Hãy tham gia Ngày Thế Giới Vì Giấc Ngủ

Những rối loạn trong giấc ngủ như chứng ngưng thở khi ngủ nếu không được chữa trị có thể gây ra bệnh cao huyết áp, tiểu đường, đau tim và đột qụy.

Tuy nhiên, tại Việt Nam, nhiều người vẫn chưa nhận thức đúng về vấn đề này để chẩn đoán và điều trị sớm dẫn đến những biến chứng nguy hiểm.

4% người trưởng thành trên toàn cầu bị chứng ngưng thở khi ngủ

Trong chương trình nghiên cứu có quy mô lớn được thực hiên trên 23 nước và hơn 31.000 người có tên Bảng chỉ dẫn về Sức khỏe và Chất lượng Sống của Philips cho thấy, 35% người thấy mình không ngủ đủ và phân nửa số đó trả lời nguyên nhân chính cho việc thiếu ngủ là một lý do chung chung cho rằng “tôi là người khó ngủ”. Đáng chú ý hơn, những vấn đề về giấc ngủ này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất lẫn tinh thần mà còn gây ra những biến chứng trầm trọng. Nghiên cứu của Philips cho thấy, trên thực tế, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến giấc ngủ bị ngắt quãng. Những nguyên nhân này bao gồm chứng rối loạn trong giấc ngủ như chứng ngưng thở khi ngủ, chứng bênh này gây ảnh hưởng đến khoảng 4% người lớn trên toàn cầu. Nó là chứng rối loạn gây ra bởi sự sụp đổ đường khí quản (phía sau lưỡi) trong khi ngủ, điều này làm ta không thở được. Nếu không được chữa trị, nó có thể gây ra bệnh cao huyết áp, tiểu đường, đau tim và đột qụy.

Trong một cuộc nghiên cứu trên 263 bệnh nhân từ 16 tuổi trở lên đến khám vì ngáy và rối loạn giấc ngủ vào năm 2010 của bệnh viện Chợ Rẫy cũng cho thấy, 87,1% các đối tượng đến bệnh viện Chợ Rẫy khám vì các rối loạn giấc ngủ bị Hội chứng Ngưng thở lúc ngủ tắc nghẽn (HCNTLNTN). Quan trọng hơn, hiện tượng 53,3% bệnh nhân có HCNTLNTN nặng và trên 40% có bệnh tim mạch kết hợp cho thấy  nhóm bệnh nhân này được chẩn đoán trễ về HCNTLNTN. Bác sĩ Nguyễn Xuân Bích Huyên - Nguyên Trưởng khoa Hô Hấp bệnh Viện Chợ Rẫy cho biết “Hiện nay tại một số nước châu Á, kể cả Việt Nam, Hội chứng Ngưng thở lúc ngủ tắc nghẽn (HCNTLNTN) chưa được biết đến nhiều trong dân chúng và kể cả nhân viên y tế do đó hội chứng này còn chưa được chẩn đoán đầy đủ từ đó chưa được điều trị tốt mặc dù nó có nhiều biến chứng tim mạch, thần kinh, và ảnh hưởng xấu lên bệnh tiểu đường. Triệu chứng lâm sàng thường gặp bao gồm ngáy to, ngưng thở trong khi ngủ do người nhà kể lại và buồn ngủ ban ngày. Từ trước đến giờ các bệnh nhân bị HCNTLNTN đến khám tại nhiếu chuyên khoa khác nhau (hô hấp, tai mũi họng, tâm thần…) chứ chưa đến bác sĩ chuyên gia về rối loạn giấc ngủ cho nên bệnh không được chẩn đoán sớm.

Nhận thức đúng về giấc ngủ để duy trì một cuộc sống khỏe mạnh hơn

Để tránh những biến chứng nguy hiểm nói trên, đồng thời nhận thức đúng về mối nguy hiểm của những rối loạn trong giấc ngủ, bạn có thể tham gia Ngày Thế Giới Vì Giấc Ngủ 2011 được tổ chức trên toàn cầu vào thứ sáu, ngày 18/3/2011. Đây là một hoạt động cộng đồng đầy ý nghĩa do công ty điện tử Hoàng Gia Philips (NYSE: PHG, ALEX: PHI) tài trợ với tư cách là đối tác của Hiệp Hội Y Học Về Giấc Ngủ Thế Giới (HHYHVGNTG) nhằm nâng cao nhận thức cơ bản trên khắp thế giới về vấn đề giấc ngủ ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống

Để biết thêm về Ngày thế giới vì giấc ngủ 2001 cũng như các hoạt động của ngày này tại nơi bạn sống, hãy truy cập www.Worldsleepday.org. Tại trang web này ngoài việc biết thêm các hoạt động về Ngày thế giới vì Giấc ngủ tại đia phương, bạn còn có thể xem các đoạn phim hướng dẫn, các tài liệu học tập cùng các dịch vụ công cộng khác.

Nhân dịp này, Philips cũng hợp tác với nhà nghiên cứu về giấc ngủ hàng đầu của Úc, Giáo sư Srah Blunden (www.sleepeducation.net.au) và HHYHVGNTG để ra mắt một chương trình đào tạo cho trẻ em trên toàn thế giới về giấc ngủ, hoạt động này nằm trong khuân khổ chương trình SimplyHealthy@Schools. SimplyHealthy@Schools là chương trình trực tuyến với mục tiêu giúp đỡ các giáo viên trong việc đào tạo trẻ em trong độ tuổi từ 8 đến 12 về tầm quan trọng của giấc ngủ và ảnh hưởng của giấc ngủ trong việc nâng cao sức khỏe và chất lượng cuộc sống.Theo ông David White, Giám Đốc Bộ phận Y Tế thuộc Phòng Giải pháp sức khỏe gia đình của Philips đồng thời là Giáo sư chuyên ngành Y học về giấc ngủ thuộc trường ĐH Y Harvard thì “Philips rất nỗ lực hợp tác với Hiệp Hội Y Học Về Giấc Ngủ Thế Giới để tổ chức Ngày Thế giới vì giấc ngủ. Chúng tôi hi vong sự hợp tác này sẽ nâng cao nhận thức của mọi người về mối nguy hiểm của những rối loạn trong giấc ngủ, cụ thể là chứng ngưng thở khi ngủ, nó có thể gây ảnh hưởng sâu sắc đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống con người nếu không được kiểm soát đúng mức”.
 
Hãy tham gia Ngày Thế Giới Vì Giấc Ngủ - 1
Bệnh nhân bị chứng ngưng thở khi ngủ đang điều trị với máyPhilips Respironics System One Remstar Auto A Flex

Là người tiên phong trong việc quản lý các chứng rối loạn giấc ngủ, Philips không ngừng cố gắng tìm ra các giải pháp nhằm nâng cao sức khỏe và chất lượng cuộc sống con người trên toàn thế giới, và cũng đã phát triển nhiều sản phẩm và giải pháp, từ công cụ chẩn đoán đến các thiết bị trị liệu để giúp nâng cao chất lượng của giấc ngủ cho bệnh nhân.

Ngoài ra Philips cũng kêu gọi những người cho rằng mình có các triệu chứng của Chứng ngưng thở khi ngủ hãy tự tham gia bảng khảo sát Giấc ngủ trực tuyến tại trang web www.philips.com/sleepapnoea

Thông tin thêm về chứng ngưng thở khi ngủ

- Hơn 20 triệu người Mỹ trưởng thành bị Chứng Ngưng thở khi ngủ (CNTKN) (theo Hiệp hội Giấc Ngủ Quốc Gia)
 
- Người mắc phải CNTKN sẽ ngừng thở lập đi lập lại khi ngủ. Điều này xảy ra do lối thông hơi phía trên bị chắn. Lối thông hơi này bị chắn có thể do những nhân tố như lưỡi lớn, nhiều mô hay giảm bớt những múi cơ giúp mở lối thông hơi này.
 
- Mỗi lần ngưng thở có thể kéo dài từ 10 giây đến hơn 1 phút và lượng khí oxy giảm sau mỗi đợt. Các đợt ngưng thở sẽ xảy ra từ 5 đến 100 lần hay hơn mỗi tiếng. Điều này gây ra một sự căng thẳng cho tim và có thể dẫn đến một số tình huống sức khỏe nghiêm trọng (Phòng Dịch Vụ Sức Khỏe và Con người của Mỹ, NIH, 2009)

Các triệu chứng

- Ngáy to và ngắt quãng, hụt hơi hay sặc khi ngủ
 
- Buồn ngủ quá mức vào ban ngày
 
- Đau đầu vào buổi sáng, có vấn đề về trí nhớ hay học tập
 
- Cảm thấy khó chịu và không thể tập trung vào công việc
 
- Tâm trạng và tính cách thay đổi, có thể có cảm giác trầm cảm
 
- Khô họng khi thức dậy và thường đi tiểu vào ban đêmNếu không được chữa trị, CNTKN có thể tăng nguy cơ cao huyết áp, nhồi máu cơ tim, tai biến, béo phì và tiểu đường. Nó cũng có thể gia tăng nguy cơ nhịp tim không đều, làm bệnh tim tồi tệ hơn và tăng khà năng gây tai nạn khi lái xe hay vận hành công việc. (Phòng Dịch Vụ Sức Khỏe và Con người của Mỹ, NIH, 2009)