Giải pháp điều trị kháng đông hiệu quả, giảm đột quỵ

Hàng năm, các bệnh lý tim mạch đã cướp đi mạng sống khoảng 17,5 triệu người trên toàn thế giới. Gánh nặng bệnh lý tim mạch, đặc biệt là đột quỵ đang ngày càng gia tăng, để lại những hậu quả nặng nề cho mỗi cá nhân, cho gia đình và cho toàn xã hội.

Huyết khối gây ra phần lớn ca đột quỵ
 
Với khoảng 200.000 người được chẩn đoán đột quỵ hàng năm tại Việt Nam, việc kiểm soát và ngăn ngừa đột quỵ đã trở thành trách nhiệm của ngành y, của toàn xã hội và hơn ai hết là của chính những bệnh nhân mắc các chứng bệnh có liên quan đến đột quỵ.
 
Đột quỵ là tình trạng mạch máu nuôi dưỡng não bị ngừng đột ngột, khiến cho tế bào não hư hại dẫn đến rối loạn chức năng phần cơ thể do phần não này điều khiển. Mạch máu nuôi dưỡng não bị ngừng có thể do rò rỉ hay vỡ gây ra đột quỵ do xuất huyết não, gọi nôm na là chảy máu não, tức nhiều máu trong hộp sọ, chiếm 15% hoặc bởi cục máu đông (huyết khối) làm tắc quá trình đưa máu đến nuôi dưỡng não gây ra đột quỵ do thiếu máu cục bộ hay nhồi máu não, trường hợp này chiếm đến 85%. Để kiểm soát đột quỵ, việc kiểm soát cục máu đông đóng vai trò rất quan trọng.

Giải pháp điều trị kháng đông hiệu quả, giảm đột quỵ - 1

Cần kiểm soát cục máu đông
 
Cục máu đông là kết quả của một loạt các hiện tượng xảy ra trong quá trình cầm máu với 3 giai đoạn chính là: co mạch, kết tập tiểu cầu, đông máu. Cục máu đông được hình thành trong cơ thể do nhiều nguyên nhân khác nhau và đều để lại hậu quả nặng nề cho bệnh nhân, thậm chí có thể gây tử vong.
 
Một khi đã mắc bệnh tim mạch mạn tính như rung nhĩ, thay van tim cơ học, thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch, nhồi máu cơ tim,… bạn rất dễ gặp phải nguy cơ đột quỵ do sự xuất hiện của các cục máu đông. Để kiểm soát điều này, bệnh nhân sẽ được bác sĩ kê toa thuốc kháng đông như warfarin, nhằm ngăn ngừa hình thành các cục máu đông trong lòng mạch máu gây tắc nghẽn.
 
Thuốc kháng đông có hiệu quả rất cao trong việc phòng ngừa tỷ lệ đột quỵ. Tuy nhiên, không phải lúc nào thuốc cũng đảm bảo tuyệt đối về công dụng của mình. Nguyên nhân là vì thuốc kháng đông rất dễ bị ảnh hưởng từ thức ăn, mức độ hoạt động thể lực, các loại thuốc khác… Vì thế, để đảm bảo an toàn, giúp bác sĩ theo sát được tình hình, bắt buộc bệnh nhân phải thực hiện xét nghiệm máu (đặc biệt là chỉ số INR trong máu) đều đặn để đảm bảo điều chỉnh liều lượng thuốc điều trị được chính xác.
 
Nên xét nghiệm INR thường xuyên
 
INR - chỉ số bình thường hóa quốc tế (viết tắt của International Normalized Ratio) được dùng để xác định thời gian máu đông, đặc biệt khi bệnh nhân đang được điều trị các bệnh mãn tính cần tới liệu pháp kháng đông
 
Việc xét nghiệm chỉ số INR cần thực hiện không phải một lần mà nên thường xuyên (lý tưởng là 1 tuần 1 lần, tối thiểu là 2 tuần 1 lần) với bệnh nhân đang sử dụng thuốc kháng đông, nhằm giúp bác sĩ nhận ra những thay đổi, có sự điều chỉnh liều thuốc đúng nhất, nhằm đảm bảo điều trị phù hợp, an toàn và mang lại hiệu quả. Nếu bệnh nhân có mức INR quá cao, họ sẽ có nguy cơ xuất huyết nội, ngược lại nếu bệnh nhân có mức INR quá thấp, họ lại có nguy cơ bị cục máu đông, có thể dẫn đến đột quỵ.
Giải pháp điều trị kháng đông hiệu quả, giảm đột quỵ - 2
Bệnh nhân nên thường xuyên kiểm tra INR
 
Thông thường, các bệnh nhân đều được yêu cầu phải đến bệnh viện thường xuyên để xét nghiệm máu bằng đường tĩnh mạch. Phải mất hàng giờ để có kết quả xét nghiệm và việc lấy máu tĩnh mạch thường xuyên có thể gây ra đau đớn. Nhiều bệnh nhân đã tự ý bỏ các xét nghiệm này, từ đó đặt chính mình vào tình trạng nguy hiểm.
 
Một giải pháp mới đang được giới thiệu nhằm giúp bệnh nhân tự kiểm soát được nguy cơ đột quỵ của mình. Đó chính là thiết bị theo dõi đông máu CoaguChek XS® nhỏ gọn, được cung cấp bởi Roche Diagnostics.

Giải pháp điều trị kháng đông hiệu quả, giảm đột quỵ - 3

Căng thăng, stress dễ dẫn đến đột quỵ
 
Bên cạnh việc theo dõi thường xuyên chỉ số INR, các bệnh nhân mắc bệnh tim mạch mạn tích cũng như những người có yếu tố nguy cơ cao cần phải có chế độ sống lành mạnh, không hút thuốc lá, giảm tình trạng stress căng thẳng trong công việc, nghỉ ngơi vận động hợp lý (làm việc nhà, làm vườn, đi bộ, đi xe đạp chậm) và chế độ ăn uống hợp lý (ăn ít muối, hạn chế mỡ động vật, ăn nhiều rau xanh, trái cây và các chất béo có lợi).
 
 
Bệnh nhân có thể tự theo dõi INR tại nhà bằng Coaguchek XS®

Giải pháp điều trị kháng đông hiệu quả, giảm đột quỵ - 4

Thiết bị này giúp bệnh nhân tự đo INR tại nhà. Chỉ cần lấy một giọt máu mao mạch nhỏ từ đầu ngón tay để đo INR, bệnh nhân sẽ có được kết quả ngay lập tức trong vòng 1 phút, giúp giảm thời gian chờ đợi không cần thiết, cho phép bác sĩ đưa ra các quyết định điều trị tức thời và lại tránh đau cho bệnh nhân (không lấy máu tĩnh mạch như bình thường mà chỉ cần lấy một giọt máu nhỏ ở đầu ngón tay).
 
Tiện lợi hơn nữa, ngay cả trong trường hợp đi du lịch, đi công tác, bệnh nhân cũng có thể mang theo thiết bị này để tự làm xét nghiệm INR cho mình, giúp thuận tiện trong việc kiểm soát nguy cơ. Có CoaguChek XS®, bệnh nhân dễ dàng theo dõi, thông báo với bác sĩ nếu có bất thường, giúp bác sĩ có thể đảm bảo duy trì được mức INR trong giới hạn điều trị lý tưởng, đảm bảo hiệu quả thuốc điều trị và sức khỏe của bệnh nhân mà không ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của họ. 
 
Kim Thanh