Làm trái ngành liệu có dễ thành công?

Hiện nay, không phải sinh viên nào ra trường cũng có thể làm đúng theo ngành nghề đã học lúc còn ở trên giảng đường. Tuy nhiên, vấn đề này có xấu hay không? Câu trả lời là: Không. Bởi một sự thực khá bất ngờ là: Nếu làm trái ngành, bạn lại càng dễ thành công. Đó cũng chính là bí quyết của ông lớn Google và đang được Topica Edtech Group áp dụng.

"Điều cần quan tâm là bạn đang sống trong một thế giới năng động, với điều kiện và môi trường thay đổi nhanh tới mức chóng mặt. Những thứ như kinh nghiệm hay cách thức chúng ta làm việc sẽ không quan trọng bằng khả năng tư duy. Trên thực tế, chính kinh nghiệm và kiến thức cũ khiến chúng ta không muốn thử các giải pháp mới". Từ quan điểm đó cùng thực tế công việc đạt được, Phó chủ tịch Google - Jonathan Rosenberg đã đúc rút ra một kinh nghiệm: Làm trái ngành càng dễ mang đến thành công.

Tại Việt Nam, xu hướng này cũng đã mang đến nhiều thành tựu cho một vài đơn vị start-up. Appota - đơn vị lọt vào TOP 10 công ty khởi nghiệp công nghệ đáng đầu tư nhất Đông Nam Á đã gây bất ngờ khi công chúng được biết người đứng đầu lại là một cử nhân khoa Sử.


CEO Đỗ Tuấn Anh, cựu sinh viên khoa Sử, sáng lập Startup triệu đô.

CEO Đỗ Tuấn Anh, cựu sinh viên khoa Sử, sáng lập Startup triệu đô.

Để thành công trong kỷ nguyên công nghệ và Internet, một công ty phải hấp dẫn được các nhân viên "sáng tạo thông minh" (Smart Creative) và tạo ra một môi trường thuận lợi để họ phát triển. Hiểu được bài học của Google, một công ty start-up Việt khác cũng đã áp dụng thành công chiến thuật này vào những chương trình tuyển dụng nhân tài của mình.

Anh Dương Hữu Quang, CEO của Topica Native (chương trình luyện nói tiếng Anh trực tuyến cho người đi làm) là một trường hợp thành công từ việc làm trái ngành. Anh tốt nghiệp thạc sĩ ngành điện tử viễn thông tại ĐH Bách khoa năm 2006 và có hai năm làm việc đúng ngành trước khi bắt đầu vào làm chuyên viên tuyển sinh ở Topica Edtech Group - Tổ hợp giáo dục công nghệ hàng đầu Đông Nam Á. Bằng những tư duy đột phá và sáng tạo của mình, sau 5 năm kinh qua nhiều vị trí làm việc trái ngành, anh Quang đã thể hiện được năng lực của mình và được bổ nhiệm lên vị trí trở thành CEO.


Anh Dương Hữu Quang - CEO đương nhiệm của Topica Native.

Anh Dương Hữu Quang - CEO đương nhiệm của Topica Native.

Với sứ mệnh chiếm lĩnh thị trường Edtech quốc tế, mở rộng ra 4 châu lục, 8 nước trong 3 năm nên các vị trí quản lý tại Topica luôn đòi hỏi người được tuyển dụng phải xoá bỏ kinh nghiệm cũ, sẵn sàng học cách làm mới về quản trị, marketing, nhân sự, tài chính, sư phạm... để thích ứng với môi trường mới. Hiện tại, Topica cũng đang tái triển khai Chương trình tuyển dụng “22CEO tương lai Đông Nam Á” đợt 8 vẫn với tiêu chí “trái ngành càng dễ thành công”. Tất cả các vị trí này đều ưu tiên những người trẻ (từ 24-30 tuổi) có tố chất cùng tư duy sáng tạo”, không cần đúng ngành, sẵn sàng xoá bỏ kinh nghiệm cũ. Với chương trình này, các CEO trẻ sẽ có cơ hội được trải nghiệm 3 vị trí quản lý tại Hà Nội, TPHCM, Đà Nẵng, Bangkok (Thái Lan) và Manila (Philippines) trong 6 tháng đầu, trước khi chọn vị trí chính. Thông qua đó, họ sẽ có cơ hội trở thành quản lý cấp cao, CEO hoặc tự đứng ra startup trong 3 năm và tích lũy được cổ phần triệu đô.

Ứng viên cho vị trí CEO tương lai gửi CV trực tiếp qua email: 22ceo@topica.edu.vn

Xem thêm thông tin về chương trình tuyển dụng 22CEO Đông Nam Á tại đây.