Kiến thức giới tính

Sự khác biệt về ham muốn ở hai giới

Khi “yêu”, xúc giác rất quan trọng và có khả năng khơi gợi ham muốn đến 87% ở cả 2 giới; nhưng thị giác tỏ ra có ý nghĩa với nam hơn, đạt đến 54% - gần gấp đôi so với nữ...

 

 

Sự khác biệt về ham muốn ở hai giới - 1


Điều này đã giải thích một cách khoa học rằng vì sao vẻ đẹp thân thể và sự gợi cảm ở nữ dễ quyến rũ nam giới và phái nữ cũng đã biết sử dụng ưu thế này trong trang phục, đặc biệt là nội y trong phòng the.

 

Theo bác sĩ phụ khoa - nam học Sylvain Mimoun ở Paris, nữ có thể ưa thích vẻ đẹp của một chàng trai nhưng hiếm khi ngoại hình của chàng có thể khiến nàng muốn “chuyện ấy” ngay.

 

Đặc biệt, ở nữ, khứu giác, thính giác cũng rất nhạy cảm và ảnh hưởng “chuyện ấy” có phần trội hơn. Bởi thế, sự từ tốn, nhẹ nhàng, không sấn sổ sẽ dễ “đánh thức” các nàng hơn; và đôi khi, một bữa ăn chung, mùi nước hoa dễ chịu hoặc thậm chí là… mùi cơ thể đầy nam tính của bạn tình… cũng có thể khiến nàng muốn được “cùng nhau”.

 

Khi bị giảm ham muốn tình dục, nữ thường hay phàn nàn về một thực tế là… “chưa đủ thời gian để có ham muốn” và bạn tình nam luôn đòi hỏi nhiều hơn họ. Ở nữ, để có ham muốn tình dục, đòi hỏi cả yếu tố không gian, thời gian và sự hoà hợp bên nhau trong những lúc vui vẻ… Tất cả những điều đó chuẩn bị cho hoàn cảnh để giúp ham muốn tình dục bừng tỉnh.    

 

Vì sao trục trặc “chuyện ấy” ít được bộc lộ?

 

Đời sống tình dục không mấy khi phẳng lặng, nhiều cặp bạn tình đã thú nhận có những trục trặc, trong số đó hơn 50% nói có rối loạn về ham muốn, 39% khó có khoái cảm, 31% có sự cố về cương dương, 30% xuất tinh sớm nhưng… chỉ có 20% bạn tình có vẻ hài lòng.

 

Rối loạn cương dương (RLCD) không còn là điều né tránh, cấm kỵ trong đời sống tình dục và rất may là ngày nay phụ nữ đã ý thức về quyền được hưởng sức khoẻ tình dục, và đã mạnh dạn, thẳng thắn hơn so với các thế hệ trước. Không còn ham muốn không có nghĩa là hết tình yêu, vì 2 cảm xúc này hoàn toàn tách biệt. Vì vậy, có đến 47% cặp đôi coi sự giảm hấp dẫn với nhau là điều khó nói nhất vì ngại rằng người kia sẽ hiểu là “không còn thích mình nữa”.

 

Khi gặp sự cố thì nên chia sẻ với ai? Đây là câu hỏi mà không ít người phải nghiền ngẫm. Trong thực tế, đa số người Pháp nói với bạn tình rồi mới đến thầy thuốc.

 

Một cuộc khảo sát tiến hành năm 2009 ở Pháp cho biết: Khoảng 37% không đi gặp thầy thuốc khi có vấn đề về tình dục vì cho rằng không nghiêm trọng, 14% cho rằng thầy thuốc cũng chẳng giúp được gì hay các vấn đề của họ không thuộc lãnh vực y học. Cá biệt có 2,5% nam và 5% nữ cảm thấy ngại bàn về những vấn đề tình dục với thầy thuốc.

 

Giảm ham muốn khác RLCD

 

Nam giới thường không phân biệt rõ 2 sự cố nói trên. Ở nữ thường gặp “sự cố” giảm ham muốn và ở nam, một trong những phiền muộn nhất là RLCD.

 

Có đến 40% nam giới thừa nhận RLCD ảnh hưởng đến đời sống vợ chồng nhưng chỉ có . 21% nữ chỉ nói đến “sự cố” của mình. Theo nhà tình dục học Pháp, bác sĩ Marie-Helene Colson, điều này không có nghĩa là nam dễ nói ra yếu kém của mình mà chỉ vì nam coi cương dương  50% đã là một thất bại; trong khi đó, vấn đề quý bà đang gặp phải lại chưa được coi là quan trọng.

 

Khi RLCD gây trở ngại cho đời sống tình dục và chất lượng sống thì cần gặp thầy thuốc chuyên về tình dục học, không nên để sự cố trầm trọng thêm vì ngày nay đã có nhiều biện pháp chữa trị. Nếu hy vọng rằng sự cố sẽ tự qua đi thì sẽ phải trả giá đắt cho suy nghĩ thiếu hiểu biết này.  

 

 

Theo BS Đào Xuân Dũng
Người Lao Động