PATh - Công cụ mới trong điều trị đái tháo đường

Bệnh ĐTĐ hiện ảnh hưởng tới 350 triệu người trên thế giới. Bệnh nhân ĐTĐ có nhiều nguy cơ mắc bệnh tim mạch, suy thận, mù lòa, đoạn chi và dẫn đến tử vong.

Những điều chưa biết về bệnh đái tháo đường (ĐTĐ)

Theo Tổ chức y tế thế giới WHO, hiện có trên 1,5 tỉ người bị thừa cân hay béo phì trên toàn thế giới. Trong đó số người trưởng thành bị thừa cân và béo phì, kèm theo rối loạn dung nạp glucose và đái tháo đường sẽ tiếp tục gia tăng. Theo dự báo của WHO đến năm 2030, số lượng người mắc các triệu chứng rối loạn dung nạp glucose sẽ tăng 37% và bệnh ĐTĐ tăng lên 54%. ĐTĐ là 1 biểu hiện của hội chứng chuyển hóa (HCCH) - sự tập hợp các biểu hiện y khoa bất thường gồm tăng huyết áp, béo phì, rối loạn lipit máu, bất dung nạp glucose và đề kháng insulin.

Bệnh ĐTĐ hiện ảnh hưởng tới 350 triệu người trên thế giới. Bệnh nhân ĐTĐ có nhiều nguy cơ mắc bệnh tim mạch, suy thận, mù lòa, đoạn chi và dẫn đến tử vong. ĐTĐ là một gánh nặng kinh tế toàn cầu mà thế giới phải chi mỗi năm khoảng 465 tỷ USD để điều trị. Theo các chuyên gia y tế, có 3 nguyên nhân chính dẫn đến các bệnh liên quan đến HCCH gồm: béo phì, chế độ ăn uống không phù hợp và cuộc sống thiếu vận động

GS.TS.BS Osama Hamdy – Giám đốc Y Khoa Chương trình Bệnh béo phì lâm sàng và Giám Đốc Điều Hành Khoa ĐTĐ Nội Trú tại Trung tâm ĐTĐ Joslin,Trường Y Harvard (Hoa Kỳ) cho biết nếu bệnh nhân có 3 trong 5 triệu chứng này thì gọi là mắc HCCH. HCCH rất nguy hiểm vì nó tăng nguy cơ mắc bệnh ĐTĐ và tim mạch.
 
PATh - Công cụ mới trong điều trị đái tháo đường
GS.TS.BS Osama Hamdy phát biểu tại Hội thảo chyên đề “Cập Nhật Liệu Pháp Dinh Dưỡng Trong Phòng Ngừa và Điều Trị Hội Chứng Chuyển Hóa” do công ty Abbott và Viện Dinh dưỡng Việt Nam tổ chức đầu tháng 4 tại Hà Nội và TP HCM.)

Tại Việt Nam theo thống kê của bệnh viện Nội tiết Trung ương, tính đến tháng 3/2012 khoảng 4,5 triệu bệnh nhân ĐTĐ tại VN chưa bao giờ được chẩn đoán và điều trị đúng.

Có nên nhịn ăn khi mắc bệnh ĐTĐ?

ĐTĐ type 2 không có phương pháp điều trị dứt điểm, nhưng chúng ta hoàn toàn có thể kiểm soát và phòng ngừa căn bệnh này bằng chế độ ăn uống lành mạnh và tập thể dục thường xuyên. Theo GS TS BS Osama Hamdy, người ĐTĐ cần giảm carbohydrates (chất bột đường) trong khẩu phần ăn đồng thời lựa chọn thực phẩm có chỉ số đường huyết (GI) thấp. Dĩ nhiên, không thể bắt người ĐTĐ nhịn ăn cơm, và nhịn ăn không phải là giải pháp tốt, quan trọng là việc kiểm soát đường huyết, ăn chế độ nhiều rau, không ăn chất béo bão hòa (saturated fat), giảm trans fat, tăng cường các loại rau quả có lợi cho người bệnh tiểu đường (táo, đậu phộng, bơ, gạo lức…) Nên ăn các loại thức ăn càng ít chế biến (dạng thô, chưa qua xử lý) thì càng có lợi cho sức khỏe. Với chất béo, tăng cường lượng MUFA tức là axit béo đơn nối đôi, và các axit đa nối đôi tốt như PUFA, Omega-3 có nhiều trong cá và dầu thực vật.
 
PATh - Công cụ mới trong điều trị đái tháo đường

Quả bơ – một trong số các loại trái cây tốt cho người bệnh ĐTĐ và bệnh tim mạch

GS TS BS Osama Hamdy khẳng định “LPDDYH đóng vai trò quan trọng trong việc điều trị nhiều bệnh lý như tiền ĐTĐ, ĐTĐ, rối loạn lipit máu, rối loạn dung nạp glucose, tăng huyết áp hay bệnh tim mạch thông qua chế độ ăn uống được thiết kế chuyên biệt. Trong LPDDYH cần chú ý đến 3 yếu tố chính: carbohydrates (chất bột đường), chất béo và protein mà bệnh nhân hấp thu vào qua thức ăn. Việc điều chỉnh những thành phần này tác động đáng kể đến những vấn đề sức khỏe nêu trên".

Tóm lại, để cải thiện kết quả điều trị người bệnh có thể áp dụng một số chiến lược dinh dưỡng sau:
 
- Đẩy mạnh giảm cân bằng cách giảm năng lượng hấp thu vào hoặc tăng cường vận động
 
- Hạn chế ăn các chất béo bão hòa và chất béo trans fat
 
- Thay thế năng lượng từ carbohydrates bằng MUFA
 
- Giảm ăn các thực phẩm làm tăng chỉ số đường huyết (GI)
 
- Dùng các sản phẩm cung cấp năng lượng thay thế và bổ sung cho bữa ăn để kiểm soát đường huyết tối ưu.
 

Phát kiến khoa học mới: Phương pháp chăm sóc PATh

Lần đầu tiên các nhà khoa học sẽ có 1 công cụ đơn giản, áp dụng cho nhiều nền văn hóa khác nhau giúp họ đưa liệu pháp dinh dưỡng như 1 phần quan trọng vào việc điều trị và kiểm soát bệnh ĐTĐ. Với PATh, các chuyên gia y tế có thể sàng lọc ra những bệnh nhân có nguy cơ bệnh ĐTĐ dựa trên tiền sử bệnh, hành vi và nét đặc trưng chủng tộc và văn hóa của người bệnh. Đối với những bệnh nhân đã được chẩn đoán mắc bệnh ĐTĐ, bác sĩ, điều dưỡng sẽ đưa ra chế độ điều trị chuyên biệt trong đó phối hợp LPDDYH, bao gồm đặt ra mục tiêu năng lượng đưa vào cơ thể và sử dụng các sản phẩm dinh dưỡng chuyên biệt nhằm giảm đường huyết, và có kế  hoạch vận động thể lực phù hợp.  (Nguồn: công ty Abbott)
Vân Hà