Bạn bị trĩ? Có cách đấy

“Đau khổ như những ai đau khổ vì bệnh trĩ…” Câu nói này diễn tả được phần nào nỗi khó chịu của người bị mắc chứng bệnh này. Người Pháp khẳng định rằng đại đế Napoleon của họ lẽ ra đã không thua trận liểng xiểng tại Waterloo nếu ngài… không mắc bệnh trĩ!

Chuyện này có thể chỉ là một huyền thoại, nhưng cũng nói lên được tác động của bệnh trĩ với con người.

 

Bạn bị trĩ? Có cách đấy - 1

Trĩ là một bệnh mạn tính thường gặp. Bệnh do các tĩnh mạch trực tràng, hậu môn bị sa giãn và sung huyết tạo thành búi trĩ. Tùy theo vị trí tĩnh mạch trực tràng và hậu môn mà phân ra trĩ nội hay trĩ ngoại. Người bệnh thường có cảm giác bứt rứt khó chịu, trường hợp nặng, mắc bệnh lâu ngày thường mệt mỏi, sức khỏe giảm sút. Hơn 50% người bệnh có độ tuổi từ 30 trở lên và chỉ đến bệnh viện khí xuất hiện biến chứng gây đau đớn, khó chịu cho sinh hoạt. Vì thế, thời gian điều trị phải kéo dài. Ngày nay, người ta hiểu rõ hơn bản chất của bệnh trĩ nhờ những công trình nghiên cứu về sự phân bố mạch máu của vùng hậu môn trực tràng. Ống hậu môn là nơi có nhiều mạch máu tạo thành các búi trĩ nằm ở dưới lớp niêm mạc. Các búi này có chức năng của một cái nệm, giữ vai trò khép kín hậu môn. Có thể hiểu, trĩ là trạng thái giãn tĩnh mạch quá mức vùng hậu môn. Hiện nay chưa xác định chính xác nguyên nhân, nhưng có một vài yếu tố được coi như nguồn gốc phát sinh bệnh trĩ.

Trĩ hay gặp ở những người có nghề nghiệp phải đứng lâu, ngồi nhiều (thợ may, nhân viên văn phòng, nhân viên bán hàng…) bởi tư thế làm máu ít lưu thông, dễ bị ứ trệ.

Một số bệnh gây rối loạn đại tiện như lỵ, táo bón (bệnh nhân phải rặn nhiều mỗi khi đại tiện) gây nên bệnh trĩ.

Các bệnh gây tăng áp lực ở ổ bụng như viêm, u bướu (u xơ tử cung, u nang buồng trứng, các khối u vùng hậu môn…) làm cản trở sự lưu thông các mạch máu và phát sinh trĩ .

Trĩ hay gặp ở phụ nữ có thai, sinh đẻ…

Yếu tố gia đình, di truyền, ít hoạt động, ăn ít rau, uống ít nước… cũng là một nguyên nhân gây bệnh trĩ.

Một số triệu chứng:

Nhiều người bị bệnh trĩ mà không thấy có dấu hiệu gì lạ nên không để ý, đến khi có biến chứng mới biết. Các triệu chứng thường gặp của bệnh trĩ là:

- Chảy máu hậu môn, đại tiện ra máu tươi: Đó là triệu chứng thường gặp nhất và sớm nhất của bệnh trĩ. Lúc đầu máu chảy ít, kín đáo nên người bệnh không để ý, nếu có sử dụng giấy vệ sinh thì sẽ thấy có một ít máu tươi dính ở trên giấy, hoặc nhìn thấy có một ít máu tươi dính ở trên phân, nhất là khi táo bón vì phân cứng đi qua làm rách búi trĩ. Về sau máu ra nhiều hơn, thành giọt theo sau cục phân. Muộn hơn thì cứ ngồi xổm đại tiện là máu chảy ra, kèm theo bệnh nhân có táo bón. Đến giai đoạn rất muộn thì khi đi đại tiện ra phân mềm cũng vẫn chảy máu.

- Đau và ngứa, có cảm giác khó chịu ở hậu môn: Nếu mới bị thì có thể không đau hoặc đau ít. Đau càng nhiều khi có biến chứng sưng, viêm nhiễm, tắc mạch ở búi trĩ và sa ra ngoài hoặc có nứt hậu môn, rỉ nước và ngứa vùng hậu môn do viêm ống hậu môn.

- Sưng nề vùng hậu môn: Khi có đợt cấp hoặc khi trĩ sa ra ngoài nếu là trĩ nội hoặc trĩ ngoại, có thể búi trĩ sưng khá to và ta có thể sờ thấy dễ dàng.

Đây là những triệu chứng điển hình của bệnh nhân trĩ, có bệnh nhân trong giai đoạn đầu chỉ có triệu chứng đại tiện máu tươi đơn thuần. Muốn xác định chắc chắn bệnh trĩ, ngoài việc nhìn, sờ nếu thấy búi trĩ sa ra ngoài, cần phải thăm khám trực tràng, hậu môn bằng cách thăm trực tràng và soi ống hậu môn. Qua soi sẽ xác định được độ tổn thương của búi trĩ, kích thước và vị trí các búi trĩ.

Biến chứng:

Biến chứng của trĩ rất đau đớn và nguy hiểm. Có bốn dạng biến chứng hay gặp:

- Chảy máu: Trĩ là do giãn mạch máu nên rất dễ rách, dễ vỡ gây chảy máu nhiều, nếu để kéo dài sẽ rất nguy hiểm, gây thiếu máu trầm trọng, cần mổ cầm máu ngay. Điều lưu ý là ngoài bệnh trĩ gây chảy máu tươi vùng hậu môn còn có nhiều bệnh khác cũng gây chảy máu vùng hậu môn như Pôlip, ung thư vùng trực tràng và đại tràng, viêm đại trực tràng và đại tràng, viêm đại trực tràng chảy máu… Do đó cần chẩn đoán đúng để có cách xử lý thích hợp.

- Sa trĩ: Trĩ lòi ra ngoài từng búi hoặc thành vòng gây đau đớn khó chịu. Lúc đầu chỉ sa ra ngoài khi đại tiện và nhét lại được, sau đó thì sa luôn nằm hẳn ở hậu môn và không đẩy vào được. Trĩ sa như thế sẽ sưng, chảy máu, bầm tím, nghẹt rất khó chịu. Trường hợp này cũng cần mổ sớm.

- Trĩ bị tắc nghẽn: Do cục máu đông tụ lại, làm búi trĩ thình lình sưng to rất đau, căng bóng. Lúc này cần mổ lấy cục máu ra ngay.

- Trĩ bị viêm nhiễm: Làm nóng rát ngứa ngáy khó chịu ở hậu môn, khám thấy búi trĩ phù nề sưng to.

Bạn bị trĩ? Có cách đấy - 2

Cách phòng ngừa và điều trị:

- Tập thói quen đi cầu đều đặn hàng ngày, cố gắng hạn chế táo bón.

- Vệ sinh tại chỗ bằng phương pháp ngâm nước ấm từ 2-3 lần/ngày, mỗi lần 15 phút.

- Điều chỉnh thói quen ăn uống: Tránh các chất kích thích như cà phê, rượu, trà. Tránh các thức ăn nhiều gia vị như ớt, tiêu. Uống nước đầy đủ. Ăn nhiều chất xơ.

- Vận động thể lực: Nên tập thể dục và chơi các môn thể thao nhẹ như bơi lội, đi bộ…

- Điều trị các bệnh mạn tính hiện có như viêm phế quản, dãn phế quản, bệnh lỵ…

- Nên dùng đều đặn 4 viên HEMORR một lần, ngày 2 lần để hỗ trợ điều trị và ngăn chặn bệnh trĩ tái phát. HEMORR là một thực phẩm chức năng dành cho người bị bệnh trĩ, được chiết xuất từ các thảo dược thiên nhiên bao gồm: Cỏ mực, hoa hòe, mộc nhĩ và nấm hương. Theo Giáo sư tiến sỹ Đỗ Tất Lợi các thảo dược trong HEMORR có công dụng như sau:

- Cỏ mực (Eclipta alba) có công dụng cầm máu trong bệnh trĩ ra máu.

- Mộc nhĩ (Auricularia polytricha): Ngoài công dụng làm thức ăn còn dùng làm thuốc giải độc, đặc biệt là trị táo bón, một nguyên nhân lớn gây ra bệnh trĩ.

- Hoa hòe (Sophora japonica): Thành phần chủ yếu trong hoa hòe là Rutin có tác dụng làm bền thành mạch dùng trong bệnh trĩ ra máu, lòi dom rất tốt.

- Nấm hương (Lentims edodos): Là một thực phẩm cao cấp có giá trị cao, cung cấp chất bổ cho người bệnh trĩ.

Với thành phần hoàn toàn từ thảo dược HEMORR rất an toàn khi sử dụng. HEMORR giúp người bị bệnh trĩ cải thiện tình trạng táo bón, giảm chảy máu khi đại tiện, phục hồi thể trạng bình thường của búi trĩ. Người bị bệnh trĩ nên dùng 1 đợt HEMORR từ 3 đến 6 tháng để hỗ trợ điều trị hiệu quả và ngăn ngừa bệnh tái phát.

* Sản xuất:
Công Ty Cổ Phần Dược Phẩm Hoàng Giang
Địa chỉ: 71 Nguyễn Chí Thanh - Hà Nội.
Tel: 0934449298 - 04 62752510 - Fax: 04 62752498.
 
* Phân phối:
Trung Tâm DVTM Dược Mỹ Phẩm (Tổng Công Ty Dược Việt Nam)
 Địa chỉ: 95 Láng Hạ - Đống Đa - Hà Nội.
Tel: 04 38561030 - Fax: 04 38561030