Những “người lính ngự lâm” Probiotics

Với những ưu điểm như: an toàn, không hề đắt, không gây bất cứ ảnh hưởng có hại nào, lợi khuẩn Probiotics nhanh chóng trở thành các “chiến binh dũng cảm” được giao phó nhiệm vụ bảo vệ, nâng cao miễn dịch cho con người.

Các “Chiến binh” Probiotics từ đâu đến?

Năm 1929, khi Alexander Fleming phát hiện ra tính chất kháng vi khuẩn của nấm Penicillium, thế giới đã chứng kiến sự lên ngôi của thuốc kháng sinh để “giết chết” các vi khuẩn gây hại, giúp con người vượt qua nhiều bệnh tật. Thuốc kháng sinh có lợi cho con người vì giúp “giết chết” các vi khuẩn gây hại, nhưng đồng thời cũng mang lại cho cơ thể một bất lợi đáng kể: “tiêu diệt” luôn các vi khuẩn có ích.

Từ khi nhận biết điểm bất lợi đó của thuốc kháng sinh, con người bắt đầu quan tâm nhiều hơn đến một giải pháp bảo vệ cơ thể, giúp tăng cường miễn dịch theo hướng tự nhiên hơn: bổ sung Probiotics cho cơ thể.
Những “người lính ngự lâm” Probiotics - 1
Thật ra Probiotics cũng không phải là loại “thuốc” gì cao siêu. Từ Probiotics có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp cổ, nghĩa là “cho cuộc sống”. Đó là tên gọi chung của những vi khuẩn có lợi trong cơ thể con người. Việc sử dụng vi khuẩn có lợi nhằm tăng cường sức khỏe con người cũng không phải là mới. Hàng nghìn năm về trước, rất lâu trước khi tìm ra thuốc kháng sinh, con người đã biết đến việc dùng các thực phẩm chứa vi sinh vật sống có lợi để tăng cường sức đề kháng, bảo vệ sức khỏe của mình. Các nhà khoa học đầu tiên, như Hippocrates cũng đã khẳng định vai trò của các “chàng ngự lâm pháo thủ” Probiotics trong trận chiến với các vi khuẩn gây hại, như một thần dược tự nhiên để giúp con người tăng cường sức đề kháng, chữa các bệnh về rối loạn ruột và dạ dày.

Nguyên lý hành động của các “chàng lính ngự lâm” Probiotics thực ra khá đơn giản. Trong hệ tiêu hóa của sinh vật luôn tồn tại song song hai “thế lực” vi khuẩn có lợi và vi khuẩn gây hại. Ở một cơ thể khỏe mạnh, tỷ lệ các lợi khuẩn luôn chiếm ưu thế. Tuy nhiên, do những tác động từ bên ngoài như môi trường ô nhiễm, dùng kháng sinh kéo dài…, hay bên trong như ăn uống không đủ chất, bệnh lý làm thay đổi môi trường trong lòng ruột…, các vi khuẩn có lợi sẽ bị tổn thất. Lúc đó, “lực lượng” hại khuẩn sẽ phát triển mạnh cả về số lượng lẫn về “khả năng phá hoại”, không chỉ hoành hành tại chỗ mà còn có thể xâm nhập vào cơ thể và gây bệnh. Vì thế, bổ sung Probiotics tự nhiên hàng ngày là một biện pháp hiệu quả để duy trì “quân số” của các vi khuẩn tốt, ức chế các vi khuẩn gây hại, giúp tăng cường miễn dịch cho cơ thể con người để ngăn chặn bệnh tật ngay khi chỉ mới là nguy cơ.

Tiếp viện” cho binh lực Probiotics bằng cách nào?

ThS. BS. Đào Thị Yến Phi, Chủ Nhiệm Bộ Môn Dinh Dưỡng Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch cho biết: “Các nghiên cứu khoa học đã chứng minh Probiotics có thể kìm hãm sự phát triển của mầm bệnh và cải thiện hệ thống miễn dịch của hệ tiêu hóa. Một số nghiên cứu mới đây đã cho thấy lợi khuẩn Probiotics có thể làm giảm nguy cơ ung thư ruột kết và ung thư bàng quang, có tác dụng khử chất độc gây ung thư có trong cơ thể và làm chậm sự phát triển của các khối u bướu. Probiotics cũng có tác dụng gián tiếp làm giảm nồng độ cholesterol trong máu, hạ huyết áp, giúp hoạt động của hệ tiêu hóa nhanh chóng phục hồi sau khi mắc các bệnh tiêu chảy và sử dụng nhiều kháng sinh. Chính vì những công dụng tuyệt vời này nên việc bổ sung Probiotics vào các thực phẩm như sữa chua ăn, sữa chua uống đã được các nước như Mỹ, Nhật, châu Âu… thực hiện rộng rãi”.

Những “người lính ngự lâm” Probiotics - 2

Tại Việt Nam, trên thị trường mới đây cũng đã xuất hiện sản phẩm sữa chua ăn có bổ sung lợi khuẩn Probiotics giúp tăng cường sức đề kháng. Đó là sản phẩm Sữa chua ăn Probi của Vinamilk. Với việc bổ sung một tỷ các lợi khuẩn cần thiết cho cơ thể mỗi ngày, việc ăn sữa chua có chứa Probiotics trở thành thói quen rất cần thiết để tăng cường miễn dịch cho cơ thể, nhất là trong giai đoạn con người phải đương đầu cùng quá nhiều khói bụi, ô nhiễm như hiện nay.

“Bổ sung Probiotics cho hệ tiêu hóa từ các thực phẩm tự nhiên là một thói quen dinh dưỡng tốt nên được chú trọng và duy trì thường xuyên nhằm bảo vệ hệ tiêu hóa nói riêng và cơ thể nói chung khỏi sự tấn công của các vi khuẩn có hại và các yếu tố gây bệnh khác.” ThS. BS. Yến Phi lưu ý.