Nguyên thứ trưởng, GS TSKH Trần Văn Nhung:

Phát triển theo mục tiêu 4 trụ cột giáo dục thế giới

GS.TSKH Trần Văn Nhung - Nguyên Thứ trưởng Bộ GD-ĐT, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Trường phổ thông Newton đã có cuộc trao đổi với phóng viên về “sứ mạng” của nhà trường từ những buổi đầu thành lập trong buổi “Hội thảo tuyển sinh năm học 2009-2010” của trường Newton.

Được biết ông đã cùng PGS Văn Như Cương sáng lập một ngôi trường mới: Trường Phổ thông Newton (Newton Grammar School, NGS), mục đích chiến lược mà ông và các nhà khoa học, các nhà quản lí ngôi trường này đặt ra là gì?

- Mục đích của nhà trường là bổ sung cho các em những tố chất, phẩm chất mà so với HS thế giới các em còn thiếu hụt, làm cho các em trở thành công dân Việt Nam trong tương lai có khả năng thích ứng và làm việc tốt nhất trong mọi hoàn cảnh.

Chúng tôi lấy 4 trụ cột của giáo dục toàn thế giới trong thế kỷ 21 là mục tiêu phát triển. Đó là, “Học để biết, Học để làm việc, Học để chung sống với nhau, Học để làm người”.

Phát triển theo mục tiêu 4 trụ cột giáo dục thế giới - 1
GS.TSKH Trần Văn Nhung - Nguyên Thứ trưởng Bộ GD-ĐT, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Trường phổ thông Newton

Cụ thể, đào tạo ra những con người toàn diện, tự chủ, hội nhập quốc tế và đậm đà bản sắc Việt. 100% học sinh của NGS tốt nghiệp THPT và vào các trường ĐH, CĐ trong nước cũng như đạt chuẩn tiếng Anh để vào các trường đại học quốc tế.

HS được giáo dục và rèn luyện tính tự giác, tự lực, tự tin trong học tập, ở gia đình và cộng đồng. HS được rèn luyện kỹ năng để hoàn thiện năng lực sống cá nhân, mang đậm bản sắc Việt. Phát triển năng khiếu, định hướng nghề nghiệp. Có khả năng thích ứng cao và hội nhập quốc tế.

Người học sẽ đạt được những lợi ích, hiệu quả gì vượt trội khi đến với NGS, thưa ông?

- Chúng tôi xin khẳng định HS sẽ được học chương trình chuẩn của Bộ GD-ĐT, được trang bị vốn tiếng Anh tốt nhất để các em có thể vươn tới hoạt động cao hơn như đi du học và trang bị cho các em kỹ năng sống.

Bộ môn Kỹ năng sống sẽ trang bị cho HS Newton khả năng ứng xử và xử lý tình huống trong cuộc sống, giúp các em tự tin, có bản lĩnh sống để vươn tới tầm cao tri thức. Đây chính là sự khác biệt thứ nhất của Newton.

Thầy cô giáo luôn thực hiện phương châm thân thiện và gần gũi - trách nhiệm và yêu thương - nền nếp và kỷ cương trong mọi hoạt động của nhà trường. 100% các tiết học được thực hiện với phương pháp dạy học hiện đại và kết hợp hài hòa với các thiết bị dạy học tiên tiến. Các hoạt động nhóm sẽ là chủ đạo trong việc tổ chức các giờ học, trong đó, thầy cô giáo đóng vai trò hướng dẫn; học sinh tìm tòi, khám phá, sáng tạo để tìm ra kiến thức chuẩn của bài học, môn học. Đây là sự khác biệt thứ hai.

Và sự khác biệt thứ ba, quản lý HS trong giờ học không phải chỉ bằng các biện pháp hành chính mà bằng chính các hình thức và nội dung hoạt động giáo dục trong ngày và trong tuần.

Cuối cùng, xin nói thêm, về cơ sở vật chất: các phòng chức năng như phòng học tin học, học nhạc, học vẽ hoàn toàn có thể đáp ứng và thực hiện tốt nhất các mục tiêu và phương pháp đào tạo trên đây.

Ông có nói về phương pháp dạy học hiện đại, vậy cụ thể ở đây là gì và sự khác biệt giữa các trường phổ thông hiện nay?

- “Phương pháp” giảng dạy ở đây có thể hiểu, “chiếm lĩnh” thay thế cho “truyền thụ” - thậm chí “tự chiếm lĩnh” thực tại bằng chính các hoạt động của người học. Đó là: trao cho học sinh một công cụ. Dùng công cụ để rèn luyện tư duy. Dùng công cụ và tư duy đã hình thành để tự học sinh diễn đạt một cách có ý thức thế giới bên ngoài và thế giới nội tâm của mình.

Học sinh tốt nghiệp NGS sẽ có cơ hội tiếp cận các trường quốc tế trên thế giới. Vậy, ông có thể cho biết cụ thể hơn về những quan hệ hợp tác quốc tế trong giáo dục của NGS?

- NGS hợp tác với Trường Nacel ở Mỹ và rất nhiều các trường khác tại Anh,  Australia,… Sẽ có chương trình tập huấn giáo viên trong nước và ở nước ngoài. Hợp tác xây dựng chương trình cũng như cấp học bổng cho học sinh Trường Newton. Đặc biệt, học sinh sẽ được giao lưu với trường bạn ở nước ngoài vào dịp hè.

Riêng chương trình nâng cao tiếng Anh của Trường Newton được thiết kế đặc biệt kết hợp với chương trình tiếng Anh quốc tế Cambridge.

Xin ông cho biết rõ hơn về những tiêu chuẩn, điều kiện cần thiết của một học sinh để được nhập học tại NGS?

Tiêu chuẩn và điều kiện nhập học chúng tôi đã thông báo khá rõ trên website của nhà trường cũng như các phương tiện thông tin đại chúng. Riêng với khối tiểu học có kiểm tra, đánh giá trực tiếp năng lực tư duy. THPT và THCS có kiểm tra Toán-Văn và phỏng vấn tiếng Anh trực tiếp do thầy giáo người Australia, Phó hiệu trưởng nhà trường đảm nhiệm. Riêng với lớp 10 sẽ kết hợp với điểm số vào lớp 10 sắp tới đây của Sở GD-ĐT Hà Nội: điểm chuẩn dự kiến có thể từ 45 điểm trở lên.

Ngay tại thời điểm này, nhằm tạo điều kiện cho các em thanh thiếu niên có hoạt động ngoại khóa bổ ích, trường đang mở các câu lạc bộ miễn phí 100% dành cho học sinh năm nay vào lớp 1 và 6 bao gồm CLB Tiếng Anh, bơi, âm nhạc, kĩ năng diễn thuyết trước đám đông. Người hướng dẫn của các CLB là người nước ngoài và giáo viên giỏi. Khóa khai giảng tiếp theo sẽ là 3/8/2009-Hãy gọi 04 3 785 7002 để đăng kí).

Đặc biệt, để khuyến khích các em học sinh khá và giỏi, trường sẽ xem xét kết quả học tập các năm học trước và kết quả dự tuyển của các lớp đầu cấp (lớp 1, 6 và 10) để trao các suất học bổng cho các em. Hạn nhận hồ sơ cho chương trình học bổng này là ngày 15/8/2009

Liên hệ: 04 3 785 7002- 0903277662-0975630093