ĐH Sân khấu - Điện ảnh Hà Nội thông báo tuyển sinh năm 2013

Trường Đại học Sân khấu - Điện ảnh Hà Nội thông báo tuyển sinh hệ chính quy năm 2013 (tuyển sinh trong cả nước) như sau:

I. CHỈ TIÊU VÀ NGÀNH / CHUYÊN NGÀNH ĐÀO TẠO:

 
Tổng chỉ tiêu đào tạo: 443, trong đó: Đại học (4 năm): 361 chỉ tiêu; Cao đẳng (3 năm): 32 chỉ tiêu; Liên thông từ trung cấp lên đại học (2,5 năm).

 

* Chỉ tiêu của từng ngành / chuyên ngành được phân bổ như sau:

                       

TT

Ngành / Chuyên ngành (CN) đào tạo

Mã ngành

/ CN

Chỉ tiêu

Bậc

đào tạo

Điều kiện dự thi

Quy trình thi

Ghi chú

* ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG CHÍNH QUY - KHỐI NGHỆ THUẬT (KHỐI S)

1.       

CN Đạo diễn điện ảnh

D210235a

15

Đại học

* Theo Quy chế TS ĐH, CĐ của Bộ GD&ĐT:

- Đã tốt nghiệp THPT theo hình thức giáo dục chính quy hoặc giáo dục thường xuyên, trung cấp chuyên nghiệp, trung học nghề, trung cấp nghề.

- Có đủ sức khoẻ để học tập và các quy định khác tại Điều 5 (Điều kiện dự thi) Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy.

* Thí sinh dự thi các ngành / chuyên ngành diễn viên: Kịch – điện ảnh – truyền hình; Chèo; Cải lương:

- Có độ tuổi từ 17 đến 22.

- Chiều cao tối thiểu đối với nam: 1m65; nữ: 1m55.

- Người cân đối, không có khuyết tật hình thể.

- Có tiếng nói tốt, không nói ngọng, nói lắp.

- Riêng đối với DV chèo, DV cải lương cần có giọng hát tốt.

- Thí sinh nữ khi dự thi không mặc áo dài, không mặc váy và không được trang điểm.

* Thí sinh dự thi ngành Biên đạo và Huấn luyện múa:

Tốt nghiệp trung cấp múa; cao đẳng múa hoặc đã sáng tác, biểu diễn múa.

* Thí sinh dự thi các ngành nghệ thuật khối Điện ảnh, Truyền hình, Nhiếp ảnh:

- Khi ĐKDT phải nộp kèm các bài điều kiện theo yêu cầu riêng của từng ngành, gửi về Ban Thư ký TS trong thời hạn nhà trường thu hồ sơ ĐKDT. Chi tiết xem tại mục II thông báo này.

* TS dự thi các chuyên ngành: Quay phim điện ảnh; Quay phim truyền hình; Nhiếp ảnh nghệ thuật:

- Phải biết sử dụng máy ảnh cơ để thực hiện bài thi.

* Gồm 2 vòng:

- Sơ tuyển (dự kiến từ 02/7 đến 06/7).

- Chung tuyển (dự kiến từ 07/7 đến 11/7).

Thí sinh đạt ở vòng sơ tuyển mới được dự thi vòng chung tuyển.

* Khối ngành nghệ thuật: Không xét tuyển điểm thi của thí sinh đã dự thi ở các trường khác và ngược lại.

2.       

CN Biên kịch điện ảnh

D210233a

18

Đại học

3.       

CN Quay phim điện ảnh

D210236a

20

Đại học

4.       

CN Lý luận và phê bình điện ảnh

D210231a

12

Đại học

5.       

CN Đạo diễn truyền hình

D210235b

18

Đại học

6.       

CN Quay phim truyền hình

D210236b

25

Đại học

7.       

CN Biên tập truyền hình

D210233b

15

Đại học

8.       

CN Nhiếp ảnh nghệ thuật

D210301

25

Đại học

9.       

Diễn viên kịch - điện ảnh – truyền hình

D210234

36

Đại học

10.   

Lý luận và phê bình sân khấu

D210221a

12

Đại học

11.   

CN Đạo diễn âm thanh - ánh sáng sân khấu

D210227b

15

Đại học

12.   

CN Thiết kế mỹ thuật sân khấu, điện ảnh, hoạt hình

D210406a

30

Đại học

13.   

CN Thiết kế trang phục nghệ thuật

D210406b

10

Đại học

14.   

CN Diễn viên cải lương

D210226a

15

Đại học

15.   

CN Diễn viên chèo

D210226b

15

Đại học

16.   

Biên đạo múa

D210243

15

Đại học

17.   

Huấn luyện múa

D210244

15

Đại học

18.   

CN Nhạc công kịch hát dân tộc

C210226

12

Cao đẳng

 

 

 

 

TT

Ngành / Chuyên ngành (CN) đào tạo

Mã CN

Chỉ tiêu

Bậc

đào tạo

Điều kiện dự thi

* ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG CHÍNH QUY - KHỐI KỸ THUẬT (KHỐI A)

19.   

CN Âm thanh điện ảnh, truyền hình

D510301

25

Đại học

Trường không tổ chức thi mà xét tuyển những thí sinh có nguyện vọng 1 vào hệ đại học hoặc cao đẳng của trường, đã dự thi đại học hoặc cao đẳng khối A theo đề thi chung, đạt điểm xét tuyển cho từng hệ. Những thí sinh không đạt điểm nguyện vọng 1 vào hệ đại học, có thể được xét tuyển vào hệ cao đẳng (nếu còn chỉ tiêu).

Thủ tục xét tuyển theo đúng quy chế tuyển sinh.

20.   

CN Dựng phim

D210302a

25

Đại học

21.   

Công nghệ điện ảnh, truyền hình

C210302

20

Cao đẳng

* VĂN BẰNG 2, LIÊN THÔNG – KHỐI NGHỆ THUẬT (KHỐI S) (Không phải thi Sơ tuyển và không phải nộp bài điều kiện dự thi chuyên ngành)

22.   

 

CN Lý luận và phê bình điện ảnh

 

D210231b

10

Văn bằng 2

* Đối với đào tạo văn bằng 2:

Thí sinh không phải thi Văn, chỉ phải thi 02 môn năng khiếu vòng Chung tuyển.

* Đối với đào tạo liên thông: (theo quy định tại Thông tư 55/2012/TT-BGDĐT)

a) Người có bằng tốt nghiệp trung cấp sau thời hạn 36 tháng kể từ ngày được cấp bằng tốt nghiệp đến ngày nộp hồ sơ dự thi phải thi 3 môn, gồm: Văn; Phân tích nhân vật trong kịch bản sân khấu chèo; Thể hiện một vai diễn trong một trích đoạn chèo do thí sinh tự chuẩn bị và trả lời các câu hỏi của Ban giám khảo (Thí sinh tự chuẩn bị phần nhạc đệm)

b) Người có bằng tốt nghiệp trung cấp chưa đủ 36 tháng kể từ ngày được cấp bằng tốt nghiệp đến ngày nộp hồ sơ dự thi phải thi các môn văn hóa, năng khiếu như đối với thí sinh thi CN Diễn viên chèo hệ chính quy.

23.   

 

Lý luận và phê bình sân khấu

 

D210221b

10

Văn bằng 2

24.   

 

Đạo diễn sân khấu

 

D210227a

10

Văn bằng 2

25.   

CN Diễn viên chèo

(Liên thông từ trung cấp lên đại học)

D210226c

20

Đại học

 

II. ĐIỀU KIỆN, THỦ TỤC ĐĂNG KÝ DỰ THI NĂNG KHIẾU MỘT SỐ NGÀNH ĐẶC THÙ (Bài điều kiện dự thi chuyên ngành):

 

 

Ngay từ khi đăng ký dự thi vào các ngành học dưới đây, thí sinh phải nộp 01 bài viết (viết tay trên khổ giấy A4), lý giải tại sao mình lại lựa chọn dự thi ngành học này và phải nộp thêm những tác phẩm, bài viết theo yêu cầu riêng của từng ngành. Cụ thể như sau:

 

1. Chuyên ngành Đạo diễn điện ảnh; Đạo diễn truyền hình:

Viết 03 ý tưởng 03 phim ngắn do thí sinh tự sáng tác, đánh máy trên khổ A4. Mỗi ý tưởng không quá 200 từ.

 

2. Chuyên ngành Biên kịch điện ảnh:

Thí sinh nộp 03 tiểu phẩm do mình sáng tác, đánh máy trên khổ giấy A4, mỗi tiểu phẩm không quá 1.000 từ.

 

3. Chuyên ngành Lý luận và phê bình điện ảnh:

Nộp 03 bài viết thể hiện quan niệm, sự đánh giá của mình về 03 bộ phim mà mình đã xem trong rạp hoặc trên truyền hình, đánh máy trên khổ giấy A4, mỗi bài viết không quá 1.000 từ.

 

4. Chuyên ngành Quay phim điện ảnh; Quay phim truyền hình:

Thí sinh nộp 15 ảnh màu hoặc đen trắng do mình tự chụp, cỡ 10x15 cm theo các chủ đề: phong cảnh, chân dung, tĩnh vật và sinh hoạt.

 

5. Chuyên ngành Nhiếp ảnh nghệ thuật:

Thí sinh nộp 10 ảnh màu hoặc đen trắng do mình tự chụp, cỡ 13x18 cm theo các chủ đề: phong cảnh, chân dung, tĩnh vật và sinh hoạt.

 

6. Ngành Lý luận và phê bình Sân khấu:

Nộp 01 bài viết thể hiện quan niệm, sự đánh giá của mình về 01 vở diễn Sân khấu mình đã xem trong rạp hoặc trên truyền hình, đánh máy trên khổ giấy A4, mỗi bài viết không quá 1.000 từ.

 

7. Ngành Biên tập truyền hình:

Nộp 03 bài viết nhận xét về 03 chương trình truyền hình mà anh (chị) quan tâm, đánh máy trên khổ giấy A4, mỗi bài viết không quá 1.000 từ.

 

* Lưu ý:

- Các bức ảnh, tiểu phẩm, kịch ngắn, bài phân tích… phải do chính thí sinh thực hiện. Nếu phát hiện hiện tượng đạo văn, lấy ảnh của người khác dự thi, thí sinh sẽ bị huỷ kết quả thi.

- Ngoài việc thực hiện bắt buộc các yêu cầu trên, nếu thí sinh có truyện ngắn, thơ, kịch đã được in trên các ấn phẩm sách, báo, tạp chí… có thể gửi cho Hội đồng tuyển sinh (điều này không bắt buộc).

- Bài điều kiện dự thi chuyên ngành, thí sinh cho vào phong bì gửi chuyển phát nhanh về trường, ngoài bì ghi rõ: Bài dự thi năng khiếu kỳ tuyển sinh năm 2013 vào Trường Đại học Sân khấu - Điện ảnh Hà Nội (không nộp tại địa phương); hoặc trực tiếp nộp cho Ban Thư ký tuyển sinh tại trường trong thời hạn trường tiếp nhận hồ sơ đăng ký dự thi (từ 12/4 đến hết 29/4/2013).

 

III. QUY TRÌNH THI NĂNG KHIẾU KHỐI CÁC NGÀNH NGHỆ THUẬT:

 

- Thí sinh được vào vòng Chung tuyển phải thi môn Văn (HS1). Thi cùng đề với khối C, ngày 10/7/2013 (đợt 2).

- Tổng điểm gồm: Điểm chuyên môn (nhân hệ số 2, làm tròn đến 0.5 điểm), điểm văn và điểm ưu tiên (nếu có).

 

TT

Ngành

/ Chuyên ngành

Vòng Sơ tuyển

(Nội dung, hình thức thi)

Vòng Chung tuyển / Hệ số điểm (HS)

Bài 1

Bài 2

Bài 3

I.

ĐẠI HỌC; CAO ĐẲNG CHÍNH QUY:

1.       

Đạo diễn điện ảnh

Thi viết kiến thức chung về văn hoá xã hội và văn học nghệ thuật

Xem phim, viết bài phân tích phim theo đề thi (HS2).

Vấn đáp: Dựng ảnh liên hoàn theo chủ đề tự chọn và trả lời các câu hỏi liên quan đến bài thi (HS1).

Văn

2.       

Biên kịch điện ảnh

Thi viết kiến thức chung về văn hoá xã hội và văn học nghệ thuật

Viết sáng tác tiểu phẩm điện ảnh theo đề thi (HS2).

Vấn đáp: Khả năng sáng tác kịch bản, hiểu biết về điện ảnh (HS1).

Văn

3.       

Quay phim điện ảnh

Thi viết kiến thức chung về văn hoá xã hội và văn học nghệ thuật

Xem phim, viết bài phân tích phim (HS1).

Thực hành chụp ảnh. Sau đó thi vấn đáp phân tích các ảnh đã chụp và các ảnh theo đề thi (HS1).

(TS tự túc máy ảnh cơ, đóng lệ phí vật liệu ảnh)

Văn

4.       

Lý luận và phê bình điện ảnh

Thi viết kiến thức chung về văn hoá xã hội và văn học nghệ thuật

Xem phim, viết bài phân tích phim theo đề thi (HS2).

Vấn đáp: Những hiểu biết về nghệ thuật điện ảnh (HS1).

Văn

5.       

Đạo diễn truyền hình

Thi viết kiến thức chung về văn hoá xã hội và văn học nghệ thuật

Xem phim, viết bài phân tích phim theo đề thi (HS2).

Vấn đáp: Dựng ảnh liên hoàn theo chủ đề tự chọn và trả lời các câu hỏi liên quan đến bài thi (HS1).

Văn

6.       

Quay phim truyền hình

Thi viết kiến thức chung về văn hoá xã hội và văn học nghệ thuật

Xem phim, viết bài phân tích phim (HS1).

Thực hành chụp ảnh. Sau đó thi vấn đáp phân tích các ảnh đã chụp và các ảnh theo đề thi (HS1).

(TS tự túc máy ảnh cơ, đóng lệ phí vật liệu ảnh)

Văn

7.       

Biên tập truyền hình

Thi viết kiến thức chung về văn hoá xã hội và văn học nghệ thuật

Xem phim, viết bài phân tích phim theo đề thi (HS2).

Vấn đáp: Những hiểu biết liên quan đến lĩnh vực truyền hình và biên tập truyền hình (HS1).

Văn

8.       

Nhiếp ảnh nghệ thuật

Thi viết kiến thức chung về văn hoá xã hội và văn học nghệ thuật

Viết một bài phân tích tác phẩm nhiếp ảnh theo đề thi (HS1).

Thực hành chụp ảnh. Vấn đáp và phân tích các bức ảnh thí sinh đã chụp. (HS1)

(TS tự túc máy ảnh cơ, đóng lệ phí vật liệu ảnh)

Văn

9.       

Đạo diễn âm thanh - ánh sáng sân khấu

Thi viết kiến thức chung về văn hoá xã hội và văn học nghệ thuật

Viết ý tưởng thiết kế âm thanh, ánh sáng cho một tình huống kịch theo đề thi (HS1).

Vấn đáp về tư duy đạo diễn âm thanh, ánh sáng cho một chương trình biểu diễn nghệ thuật sân khấu (HS1).

Văn

10.   

Lý luận và phê bình sân khấu

Thi viết kiến thức chung về văn hoá xã hội và văn học nghệ thuật

Xem băng hình vở diễn và viết bài phân tích vở diễn (HS2)

Vấn đáp: Năng khiếu cảm thụ tác phấm SK, hiểu biết về văn hoá, nghệ thuật và sân khấu. (HS1)

Văn

11.   

Diễn viên kịch - điện ảnh – truyền hình

Kiểm tra hình thể và tiếng nói: Thí sinh tự chuẩn bị và trình bày một bài hát, một bài thơ hoặc một đoạn văn xuôi.

Tự chuẩn bị và biểu diễn một tình huống kịch không có nhân vật thứ 2, thời gian không quá 10 phút.

- Biểu diễn một tiểu phẩm sân khấu theo đề thi, không có người thứ 2. Thời gian không quá 10 phút.

- Thể hiện các tình huống theo yêu cầu của giáo viên chấm thi và trả lời các câu hỏi liên quan đến đề thi.

Văn

12.   

Thiết kế mỹ thuật SK, ĐA, HH

Vẽ hình hoạ đen trắng theo mẫu.

Vẽ trang trí không gian bằng bột màu, theo đề thi. (HS1) (Thí sinh tự túc các phương tiện vẽ)

Vẽ theo mẫu tĩnh vật bằng bột màu (HS1)

Văn

13.   

Thiết kế trang phục nghệ thuật

Vẽ hình hoạ đen trắng theo mẫu.

Vẽ thiết kế mẫu trang phục theo đề thi bằng bột màu (HS1) (Thí sinh tự túc các phương tiện vẽ)

Vẽ theo mẫu tĩnh vật bằng bột màu (HS1)

Văn

14.   

 

Diễn viên chèo

 

- Kiểm tra hình thể, giọng nói, tiếng hát: Thí sinh tự chuẩn bị và biểu diễn 2 bài hát (chèo, cải lương hoặc hát mới), có thể đọc, ngâm một bài thơ hoặc đọc một đoạn văn xuôi.

- Tự chuẩn bị và biểu diễn một tiểu phẩm sân khấu không có nhân vật thứ 2, thời gian không quá 10 phút.

Hát theo nhạc chuyên ngành và theo cữ giọng quy định, kiểm tra thẩm âm, tiết tấu cảm; Kiểm tra hình thể và múa các động tác theo yêu cầu của giảng viên chấm thi; Biểu diễn một tiểu phẩm sân khấu theo đề thi, không có người thứ 2 (Thời gian không quá 10 phút); Thể hiện các tình huống theo yêu cầu của giáo viên chấm thi và trả lời các câu hỏi liên quan đến đề thi.

Văn

15.   

Diễn viên cải lương

16.   

Biên đạo múa

- Thực hiện từ 1 đến 3 tổ hợp động tác múa cổ điển châu Âu và từ 1 đến 3 tổ hợp múa dân gian Việt Nam theo yêu cầu.

- Nghe nhạc và trình bày cảm xúc của mình.

Biên và trình bày một tiểu phẩm múa theo đề thi (từ 2 đến 3 phút). Tiểu phẩm không sử dụng quá 2 diễn viên và thí sinh phải trực tiếp tham gia trình bày (HS2).

Biên bài tập huấn luyện múa cổ điển Châu Âu hoặc múa dân gian dân tộc VN theo đề thi. Thí sinh trực tiếp trình bày. (HS1)

Văn

17.   

Huấn luyện múa

Như trên

Như trên (HS1)

Như trên (HS2)

Văn

18.   

Nhạc công kịch hát dân tộc (Cao đẳng)

Không phải thi Sơ tuyển

- Nhạc cụ: Tự diễn tấu nhạc cụ 2 bài không có dàn nhạc đệm.

- Xướng âm: Theo số thăm bốc trúng.

- Nghe tiết tấu: Theo số thăm bốc trúng.

Văn

II

VĂN BẰNG 2: Không phải thi sơ tuyển; Không phải thi Văn

19.   

Đạo diễn sân khấu

Viết bài phân tích một kịch bản văn học sân khấu theo đề thi (HS1)

Sáng tác, tự trình diễn 1 tiểu phẩm dựa trên một trong các dữ liệu theo đề thi như: đạo cụ, tranh vẽ…, thời gian không quá 15 phút và trả lời các câu hỏi của BGK (HS1)

Không thi

20.   

Lý luận và phê bình điện ảnh

Xem phim, viết bài phân tích phim theo đề thi (HS2).

Vấn đáp: Những hiểu biết về nghệ thuật điện ảnh (HS1).

Không thi

21.   

Lý luận và phê bình sân khấu

Xem băng hình vở diễn và viết bài phân tích vở diễn đã xem (HS2)

Vấn đáp: Năng khiếu cảm thụ tác phấm sân khấu, hiểu biết về văn hoá, nghệ thuật và sân khấu. (HS1)

Không thi

III

LIÊN THÔNG: Không phải thi sơ tuyển

22.   

Diễn viên chèo

(Tốt nghiệp đủ 36 tháng)

Phân tích nhân vật trong kịch bản sân khấu chèo (HS1)

Thể hiện một vai diễn trong một trích đoạn chèo do thí sinh tự chuẩn bị và trả lời các câu hỏi của Ban giám khảo (HS2) (Thí sinh tự chuẩn bị phần nhạc đệm)

Văn

23.   

Diễn viên chèo

(Tốt nghiệp chưa đủ 36 tháng)

- Hát theo nhạc chuyên ngành và theo cữ giọng quy định, kiểm tra thẩm âm, tiết tấu cảm.

- Hình thể: Kiểm tra hình thể và múa các động tác theo yêu cầu của giảng viên chấm thi.

- Biểu diễn một tiểu phẩm sân khấu theo đề thi, không có người thứ 2. Thời gian không quá 10 phút.

- Thể hiện các tình huống theo yêu cầu của giáo viên chấm thi và trả lời các câu hỏi liên quan đến đề thi.

Văn

IV. HỒ SƠ VÀ LỆ PHÍ TUYỂN SINH:

 
1. Hồ sơ:

 

a. Hồ sơ của tất cả các thí sinh dự thi vào đại học, cao đẳng chính quy liên thông của trường, theo mẫu quy định của Bộ GD&ĐT ban hành năm 2013. Yêu cầu thí sinh đăng ký đúng mã ngành hoặc mã chuyên ngành dự thi. Riêng hồ sơ dự thi văn bằng 2 theo mẫu do Trường ban hành.

Thí sinh thi khối S có thể đăng ký dự thi nhiều ngành / chuyên ngành để lựa chọn. Ở vòng sơ tuyển, nếu điều kiện thời gian cho phép, thí sinh có thể dự thi các ngành / chuyên ngành đã đăng ký. Nhưng ở vòng chung tuyển, thí sinh chỉ được chọn dự thi ở một ngành / chuyên ngành.

b. Hồ sơ dự thi nộp tại Sở Giáo dục và Đào tạo, nơi thí sinh có hộ khẩu thường trú, theo đúng thời gian mà Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định hoặc trực tiếp nộp tại Trường (không nộp qua bưu điện). Trường trân trọng đề nghị Sở GD&ĐT các tỉnh, thành chỉ đạo các trường của địa phương thực hiện đúng quy định về thu hồ sơ đăng ký dự thi, tạo điều kiện cho thí sinh.

 

c. Nhà trường bắt đầu nhận hồ sơ đăng ký dự thi và các bài điều kiện dự thi chuyên ngành tại Trường từ ngày 12/4/2013 đến hết ngày 29/4/2013.

Thời gian: Sáng từ 8h30, chiều từ 14h00 (nghỉ ngày thứ 7, Chủ nhật và ngày lễ theo quy định của Nhà nước).

Nơi nhận hồ sơ: Ban Thư ký tuyển sinh, Trường Đại học Sân khấu - Điện ảnh Hà Nội.

Địa chỉ: Khu Văn hoá nghệ thuật, P. Mai Dịch, Q. Cầu Giấy, TP. Hà Nội.

Điện thoại: 04.3834.1522 / Fax: 04.3834.8732

 

2. Lệ phí: Lệ phí đăng ký dự thi và lệ phí dự thi theo đúng quy định của Bộ GD&ĐT áp dụng cho kỳ thi tuyển sinh năm 2013 đối với các trường năng khiếu.

 

V. THỜI GIAN THI TUYỂN:

 

1. Lịch tập trung thí sinh dự thi tại Trường: + Ngành Diễn viên kịch - điện ảnh - truyền hình: 08h00 ngày 02/7/2013.

+ Các ngành / chuyên ngành khác:                           14h00 ngày 02/7/2013.

 
2. Lịch thi cụ thể của từng ngành / chuyên ngành được thông báo trên website của trường và sẽ phát cho thí sinh trong ngày tập trung.
 
Mọi thông tin chi tiết về tuyển sinh năm 2013 của trường, thí sinh có thể tìm hiểu qua website của trường theo địa chỉ: http://skda.edu.vn/vn/