Giảm "gánh" viện phí bằng cách tăng cường dinh dưỡng

Từ ngày 1/3, mức viện phí mới đã tăng khoảng 30% và dự kiến từ 1/7 sẽ tăng khoảng 50% so với mức cũ. Trước câu chuyện về nỗi lo viện phí, một vấn đề bức thiết khác được đặt ra. Đó là làm cách nào để nâng cao chất lượng điều trị cho bệnh nhân, nhằm giảm thiểu số ngày nằm viện, giảm tỉ lệ tái nhập viện, từ đó giải tỏa áp lực viện phí cho cả bệnh nhân lẫn hệ thống y tế.


Dinh dưỡng rất quan trọng với bệnh nhân nằm viện

Dinh dưỡng rất quan trọng với bệnh nhân nằm viện

Dinh dưỡng: “Chìa khóa” giúp bệnh nhân rút ngắn thời gian nằm viện

Thực tế, áp lực viện phí không phải chỉ là gánh nặng cho bệnh nhân và hệ thống y tế ở Việt Nam mà còn nhiều nước trên thế giới. Để tìm một giải pháp hữu hiệu cho vấn đề này, các nhà nghiên cứu từ các tổ chức như Đại học Texas A&M, Đại học Y khoa South Carolina, Đại học East Carolina, Đại học Illinois tại Urbana-Champaign và Đại học Y khoa Emory (Mỹ) với sự hỗ trợ của Abbott đã tiến hành nghiên cứu cho ra một kết quả quan trọng: Cứ 2 người cao tuổi là có 1 người bị suy dinh dưỡng khi nhập viện. Khi tiến hành nghiên cứu, các bác sĩ còn nhận thấy, chính vấn đề thiếu hụt dinh dưỡng, suy dinh dưỡng có thể làm suy giảm sức khỏe, bao gồm tăng tỉ lệ biến chứng, tái nhập viện và thậm chí là tử vong.

Nghiên cứu NOURISH (Nghiên cứu về “Tác dụng của dinh dưỡng lên các trường hợp tái nhập viện không dự tính và tỉ lệ sống sót của các bệnh nhân nhập viện”) được thực hiện trên nền tảng của đánh giá này và là một trong những nghiên cứu về dinh dưỡng lâm sàng lớn nhất, được công bố kết quả đầu năm 2016 vừa qua. Kết quả thật đáng ngạc nhiên, khi bệnh nhân được chú trọng bổ sung sản phẩm dinh dưỡng chuyên biệt qua đường uống trong quá trình điều trị, tỉ lệ tử vong của bệnh nhân giảm đáng kể (50%). Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng được cải thiện các vấn đề sức khỏe khác, như cân nặng, trạng thái dinh dưỡng và lượng Vitamin D sau khi xuất viện.

Giáo sư Refaat Hegazi, tác giả nghiên cứu chia sẻ: “Nghiên cứu cũng cho thấy chỉ mới có hơn 2% số bệnh nhân suy dinh dưỡng tại bệnh viện được cho uống sản phẩm bổ sung dinh dưỡng. Dinh dưỡng cần được chú trọng hơn, vì đây là một trong những công cụ chủ chốt để giúp người cao tuổi có chất lượng cuộc sống tốt hơn. Dinh dưỡng cũng là yêu cầu không thể thiếu, góp phần vào phác đồ điều trị, giúp bệnh nhân chóng hồi phục”.

Kết quả nghiên cứu NOURISH một lần nữa khẳng định vai trò của dinh dưỡng đối với kết quả điều trị. Trước đó, nghiên cứu Phillipson được thực hiện với hơn 1 triệu ca bệnh nhân cũng cho thấy, các bệnh nhân sử dụng giải pháp bổ sung dinh dưỡng đường uống trong thời gian điều trị tại bệnh viện đã giảm được 21% thời gian nằm viện (tương ứng với 2,3 ngày). Tỉ lệ tái nhập viện trong vòng 30 ngày với bệnh nhân có sử dụng giải pháp bổ sung dinh dưỡng đường uống trước đó cũng giảm 6,7%.


Dinh dưỡng đầy đủ và hợp lý giúp bệnh nhân giảm thời gian nằm viện

Dinh dưỡng đầy đủ và hợp lý giúp bệnh nhân giảm thời gian nằm viện

Giải pháp giảm viện phí hiệu quả và khả thi

Nghiên cứu NOURISH rõ ràng cho thấy việc tăng cường dinh dưỡng sẽ giúp cải thiện đáng kể sức khỏe bệnh nhân. Kết quả nghiên cứu này được đánh giá có tính thực tiễn cao và có thể áp dụng tại Việt Nam, đặc biệt trong tình hình viện phí tăng đáng kể từ tháng 3/2016, tăng thêm gánh nặng về chi phí khám chữa bệnh đối với bệnh nhân và cả hệ thống y tế.

Với mục tiêu cải thiện dinh dưỡng cho bệnh nhân trong quá trình nằm viện, Dự án Hỗ trợ dinh dưỡng lâm sàng do trường ĐH Boston (Mỹ) phối hợp với Bệnh viện Bạch Mai, Viện Dinh dưỡng Quốc gia và trường ĐH Y Hà Nội thực hiện từ năm 2010 với sự hỗ trợ về kinh phí của Quỹ Abbott.

Dự án Hỗ trợ dinh dưỡng lâm sàng của Abbott với tên gọi viết tắt là AFINS được triển khai nhằm nâng cao chất lượng của dinh dưỡng trong quá trình điều trị thông qua những mục tiêu như: Nâng cao nhận thức về vai trò quan trọng của dinh dưỡng trong quá trình điều trị; Đào tạo và nâng cao khả năng điều trị dinh dưỡng cho các cán bộ y tế của Bệnh viện Bạch Mai và các bệnh viện khác.. Ông Alain Motegut, trưởng nhóm dự án của Đại học Boston cho biết, dự án này của Abbott cho đến nay đã góp phần cải thiện không ít về vấn đề Hỗ trợ dinh dưỡng lâm sàng tại các bệnh viện, mang đến nhiều lợi ích thiết thực cho bệnh nhân, trong đó có vấn đề giảm áp lực viện phí bằng cách tăng cường dinh dưỡng, từ đó giảm thiểu được thời gian điều trị.

Song song với việc tiến hành các dự án cộng đồng như AFINS, Abbott còn chú trọng đến việc không ngừng nghiên cứu và giới thiệu đến thị trường Việt Nam những sản phẩm dinh dưỡng chất lượng cao, như dòng sản phẩm dinh dưỡng Ensure từ lâu được người tiêu dùng Việt Nam tin chọn. Có nguồn đạm chất lượng cao dễ hấp thu, bổ sung đầy đủ 28 vi chất thiết yếu, hỗ trợ tăng sức đề kháng, hệ a-xít béo không bão hòa đa (PUFA) và đơn (MUFA) hỗ trợ hệ tim mạch hoạt động tốt, Ensure có thể sử dụng để bổ sung vào khẩu phần ăn khi có nhu cầu tăng thêm về năng lượng và chất đạm, và được khuyến nghị sử dụng cho bệnh nhân trong quá trình hồi phục sức khỏe.

Chính việc chú trọng bổ sung dinh dưỡng mỗi ngày nhằm góp phần nâng cao sức khỏe là một lời giải để viện phí tăng không còn là một nỗi lo cho người bệnh.

Thu Thảo