)

132

Khóm (100g)

15

Quả hồng (100g)

10

Tổng lượng canxi (mg)

474

 
Sữa thường được nhắc đến là thực phẩm có nhiều canxi nhưng thực tế người Việt Nam - đặc biệt thế hệ trung niên - không quen uống sữa nên dễ bị rối loạn tiêu hóa. Các bác sĩ thường tư vấn dự phòng loãng xương bằng cách uống bổ sung canxi, đặc biệt những viên uống canxi có hàm lượng 500mg có hàm lượng canxi bằng 2 ly sữa 200ml. Với viên uống bổ sung can-xi, người dùng nên chú ý đến hàm lượng calcium ion tương đương (canxi nguyên tố) ghi trên toa thuốc. Dạng viên sủi do được hòa tan trước khi uống nên dễ được hấp thu hơn dạng viên nén. Việc bổ sung canxi phải được thực hiện hàng ngày, liên tục và lâu dài để đảm bảo cung cấp đủ canxi cho cơ thể.
 
Trước Ngày hội diễn ra tại TP Hồ Chí Minh một ngày, ngày 16/10 Calcium Sandoz cũng đã tài trợ Hội Loãng xương TP Hà Nội tổ chức Ngày hội “Hành động mỗi ngày vì xương chắc khỏe”, thu hút 700 người tham gia với những hoạt động thiết thực trong nâng cao ý thức phòng chống loãng xương trong cộng đồng.
 
Bảo Cường
 
Thông tin thêm:
 
35 thực phẩm thông thường trong chế độ ăn của người VN có hàm lượng canxi 100mg trở lên trong 100gr thực phẩm. Các thực phẩm còn lại khác thường có hàm lượng canxi nhỏ hơn 100mg.
 

Tên thực phẩm

Canxi (mg)

Ốc bươu

        1,310

Tôm đồng

        1,120

Tép nhỏ

          910

Phó mát

          760

Nghêu

          668

Mộc nhĩ

          357

Rau dền

          341

Cần tây

          325

Cần ta

          310

Lá lốt

          260

Tôm khô

          236

Rau má

          229

Lá mơ

          211

Thì là

          200

Tía tô

          190

Rau đay

          182

Mồng tơi

          176

Rau ngót

          169

Đậu nành

          165

Đậu trắng

          160

Cá mè

          157

Sữa dê

          147

Lòng đỏ trứng vịt

146

Hến

          144

Cua biển

          141

Lòng đỏ trứng gà

          134

Me

          130

Cua đồng

120

Sữa bò tươi (sữa bột pha)

          120

Sữa chua

120

Hải sâm

          118

Cá chạch

          109

Măng khô

          100

Rau muống

          100

Dưa cải

          100