GS. TS Khoa học Hoá sinh Lê Đình Phái:

Thêm một cách thải độc hiệu quả bằng hấp thụ qua da...

Gần đây đã xuất hiện nhiều tác nhân gây bệnh mới do tình trạng ô nhiễm môi trường, trong đó khả năng cao nhất là nhiễm độc KLN (asen và các hợp chất asen, niken, crom, chì, thuỷ ngân...) và các hoá chất . KLN đi vào cơ thể con người qua da, hô hấp, ăn uống,….

Cuộc sống công nghiệp hiện đại đem lại nhiều tiện ích nhưng cũng khiến con người phải đối mặt với nhiều nguy cơ độc hại, trong đó nhiễm độc kim loại nặng (KLN) đã trở thành nỗi lo của cả xã hội. Chúng tôi đã có cuộc trò chuyện với GS - TS Khoa học Hoá sinh Lê Đình Phái về vấn đề này.

Thưa GS, GS có thể cho biết tổng quan về vấn đề nhiễm độc KLN hiện nay và ảnh hưởng của nó với sức khoẻ con người?

- Trước đây, nói tới tác nhân gây bệnh, người ta thường chỉ nghĩ đến ký sinh trùng, nấm, vi khuẩn, vi rút,… Nhưng gần đây đã xuất hiện nhiều tác nhân gây bệnh mới do tình trạng ô nhiễm môi trường, trong đó khả năng cao nhất là nhiễm độc KLN (asen và các hợp chất asen, niken, crom, chì, thuỷ ngân,…) và các hoá chất (thuốc trừ sâu, phẩm màu,…). KLN đi vào cơ thể con người qua da, hô hấp, ăn uống,…. Bình thường cơ thể có các cơ chế để đào thải KLN nhưng khi hàm lượng này vượt mức khả năng chống độc của cơ thể thì sẽ dẫn đến nhiều hậu quả. Đó là làm tăng nguy cơ gây ung thư, rối loạn trao đổi chất, các tổ chức sống, các tuyến và các cơ quan nội tạng, làm mất cân bằng các hệ coenzym,…

GS có thể nói rõ hơn về các triệu chứng điển hình khi bị nhiễm độc KLN?

- Ví dụ nhiễm độc nhôm có thể dẫn đến chứng thiếu máu, viêm ruột kết, lú lẫn, táo bón, khô da, bệnh Alzheimer, suy thận… Nhiễm độc asen thì móng tay giòn, tiêu chảy, nôn, thiếu máu, rụng tóc, đau đầu, co thắt cơ…. Nhiễm độc đồng gây thiểu năng tuyến thượng thận, dị ứng, rụng tóc, viêm khớp, ung thư, tiểu đường, loãng xương, bệnh tâm thần phân liệt, lão suy, rối loạn chức năng tình dục, đột quỵ… Nhiễm độc chì gây thiếu máu, viêm khớp, viêm não, ảo giác, huyết áp, rối loạn chức năng thận và gan … Nhiễm độc sắt gây viêm đa khớp dạng thấp, ung thư, táo bón, bệnh đái đường, suy tim, bệnh viêm gan, cao huyết áp, mất ngủ… Nhiễm độc niken gây rối loạn chức năng thận, da liễu, nhồi máu cơ tim, ung thư…

Chúng ta có thể làm gì để tránh nhiễm độc KLN?

- Chống độc cho cơ thể là một vấn đề quan trọng, làm tốt thì sẽ chủ động phòng bệnh và chữa bệnh nhằm nâng cao sức khỏe và kéo dài tuổi thọ. Biện pháp phòng ngừa là rất quan trọng. Có thể nói KLN  tồn tại ở khắp mọi nơi, trong không khí, nước, thực phẩm, đồ gia dụng... Vì vậy để hạn chế kim loại nặng cần phải có chế tài chặt chẽ về rác thải, nước thải, khí thải, vệ sinh an toàn thực phẩm…và bảo vệ môi trường.

Thêm một cách thải độc hiệu quả bằng hấp thụ qua da... - 1

Về chống độc KLN có thể dùng nhiều cách: hoặc là khai thác hiệu ứng “ức chế cạnh tranh” nghĩa là sử dụng các “kim loại tốt” ức chế, chiếm chỗ để thải loại những “kim loại xấu”. Chúng ta cần nhớ rằng tất cả các kim loại đều độc khi vượt liều lượng cho phép của cơ thể: Ví dụ như với liều lượng hợp lý của Kẽm, Magiê, Selen sẽ là nhân tố tốt cho cơ thể để thải “kim loại xấu”. Nhưng lưu ý là phải sử dụng các dạng hữu cơ của "kim loại tốt" thì mới có lợi cho cơ thể, còn các hợp chất tổng hợp của kim loại nên hạn chế tối đa vì nó gây nhiều tác dụng phụ không mong muốn.

Gần đây, các nhà khoa học đã sử dụng những hợp chất có khả năng thải độc ra khỏi cơ thể và tạo ra một số sản phẩm chống độc có hiệu quả cao như EDTA, Alginat, Fucoidan… Bên cạnh đó các nhà khoa học Nhật Bản và Hàn Quốc còn phát hiện liệu pháp thải độc hiệu quả bằng hấp thụ qua da nhờ miếng dán thải độc (phối hợp các thành phần từ thiên nhiên như Dấm gỗ, Tourmaline, chitosan, nham thạch núi lửa, Silica, Polyolic alcohol, Starch, cao Mugwort…). Hiện nay rất nhiều nước đã vận dụng liệu pháp này để giải quyết vấn đề nhiễm độc KLN, ưu điểm là nó vừa đơn giản, dễ thực hiện, không gây tác dụng phụ và hiệu quả, làm giảm nhẹ các hội chứng ngộ độc KLN trong thực tiễn.

Xin cảm ơn Giáo sư!

PV
 

Theo khảo sát của chúng tôi, miếng dán thải độc đã thâm nhập vào thị trường Việt Nam từ lâu và dòng sản phẩm này đã được Bộ Y tế cấp phép nhập khẩu và lưu hành ở Việt Nam. Ưu điểm của dòng sản phẩm này là sử dụng đơn giản, không gây tác dụng phụ, làm giảm nhẹ hội chứng ngộ độc KLN….

Thêm một cách thải độc hiệu quả bằng hấp thụ qua da... - 2

Một số Miếng dán thải độc đã được Bộ Y Tế cấp phép nhập khẩu, như Miếng dán thải độc Forest Sap (Hàn Quốc), giúp hỗ trợ thải độc, nhất là kim loại nặng qua gan bàn chân. Nhờ đó giúp tăng cường tuần hoàn máu, làm giảm stress, nhức đầu, mất ngủ, viêm khớp, đau cơ... Miếng dán này có các thành phần: Dấm gỗ, Tourmaline, chitosan, nham thạch núi lửa, Silica, Polyolic alcohol, Starch, cao Mugwort… Hay, Miếng dán thải độc Warm Sap (Hàn Quốc), giúp thải loại các chất độc cho cơ thể bị nhiễm các hóa chất; giúp tăng cường tuần hoàn máu, đặc biệt làm ấm cơ thể trong mùa đông; giúp làm giảm stress, nhức đầu, mất ngủ, viêm khớp, đau cơ...; giúp ngăn ngừa và làm giảm biến chứng hoại tử chân cho người đái tháo đường; giúp cải thiện tình trạng ứ trệ do phải nằm điều trị lâu ngày

Bạnđọc muốn biết thêm thông tin về vấn đề chống độc kim loại nặng có thể điện thoại đến số điện thoại 043. 7855746để được tư vấn, giải đáp