Trượt đại học - ta có sự lựa chọn nào?

Hàng năm, Việt Nam có khoảng 1.000.000 sĩ tử phải trải qua kỳ thi đại học và thường thì chỉ 1/3 trong số đó đạt được mong ước.

Đơn cử như kì thi đại học vừa qua, có 1.200.000 thí sinh dự thi trong tất cả các đợt thi nhưng chỉ có 400.000 thí sinh đậu nguyện vọng một, vậy tương lai của 800.000 thí sinh còn lại sẽ ra sao?

Đại học - số một hay duy nhất?

Nếu cứ suy nghĩ theo theo hướng chỉ có vào đại học mới có thể thành công và thành người thì chúng ta sẽ thu được gì từ 800.000 sinh viên trượt nguyện vọng 1 - phải chăng là những con người thất bại? Tâm lý tư duy của dân tộc đã tạo ra chính sức ép cho các em trong những bước ngoặt quan trọng của cuộc đời. Chúng ta cần phải đồng ý với nhau rằng, đại học chỉ là một trong những con đường ngắn nhất chứ không phải là con đường duy nhất để vào đời. Và thực tế chứng minh, bằng đại học không phải là bảo hiểm cho sự thành công.

Xin được quay lại với câu chuyện không mới nhưng chưa bao giờ cũ về một doanh nhân - người thành công mà không có tấm bằng đại học: Bill Gate là một trong người sáng lập tập đoàn Microsoft - tập đoàn CNTT hàng đầu thế giới, ông cũng nhiều năm đứng trên vị trí người giàu nhất thế giới. Khi còn đang là sinh viên trên ghế của một trong những trường đại học lừng danh nhất thế giới (ĐH Harvard), ông đã quyết định dừng học và chuyển sang vừa làm công việc kinh doanh lẫn kỹ thuật liên quan tới công nghệ. Và không ai dám nói ông là người thất bại (nếu không muốn nói là quá thành công).

Tất nhiên, đến cả Bill Gate sau này cũng không khuyến khích bất cứ ai học theo tấm gương của cá nhân ông (dừng học đại học) nhưng câu chuyện của ông chính là minh chứng hùng hồn cho chân lý: không có bằng đại học ta vẫn có thể thành công.

Nói như vậy để thấy rằng, đại học chỉ là một trong những con đường ngắn nhất để vào đời chứ không phải là cánh cửa duy nhất. Tôi rất thích cách sử dụng ngôn ngữ của các bạn Hoa Học trò khi các bạn ấy nói, trượt đại học - có chăng chỉ là “thành công bị trì hoãn” của mỗi chúng ta.

Trượt đại học - ta có lựa chọn nào?

Trước câu hỏi, làm gì khi cánh cửa đại học khép lại, ông Hoàng Ngọc Vinh - Vụ trưởng Vụ Giáo dục và Đào tạo phát biểu: “Vào Đại học không phải là con đường duy nhất. Còn rất nhiều cơ hội khác mở ra cho các em. Các em hoàn toàn có thể theo học tại các trường TCCN, các cơ sở đào tạo nghề. Khi các em vững nghề, thì rất dễ kiếm việc làm ổn định. Sau khi đi làm, kiếm tiền các em có thể học cao hơn nữa”.

Vậy vấn đề chỉ còn là bạn lựa chọn thế nào để một lần nữa “thành công” sẽ không trì hoãn với bạn? Thực tế, hiện nay có rất nhiều những chương trình liên kết đào tạo đã tạo được uy tín cũng như những khóa sinh viên chất lượng. Điểm đặc biệt là những trung tâm đào tạo này đã có sự chú trọng phát triển những nguồn nhân lực hết sức hữu ích cho xã hội. Đó là nguồn nhân lực mà hiện tại xã hội đang cần và rất cần. Hanoi-Aptech chính là một trong những đơn vị đã tạo được uy tín cũng như định vị được thương hiệu giáo dục của mình trong việc chú trọng phát triển đào tạo nguồn nhân lực lập trình viên.

Sớm trở thành một ngành “hot”, lập trình viên thu hút giới trẻ bởi tính ứng dụng và cơ hội việc làm của nó. Để trở thành một Lập trình viên, học viên phải đáp ứng tiêu chí tốt nghiệp THPT, đam mê CNTT và có tư duy logic. “Hãy thử một con đường khác khi cánh cửa ĐH đã khép lại,  chỉ cần có đam mê và niềm tin, bạn sẽ thành công” - Lê Mạnh Cường, một doanh nhân thuộc lĩnh vực CNTT, chia sẻ. Thực tế này hoàn toàn có thể hiểu được khi mà toàn cầu hóa đang xâm lẫn mạnh mẽ tới mỗi quốc gia mà công cụ của nó (theo Thomas Fiedman - Thế giới Phẳng) chính là Internet với chiếc PC.

Trượt đại học - ta có sự lựa chọn nào? - 1

Trượt đại học - ta có sự lựa chọn nào? - 2
Bà Nguyễn Hồng Nga - Phó TGĐ VHR và ông Trương Xuân Nam - GĐ Hanoi Aptech, đại diện ký kết hợp đồng.

Câu hỏi được đặt ra ở đây là tại sao Aptech được đánh giá cao và định vị vững chắc trong tâm trí học sinh và phụ huynh khi mà có rất nhiều các trường đại học cả công lẫn tư đều có những chương trình đào tạo lập trình viên? Câu trả lời chính là việc những nhà quản lý chiến lược của Hanoi-Aptech hiểu rõ được học viên của chính mình. Những chương trình học khác nhau được dành cho những đối tượng khác nhau với thời lượng và khung chương trình thiết thực nhất có thể. Đó có thể là “Lập trình viên - Fast track” với hình thức học tập trung liên tục, Rút ngắn thời gian hoàn thành khoá học đến 30% với hình thức học tập trung liên tục 6 buổi trong tuần giúp học viên có điều kiện tốt nghiệp sớm hơn so với các chương trình học thông thường. Hay chương trình Lập trình viên quốc tế chất lượng cao với những điều kiện về đầu vào và chương trình học tập được kiểm soát gắt gao… Tuy nhiên, điều quyết định mà các học viên tin tưởng ở Hanoi-Aptech chính là việc ứng dụng phương pháp dạy đi đôi với thực hành, tập trung cao độ và đầu tư kỹ càng cho các thiết bị học của học viên. Có lẽ bởi thế, theo một thống kê không chính thức, có tới 98% sinh viên, học viên của Hanoi-Aptech đều có ngay việc làm sau khi tốt nghiệp.

Như vậy là quả thực có vô cùng nhiều cơ hội đến với các bạn trẻ còn đang “lỡ hẹn” với thành công. Vấn đề là phải biết tự vượt qua mặc cảm cũng như tự ti để đến được với vinh quang. Xin được mượn một câu tục ngữ cổ để kết thúc bài: Đi đường nào không trong bằng việc cái đích bạn đi tới là gì? Đường nào rồi cũng về tới thành Rome...

Muốn biết thông tin chi tiết, các bạn có thể truy cập địa chỉ: http://www.aptech.vn

Hoặc các bạn có thể liên hệ trực tiếp với Hanoi-Aptech theo các địa chỉ:

Văn phòng tuyển sinh 1:

Địa chỉ: 56 Nguyễn Chí Thanh, Đống Đa, Hà Nội         

Điện thoại: 043. 8344669

Fax: 043. 7752131

Văn phòng tuyển sinh 2:

Địa chỉ: Toà nhà Fafilm, 19 Nguyễn Trãi (Ngã Tư Sở), Thanh Xuân, Hà Nội

Điện thoại: 043. 5637511

Fax: 043. 5637508

Văn phòng tuyển sinh 3:

Địa chỉ: 452 Tây Sơn, Đống Đa, Hà Nội

Điện thoại: 043. 5642999