Kiến thức giới tính

Đã “tửu” thì thôi “sắc”

Rượu vào, đàn ông thường muốn gần đàn bà, thế nên mới có cụm từ “tửu sắc”. Nhiều người thậm chí mượn rượu để chuyện ân ái được “sung”. Biết đâu rằng điều này lợi bất cập hại.

Sau khi uống rượu, lượng máu dồn đến cơ quan sinh dục nhiều hơn tạo ra cảm giác hưng phấn khó kiềm chế. Rượu ở một giới hạn nào đó đã tạo ra sảng khoái nhẹ, hoạt động của ý thức bị ức chế một phần.

 

Do đó, căng thẳng tinh thần được giải phóng, dẫn đến trấn áp các trung tâm chú ý ở não và giảm tính tự kiềm chế. Chính những điều này làm cho hưng phấn tình dục tăng.

 

Nhưng nếu uống nhiều rượu thì hậu quả thật tai hại. Có câu “Tửu hậu cấm dục”, nghĩa là sau khi uống rượu say không được sinh hoạt tình dục.

 

Sách cổ “Thiên kim phương” của Trung Quốc viết: “Người trẻ nếu say rượu nhập phòng, mặt sẽ đen sạm và sinh hen suyễn, người có tuổi thì thương tổn tạng phủ và đoản thọ”.

 

Sách “Cảnh nhạc toàn thư” thì viết: “Rượu có tính thấp nhiệt, không làm loạn tình thì cũng làm loạn tinh...Tinh bị loạn, thai nhi sẽ không sung sức, tỳ vị bạc nhược, hay bị các chứng đậu chẩn, kinh phong...”.

 

Danh y Việt Nam thế kỷ 18 là Hải Thượng Lãn Ông cũng cảnh báo: "No say phóng dục đòi khi/Chân nguyên hao tán chỉ vì kiệt tinh” - “Rượu say rồi lại nhập phòng/Khỏi sao tích trệ, phạm phòng chết non”.

 

Mặt khác, nam giới khi rượu vào sẽ giảm minh mẫn, mất khả năng tự khống chế, dễ dẫn đến những hành động thô bạo, gây khó chịu cho đối phương, làm tổn thương tình cảm.

 

Nữ giới say rượu nhập phòng thường sinh ra những đứa trẻ ốm yếu, hay mắc các chứng bệnh viêm nhiễm, và mang theo những khuyết tật về trí tuệ, tình cảm.

 

Trong dân gian thường truyền nhau tránh “phạm phòng” - tình trạng xảy ra do ăn no chưa kịp tiêu hóa đã vội sinh hoạt tình dục. Bụng trướng đầy hơi, ăn thứ gì cũng không ngon miệng, không tiêu hóa được.

 

Gặp trường hợp này, chỉ việc lấy mấy củ hành đem giã nát, sao kỹ, hòa vào một chén rượu, uống cả nước lẫn cái là khỏi.

 

Theo Sức Khỏe và Đời Sống