Kiến thức là nền tảng quan trọng

Học, dù để đi làm hay tiếp mục tiêu xa hơn, là học lên thạc sĩ hay du học nước ngoài, điều quan trọng nhất bạn phải đủ kiến thức: Kiến thức chuyên ngành, kỹ năng làm việc và ngoại ngữ.

Đó cũng chính là phương châm đào tạo của Khoa Đào tạo Quốc tế - ĐH Thương mại.
 
TS. Nguyễn Hoàng - Trưởng khoa Đào tạo quốc tế - trường Đại học Thương Mại đã trả lời phỏng vấn của phóng viên xung quanh các khóa học và cách đào tại tại cơ sở này
 
Chào ông, xin ông giới thiệu qua về khoa Đào tạo quốc tế?
 
Khoa Đào tạo quốc tế mà tiền thân là Trung tâm Đào tạo quốc tế - Đại học Thương Mại được thành lập từ năm 2007. Tuy còn trẻ nhưng khoa Đào tạo quốc tế đã đạt được những thành tựu đáng kể. Cụ thể là cho đến nay, Khoa đã triển khai được một số chương trình liên kết đào tạo bậc cử nhân và bậc thạc sĩ với các trường đại học có trình độ công nghệ đào tạo tiên tiến ở các quốc gia phát triển như: Cộng hòa Pháp, Cộng hòa Áo, Vương quốc Anh, Hợp chủng quốc Hoa Kỳ, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa... Sau một thời gian triển khai, các chương trình liên kết đào tạo được xã hội, Bộ Giáo dục & Đào tạo và đối tác nước ngoài đánh giá cao.
 
Đội ngũ giảng viên và chuyên viên của Khoa là những người có trình độ chuyên môn vững vàng, yêu nghề, tinh thần trách nhiệm cao và đặc biệt luôn tạo được bầu không khí thân thiện với sinh viên.
 
Quan trọng nhất là hàng năm, Khoa Đào tạo quốc tế đang và sẽ cung cấp một số lượng lớn chuyên gia có kiến thức sâu rộng, lành nghề, đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp và của xã hội.
 
Khoa Đào tạo quốc tế hiện nay đào tạo bao nhiêu ngành học?
 
Hiện nay, khoa Đào tạo quốc tế có các chương trình liên kết đào tạo như sau:
 
a. Bậc cử nhân thực hành:
+ Chuyên ngành Quản trị dự án & Quản trị nhân sư (đào tạo bằng tiếng Pháp)
+ Chuyên ngành Quản trị Xuất – Nhập khẩu (đào tạo bằng tiếng Pháp)
+ Chuyên ngành Tài chính – Ngân hàng – Bảo hiểm (đào tạo bằng tiếng Pháp)
+ Chuyên ngành Quản trị Marketing bán (đào tạo bằng tiếng Anh)
+ Chuyên ngành Tài chính – Ngân hàng – Bảo hiểm (đào tạo bằng tiếng Anh)
 
b. Bậc cử nhân khoa học:
+ Ngành Quản trị doanh nghiệp (đào tạo bằng tiếng Pháp)
+ Ngành Kinh tế & Quản trị (đào tạo bằng tiếng Pháp)
 
c. Bậc thạc sĩ:
+ Chuyên ngành Tài chính – Kiểm soát (đào tạo bằng tiếng Pháp)
+ Chuyên ngành Tài chính – Kiểm soát (đào tạo bằng tiếng Anh)
+ Chuyên ngành Quản trị kinh doanh – MBA (đào tạo bằng tiếng Anh)
 
Ngành nào trong số này được coi là ngành “hot” được đông sinh viên lựa chọn nhất?
 
Rất khó có thể đưa ra câu trả lời chính xác cho câu hỏi này, bởi lẽ các chuyên ngành đào tạo hiện nay ở khoa Đào tạo quốc tế đã được Nhà trường xem xét, phân tích một các kỹ lưỡng trên cơ sở đánh giá nhu cầu của doanh nghiệp Việt Nam trong tương lai gần cũng như kế hoạch trung hạn và dài hạn phù hợp với chiến lược phát triển của trường Đại học Thương Mại. Hơn nữa qua một số năm tuyển sinh gần đây, tôi nhận thấy rắng số lượng sinh viên đăng ký xét tuyển vào các chuyên ngành ở tất cả bậc đào tạo là tương đối đồng đều.
 
Tôi nhận thấy, khoa Đào tạo Quốc tế có liên hệ với rất nhiều trường Đại học nổi tiếng của Pháp, ưu thế nào khiến các trường này lựa chọn Đại học Thương mại làm đối tác?
 
Khi nói đến hợp tác quốc tế của trường Đại học Thương Mại, mọi người đều không thể phủ nhận rằng Nhà trường có mối quan hệ sâu sắc với các trường đại học của Cộng hòa Pháp.
 
Từ năm 1995, nguyên Hiệu trưởng Nguyễn Thị Doan (nay là Phó Chủ tịch nước Cộng hòa XHCN Việt Nam) đã đặt nền móng cho công cuộc đổi mới quan hệ quốc tế trong lĩnh vực đào tạo với các đối tác nước ngoài, đặc biệt là đối với các trường đại học của Cộng hòa Pháp.
 
Trải qua một thời gian dài, các trường đối tác Pháp đã đặt trọn niềm tin vào khả năng quản lý, thương hiệu, chất lượng đội ngũ của trường Đại học Thương Mại. Nhân đây, cũng phải nói thêm rằng, số lượng các trường đại học Pháp mong muốn hợp tác với trường Đại học Thương Mại ngày càng nhiều hơn. Điều đó khẳng định vị thế của Nhà trường trên trường quốc tế.
 
Kiến thức là nền tảng quan trọng - 1
Bế giảng lớp Cử nhân Thực hành Quốc tế - ĐH Thương Mại
 
Nếu học tại đây, sinh viên sẽ nhận được những ưu đãi gì khi muốn học tiếp hệ cử nhân hay thạc sĩ tại Pháp, Trung Quốc hay các nước khác?
 
Căn cứ các điều khoản trong các hiệp định song phương đã được ký kết giữa trường Đại học Thương Mại với các trường đại học đối tác nước ngoài, sinh viên và học viên có quyền lợi học chuyển tiếp tại các trường đại học đối tác và được hưởng một số ưu đãi như: công tác đón tiếp, thủ tục ghi danh, nhập học được diễn ra đơn giản và thuận lợi, giảm học phí cho tất cả các đối tượng, được bố trí phòng ở trong ký tuc xá, miễn giảm phí bảo hiểm và hơn cả là hàng năm trường đối tác thường xuyên gửi kết quả học tập cho Nhà trường giúp cho phụ huynh sinh viên nắm bắt chi tiết tình hình học tạp của con em mình...
 
Liên kết với hầu hết các trường tại Pháp, nhưng có nhiều chương trình dạy bằng tiếng Anh, liệu trường có đủ tự tin về chất lượng đào tạo bằng tiếng Anh của mình?
 
Để sinh viên có thể tiếp thu bài giảng bằng ngoại ngữ trong năm thứ 3, từ nhiều năm qua, trường Đại học Thương Mại đã không ngừng nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên cơ hữu, tuyển dụng mới những giáo viên trẻ, nhiệt tình, có trình độ ngoại ngữ giỏi.
 
Hầu hết các giáo viên nước ngoài tham gia giảng dạy cho các chương trình đều tốt nghiệp hoặc nghiên cứu ở các nước sử dụng tiếng Anh và phải được sự đồng ý của Hội đồng khoa học trường đối tác. Và một trong những quy định khi được tuyển dụng làm giáo viên trong lĩnh vực kinh tế ở Pháp là bắt buộc phải sử dụng tốt tiếng Anh.
 
Kể từ khóa đào tạo đầu tiên bằng tiếng Anh, chất lượng đã được khẳng định bằng việc sinh viên, học viên đều nắm bắt được kiến thức thông qua tiếng Anh, nghiên cứu dự án theo nhóm, cá nhân và viết báo cáo thực tập bằng ngôn ngữ đó, được cộng đồng đánh giá cao.
 
Chương trình đào tạo tại đây, phần lớn bằng tiếng Anh, Pháp hoặc Trung Quốc. Với những sinh viên chỉ biết tiếng Anh mà muốn đăng ký học đại học bằng tiếng Trung hoặc tiếng Pháp, có khó khăn gì không? Khoa sẽ có những chương trình cụ thể nào để giúp đỡ các sinh viên nhanh chóng tiếp cận được chương trình học?
 
Như đã nói ở trên, trong 2 năm đầu, sinh viên sẽ được học ngoại ngữ cơ bản và chuyên ngành (tiếng Anh hoặc tiếng Pháp hoặc tiếng Trung) và các học phần cơ sở chuyên ngành. Do vậy, sinh viên hoàn toàn có thể theo học bất cứ chuyên ngành nào cho dù được đào tạo bằng tiếng Anh hay tiếng Pháp, tiếng Trung.
 
Để nâng cao được trình độ ngoại ngữ của sinh viên, ngoài khối lượng giờ ngoại ngữ bắt buộc theo chương trình, khoa Đào tạo quốc tế đã mời một số chuyên gia nước ngoài hiện đang công tác tại Hà Nội tham gia giảng dạy ngoại ngữ tăng cường cho sinh viên khả năng Nghe - Nói. Đồng thời, Trung tâm Ngoại ngữ quốc tế (đơn vị thành viên của khoa Đào tạo quốc tế) thường xuyên tổ chức các khóa học bồi dưỡng, nâng cao ngoại ngữ ở mọi trình độ.
 
Cảm ơn ông đã nhận lời phỏng vấn!
 
Điều kiện để đăng ký học tại Khoa Đào tạo quốc tế - Đại học Thương Mại
 
Thủ tục ghi danh: Làm đơn xét tuyển theo mẫu (tải về từ http://dtqt.vcu.edu.vn), hồ sơ nộp trước ngày 10/09/2011tại Văn phòng khoa Đào tạo Quốc tế, phòng 104, nhà D, trường Đại học Thương mại, đường Hồ Tùng Mậu, Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội
 
Tel : 04.37.68.77.39. Email: trungtamdaotaoquocte@yahoo.com
 
Đăng ký và làm thủ tục trực tiếp tại Văn phòng khoa Đào tạo quốc tế (lệ phí xét tuyển 500.000 đ/sv)
 
Xem danh sách các chương trình được BGD cấp phép tại http://www.gdtd.vn/upload/others/201009/3701_ThongkecacchuongtrinhLKDT.pdf